Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

Đông Nhi's Vocal Analysis

Voice type: Soprano
Vocal range: C3 - C#6 (3 octaves 1 semitone)
Supported range: A3 - A4/Bb4
Lowest/Highest supported note: G#3 / C5 / N/A
Highest mixed note: G5
-I INTRODUCTION
         Đông Nhi là một trong những ca sĩ trẻ nổi tiếng sở hữu lượng fan rất hùng hậu ở Việt Nam. Cô từng đậu á khoa Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh và đầu quân cho công NewGen. Cô bắt đầu theo đuổi dòng nhạc teen và bước đầu thành công với hai ca khúc Chàng Baby Milo và Đu quay tình yêu. Sau khi rời NewGen, cô tiếp tục kiên trì với dòng nhạc teen và tiếp tục thành công với những ca khúc "cộp mác" như Khóc, Bối rối, Lời thú tội ngọt ngào. Đến nay, sau khi đạt quán quân The Remix dòng nhạc của cô mang xu hướng pop dance với những bản phối nhạc điện tử hiện đại, Đông Nhi tiếp tục chinh phục khán giả với nhiều bản hit khác như Boom Boom, Shake the rhythm, Vì ai vì anh, We belong together..... Gần đây nhất cô nhận được giải Ca sĩ của năm tại Cống hiến năm 2019 sau hơn 10 năm hoạt động nghệ thuật. Vị trí hiện tại Đông Nhi trong làng nhạc Việt hiện tại được xây dựng từ sự nổ lực không ngừng cũng như sự thông minh trong chọn lựa phong cách âm nhạc luôn đổi mới, phù hợp với thị hiếu khán giả.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Support đến A3 ở quãng trầm, từng support được G#3
  • Support đến A4/Bb4 ở quãng trung
  • Thực hiện ổn những đoạn vocal run dễ
  • Có thể sử dụng head voice và duy trì head voice relax đến F#5
  • Có sự tiến bộ về breath control/support, placement qua thời gian
  • Nasality giảm khá nhiều
  • Kỹ thuật ngày càng tiến bộ theo thời gian
Weaknesses:
  • Thường mất tonality từ A3 trở xuống
  • Nasality vẫn còn xuất hiện trong giọng hát
  • Thường low larynx tại F#3/G3
  • Thường strain nhiều trên Bb4, strain thậm chí có thể trong supported range
  • Cách mix chưa phù hợp với quãng cao, thường gặp khó khăn và shouty ở quãng này
-III OVERALL ANALYSIS
         Về quãng trầm, Đông Nhi cho thấy sự tiến bộ đáng kể khi mà chỉ trong thời gian đầu biết support, cô chỉ support ổn định đến Bb3. Thế nhưng giờ đây support của Đông Nhi duy trì ổn định ở A3. Điều này xảy ra do khá năng support tổng thể của Đông Nhi có tiến bộ, support đầy và ổn định hơn, breath support sâu hơn và ít nasal hơn. Từ B3 đến A3, Đông Nhi thường cho thấy support ổn với tonality rõ ràng. Đôi lúc cô hơi airy, hay những lúc bị mệt, cô sẽ hơi closed throat ở, breath support sẽ mờ nhạt dẫn đến tonality giảm sút. Một số note được support của Đông Nhi từ B3 đến A3 như B3 trong Từng thuộc về nhau, Bb3 trong Cần một ai đó, note Bb3 khác cũng trong Cần một ai đó, A3 trong Vì em quá yêu anh, A3 trong Sau mỗi giấc mơ. Những note G#3 của Đông Nhi không tệ, nó không hạ thanh quản, vẫn mang tonality và tỏ ra khá dễ dàng nhưng nếu xét về kỹ thuật  thì nó khá mờ nếu so sánh với những note A3 của cô vì support bị giảm sút nhiều. Nhưng Đông Nhi vẫn đang cho thấy tiềm năng phát triển quãng trầm, màn trình diễn gần nhất (so với thời điểm viết bài này) Đông Nhi có thể support một số note G#3 trong We belong together tại Cống hiến 2019 có mang support như tại 0:32, 0:40. 0:17. Dù vậy, đa phần những note G#3 vì lý do đã nói và xét cả về tính ổn định thì chưa đủ để đưa nó vào một phần của supported range Đông Nhi. Những unsupported G#3 của Đông Nhi có thể kể đến như G#3 trong Từng thuộc về nhau, note G#3 khác cũng trong Từng thuộc về nhau, G#3 trong Khóc, G#3 trong Dường như ta đã. Đông Nhi thường hạ thanh quản tại F#3 và thỉnh thoảng tại G3 nhưng đều không có support đúng nghĩa, thường hơi airy, âm thanh tù bí như G3 trong Kẹt nguyệt, G3 trong Vì em quá yêu anh, G3 trong Lắng nghe mùa xuân về, F#3 trong Chàng baby milo, F3 trong Dương như ta đã, F3 trong We belong together, F3 trong Lắng nghe mùa xuân về, E3 trong Như một giấc mơ, Eb3 trong Khóc.
       Dù là một soprano nhưng có lẽ khá đúng khi nói rằng Đông Nhi chọn quãng hát của mezzo soprano vì không quá nhiều bài hát cô mạo hiểm hơn C5, hoặc thậm chí Eb5, E5 như các soprano khác. Trước đây, Đông Nhi support ổn định đến G#4 và A4 nhưng qua thời gian, cô ngày càng tiến bộ về kỹ thuật, nén hơi tốt hơn, giọng hát phóng ra tốt hơn nên giờ không những support tại A4 được cũng cố mà nhiều lần cô còn cho thấy support tương đối ổn định tại Bb4. Cụ thể như note F#4 trong Từng thuộc về nhau, G4 trong Người từng nói (độ mở tốt), G4 trong Cần một ai đó, G#4 trong We belong together, G#4 - Bb4 trong We belong together, A4 trong Kẹt nguyệt, A4 trong Nhé anh, A4 trong Vì em quá yêu anh, Bb4 trong Vì em quá yêu anh, Bb4 trong Dường như ta đã, Bb4 trong We belong together, Bb4 trong Khóc, Bb4 trong Người từng nói. Thậm chí Đông Nhi đã có những supported B4 và C5 dù cho tần suất diễn ra thấp như B4 trong Nhé anh, B4 trong Sau mỗi giấc mơ. Sự tiến bộ là rõ ràng nhưng Đông Nhi vẫn chưa thực sự làm chủ giọng hát của mình cũng như làm chủ kỹ thuật support, nhiều lần cô strain tại Bb4, thường xảy ra nhất khi mệt, hát âm đóng hay đẩy nhiều hơn mức cần thiết gây ra throat tension như note Bb4 trong Dường như ta đã, Bb4 trong Chàng baby milo, note Bb4 khác cũng trong Chàng baby milo. Không dừng lại ở đó, nhiều lần Đông Nhi còn mất support và strain trong những note đã được xem là "an toàn" như G#4 hoặc A4 như G#4 - Bb4 trong Lắng nghe mùa xuân về, A4 trong Kẹt nguyệt, A4 trong Như một giấc mơ. Ngoài vấn đề đó thì nasality có vẻ nhưng không thuyên giảm nhiều kể từ khi cô biết support, âm thanh project lên mũi là một trong những lý do cần lưu tâm dẫn đến cho giọng hát của Đông Nhi không thể phát ra resonance.
       Đông Nhi không sở hữu breath support đầy cũng như nội lực căng tràn, khuyết điểm này lộ rõ khi cô hát từ C5 trở lên, dù đã khá hơn kể từ khi cô biết support giọng hát nhưng vẫn không thể khắc phục hết được. Như đã phân tích Đông Nhi mất support từ Bb4 và bắt đầu strain giọng hát của mình, khi đó âm lượng cô phát ra tỉ lệ thuận với độ cao thanh quản và thậm chí còn strain hơn nếu Đông Nhi hát âm đóng "ư","i",.... Điều đó có thể nghe thấy ở C5 trong Vì em quá yêu anh, phrase C5 trong Đường cong, C5 trong Lắng nghe mùa xuân về, C5 trong We belong together. Nhưng tình hình cũng không phải là quá bi quan vì cũng có ít lần Đông Nhi support được C5 như  C5 trong Khóc, C5 trong We belong together phản ánh tiềm năng phát triển kỹ thuật của cô.
       Là một soprano nhưng do không làm sáng mix tại C5 mà các cơ cổ của cô phải làm việc mệt nhọc để kéo căng vocal cords gây nên sự thiếu thoải mái tại C5, Đông Nhi thời gian gần đây (tính tại lúc viết bài này) hạn chế thấy rõ những note cao trên C5, chỉ hát số ít C#5 và D5 và khó mà tìm thấy những note từ Eb5 trở lên. Điều đáng nói là nếu so sánh note D5 Đông Nhi hát vào cuối 2016 trong Vì ai vì anh với note D5 cô hát khoảng tháng 4 năm 2019 trong Kẹt nguyệt, thấy rõ ràng note D5 tại 2019 không những strain hơn, cao thanh quản hơn, shouty hơn mà nghe khó khăn hơn note D5 trong 2016 rất nhiều, đó có thể là dấu hiệu tổn thương thanh quản, thường bắt đầu từ những note rìa của quãng thoải mái. Một số note cao trên C5 của Đông Nhi như phrase C#5s trong We belong together, C#5 - C5 cũng trong We belong together, D5 trong Vì em quá yêu anh, D5 trong Love like you. Trong tư liệu phân tích không tìm thấy note từ Eb5 trở lên, chỉ có trước đây mới thấy Đông Nhi hát quãng này như Eb5 trong We belong together, Eb5 trong Sống như những đóa hoa, Eb5 trong Hot, E5 trong We belong together, F5 trong Live stream video, F5 trong Ngày mai, F#5 trong Sẽ không quay về.
        Head voice của cô có dấu hiệu của sự phát triển head voice muscles cũng như muscle coordination tạm ổn, nhưng nhìn chung thì vẫn còn thiếu connection cũng như sự hổ trợ đúng cách và sự kết nối với cơ hoành, kèm theo đó là nền breath support còn nông. Hiện tại Đông Nhi vẫn chưa cho thấy support trên head voice, nhưng điểm cải thiện dễ thấy là placement head voice của cô đã khá hơn trước, cộng với support đầy hơn đã khiến cho head voice phóng ra tốt hơn, nét hơn và ít strain hơn. Ví dụ như đoạn head voice trong We belong together, Xin anh đừng, Bad boy, đoạn head voice lên đến C#6 trong Giả vờ say.  Về agility, Đông Nhi không thường xuyên đưa những đoạn vocal runs vào bài hát, nhưng nó không có nghĩa là cô hoàn toàn bỏ quên lĩnh vực này. Với những đoạn vocal run dễ, Đông Nhi vẫn cho thấy sự kiểm soát vocal cords và pitch khá ổn dù các note nghe vẫn chưa rõ ràng và chính xác lắm như đoạn vocal run trong Trách ai bây giờ, Live stream video, We belong together. Với những đoạn vocal run nhanh và nhiều note hơn, Đông Nhi phần nào mất kiểm soát làm cho các note trong đoạn vocal run không còn được phân tách rõ ràng và độ nảy dường như không còn dù cho pitch vẫn còn ở mức ổn như đoạn vocal run trong Sống như những đóa hoa. Ở đoạn vocal run khó hơn nữa, vocal run của Đông Nhi trở nên lộn xộn như trong Kẹt nguyệt.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank D-
-VI BEST PERFORMANCE(S)
* Xin chân thành cảm ơn bạn Vy Nguyen, Đức Huỳnh, Korman, Lê Châu, Love vì những tư liệu các bạn cung cấp

19 nhận xét:

  1. Note G3 trong bài cũ có support ko ad?
    https://www.youtube.com/watch?v=hKEGUkXO5-M&t=3m15s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn có nhưng nông quá, để an toàn nên mình không tính nó là có support.

      Xóa
  2. Đông Nhi không có highest resonant belt sao ad?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trong bài đã ghi chị không thể phát ra resonance rồi mà bạn

      Xóa
    2. trong bài analysis cũ có ghi nhận 2 note resonant của ĐN (link die hay sao đó mình chưa nghe được), mình nghĩ vì vậy bạn ý mới hỏi ^^ mình cũng thắc mắc như bạn. Có thể là resonance của ĐN ko thực sự mạnh và rõ ràng đến mức được ghi nhận.

      Xóa
    3. Đó là note A4 trong Chàng baby milo nhưng đã bị bỏ ra, thậm chí trước khi mình bắt tay viết lại bài analysis.

      Xóa
  3. Chà chà, Đông Nhi được giải Most Improved chưa ad :))

    Trả lờiXóa
  4. Những dấu hiệu đầu tiên của tổn thương thanh quản thường là như thế nào ạ? Trường hợp của Đông Nhi có giống như của BAT hay HQH ko ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dấu hiệu đầu tiên là giảm/mất sự thoải mái ở những note cao (hoặc thấp) mà trước đây có thể hát. Trường hợp Đông Nhi nhẹ hơn BAT và HQH nhiều.

      Xóa
    2. Cảm ơn ad ạ. Hy vọng Đông Nhi tiếp tục cố gắng

      Xóa
  5. Ad ơi, cái đoạn run mà ad nói tới trong Kẹt Nguyệt có phải là bắt đầu từ 0:56 hay 1:00?

    Nếu là 0:56 thì cái đoạn run trong Kẹt Nguyệt đâu phải là vocal run đâu ad? Mình thấy đó hình như là lấy một note rồi lập đi lập lại xử dụng thêm hiệu ứng thôi mà? Ngay khúc 0:59 có thể thấy rõ là đó không phải là một đoạn run, mà đơn thuần là một sound được chỉnh sửa từ một note. Xin ad xem lại

    Còn nếu là đoạn bắt đầu từ 1:00 thì xin ad sửa lại link ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đoạn vocal run ở chữ "mắc" có 3 note mà bạn, ko phải là những chữ "kẹt" lặp đi lặp lại đâu

      Xóa
  6. À mình không chắc tại cái link nó bắt đầu từ 0:55 nên mình không rõ

    Trả lờiXóa
  7. https://www.youtube.com/watch?v=pYbdcoEdAUc

    Đông Nhi trong bài này có gì tiến bộ không bạn?

    Trả lờiXóa
  8. Mình cảm giác bạn cho Đông Nhi điểm hơn cao khi mà 2 người cũng bảng là HQH và BAT có chất giọng tốt hơn rất nhiều. Phần trinh diễn tốt nhất của Đông Nhi bạn show ra mình ko thấy những ưu điểm như bạn miêu tả mà chỉ nổi bật 1 giọng hát yếu kém về kỹ thuật lẫn cảm xúc, chưa nói đến tư duy xử lý bài hát.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mình hơi thắc mắc khái niệm “chất giọng tốt” của bạn là thế nào? Nếu “chất giọng tốt” với bạn là chất giọng có màu sắc đẹp (màu giọng đẹp) thì ở đây không liên quan vì blog chỉ xét kĩ thuật, những yếu tố về cảm giác chủ quan như màu giọng thì sẽ không bàn tới; còn nếu “chất giọng tốt” với bạn là chất giọng về yếu tố kĩ thuật thì các bài analysis có dẫn chứng rất cụ thể về những nốt có kĩ thuật tốt, yếu ra sao.
      Thực ra cá nhân mình cũng còn khá yếu trong việc nghe support các kiểu nhưng (mình đoán) bạn đang nhầm lẫn giữa những nốt mà người ta (đặc biệt fan diva divo hay những page toxic kiểu thế) cho là vang, đẹp, kĩ thuật tốt và những nốt thực sự thoải mái, hoặc những cái như “nốt cao” các kiểu...
      Ví dụ như BAT, nghe thì có thể hát rất cao, đã tai, nhưng thực sự khi xét về kĩ thuật thì anh ấy đang phá hoại giọng hát của mình. Và bằng chứng rất rõ ràng cho cả 2 trường hợp HQH và BAT là sau một thời gian hoạt động giọng của họ đã đi xuống, không còn sự thoải mái ở quãng cao vốn có trước kia của họ nữa.
      Mình chỉ nhấn mạnh một lần nữa như những yếu tố cảm xúc chủ quan như màu giọng, tư duy xử lý... các kiểu không xét đến trong blog này, vì blog chỉ phân tích sâu vào mặt kỹ thuật thanh nhạc.

      Có thể mình sai ở đâu đó nên mấy bác trong blog có thể hỗ trợ giải đáp chỉnh sửa hộ =)))

      Xóa
  9. https://youtu.be/MODETGrYjrM
    0:48 G3 1:00 C5 1:43 G3 2:23 C5 nhờ mn nghe thử. Mình nghe thì unsupported chứ không strain.

    Trả lờiXóa
  10. https://youtu.be/VCggjOhLHY8
    1:23 Bb4 from 2015

    Trả lờiXóa
  11. Mong ad vào coi video này vs ạ, ta nói nó cười ẻ thật sự, ko biết gì về nhạc mà cho TC ngang cơ vs ĐN ở hiện tại https://vt.tiktok.com/ZSeAWnupR/

    Trả lờiXóa