Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Các thuật ngữ thanh nhạc được dùng trong blog

Đây là các thuật ngữ trong thanh nhạc được sử dụng trong blog này, các thuật ngữ được sắp xếp theo mẫu tự ABC để tiện việc tra cứu.
  • Agility: Sự linh hoạt của giọng hát, ca sĩ có agility tốt có thể chạy note rất nhanh với độ tách note và sự chính xác về cao độ của note cao nhưng vẫn có thể đảm bảo độ mượt mà khi chuyển. 
  • Airy: Chỉ sự mất hoặc thiếu kết nối của dây thanh quản dẫn tới không khí đi ra theo giọng hát một cách đáng kể.
  • Breath control: Sự điều khiển và điều tiết làn hơi phóng ra, việc này xảy ở phía trên thanh quản. Ở blog này, mục Overall assessment mục đánh giá Breath control bao gồm đánh giá Breath support và Breath control.
  • Breath support: Sự tương tác giữa các nhóm cơ để điều khiển luồn không khí và làm run dây thanh quản, việc này xảy ra phía dưới thanh quản.
  • Chest dominant: Thuật ngữ này dùng cho mixed voice (giọng pha) ám chỉ người ca sĩ pha giọng ngực nhiều hơn giọng đầu. Một số ca sĩ có thói quen dùng chest dominant mix như Whitney Houston hay Lara Fabian để tạo ra những note belting dày, mạnh, với độ kịch tính cao.
  • Chest voice: Giọng ngực, giọng có khoảng vang nằm ở ngực. Đây là giọng chúng ta dùng để nói chuyện bình thường.
  • Chest voice muscles: Còn gọi là thyroarytenoid muscles, là nhóm cơ trong thanh quản và tạo thành phần thân của vocal cord. Thyroarytenoid muscles đóng một vai trò rất quan trọng trong điều chỉnh những âm thanh có tần số thấp, hay có thể hiểu là quãng giọng ngực của giọng hát.
  • Chesty: Như chest dominant, nhưng thường mang nghĩa xấu.
  • Closed throat: Chỉ việc ca sĩ với kỹ thuật thanh nhạc không phù hợp khiến cho các cơ cổ không có được sự thoải mái kèm theo vùng không gian ở yết hầu không được nới rộng, gây nên hiện tượng strain, high larynx,...
  • Consistency: Khả năng của người ca sĩ có thể sử dụng kỹ thuật thanh nhạc mình có để  tạo ra những màn trình diễn có chất lượng kỹ thuật không chênh lệch quá nhiều. Consistency cũng dùng để chỉ tính chất giọng hát, nghe chắc chắn, không bị rung rẩy hay mất ổn định.
  • Dynamic: Độ mạnh, lớn và rền của giọng hát.
  • Falsetto: Hay còn gọi là giọng gió, là một disconnected register (bên cạnh vocal fry và whistle),do mất kết nối dây thanh quản và breath control kém, âm thanh thường airy và không rõ ràng như head voice. Falsetto được hình thành khi vocal fold được kéo dài và rung động để tạo ra âm thanh nhưng chúng không chạm nhau một cách hoàn toàn (khác với head voice phần trên của vocal fold đóng lại chỉ chừa một phần nhỏ, đó chính là nơi vocal rung động tạo ra âm thanh). Người hát falsetto sẽ gặp khó khăn khi học mixed voice, và khó điều chỉnh dynamic. Có một lưu ý là falsetto cũng như whistle là một disconnected register nên nó không có placement, dĩ nhiên là thỉnh thoảng các vocalist cũng có thể có phần nào masked-placed fasetto hoặc head-placed fasettto nhưng độ rõ ràng của placement không thể nào bằng head voice hoặc các connected register khác.
  • Glissando: Là một kỹ thuật khó của Bel canto.  nghĩa là "glide".Chỉ cách hát lướt note (thường là 2 note) trong một làn hơi. Mục đích dùng để nhấn mạnh note, tăng tích "dramatic" cho bài hát
  • Glotta tension: Tension xuất hiện ở phần thanh hầu, xảy ra do phần thanh hầu không được nới rộng đúng cách khi hát. Glotta tension có thể đi kèm với throat tension thường và xảy ra ở những vocalist hát với closed throat.
  • Flat: Từ dùng để chỉ cao độ, trái nghĩa với sharp, chỉ việc người ca sĩ hát hơi thấp hơn so với note gốc của bài hát.
  • Head dominant: Thuật ngữ này dùng cho mixed voice (giọng pha) ám chỉ người ca sĩ pha head voice nhiều hơn chest voice. Một số ca sĩ có khả năng sử dụng mixed voice thành thục có thể chuyển sang head dominant mix ở một số note để tạo thành light mixed voice, kỹ thuật khá quan trọng được sử dụng trong việc biểu đạt cảm xúc bài hát.
  • Head voice: Giọng đầu, một số gọi là giọng óc. Là giọng có khoảng vang ở vùng đầu, người ca sĩ biết cách kết nối vocal cord cũng như kỹ năng muscle coordination nếu không sẽ dễ bị chuyển thành falsetto. Head voice có thể place ở nhiều nơi, thường thì ở phần đỉnh trán, xoang mặt, một số lại có thể chuyển phần nào xuống ngực.
  • Head voice muscles: Còn gọi là cricothyroid muscles, là nhóm cơ nằm phía ngoài thanh quản. Nhóm cơ này chịu trách nhiệm điều khiển những âm thanh có tần số cao hay là falsetto register. Lưu ý rằng một mình head voice muscles và chest voice muscles không thể tạo thành mixed voice và head voice. Mixed voice được tạo thành nhờ có sự tham gia theo tỉ lệ 5/5 hoặc 6/4 hoặc 7/3 của 2 nhóm cơ, trong khi head voice được tạo thành với tỉ lệ 9/1 hoặc 8/2 (phần nhiều hơn thuộc về head voice muscles). 
  • Heady: như head dominant, nhưng thường mang nghĩa xấu.
  • High larynx: Còn gọi là cao thanh quản, thanh quản thường bị cao khi ca sĩ cố gắng một note cao với kỹ thuật thanh nhạc không phù hợp, một số ca sĩ ép thanh quản mình lên cao ngay cả quản trung để tạo ra âm sắc mỏng, nhẹ. Nguyên lý của high/low larynx như sau: Outer muscles thường thư giãn khi hát, nhưng khi vocal cord không có đủ air pressure để chạm nhau, outer muscles sẽ tham gia và tiến hành nâng/hạ thanh quản. 
  • Intonation: Sự chính xác về cao độ khi hát.
  • Jaw tension: Chỉ việc ca sĩ sử dụng kỹ thuật không phù hợp khi hát gây áp lực lên hàm của mình.
  • Legato: Kỹ thuật hát liền tiếng, liền từ âm này sang âm kia, đây là một kỹ thuật cơ bản nhưng rất quan trọng trong thanh nhạc, người ca sĩ có legato tốt sẽ tạo được sự mềm mại và mượt mà trong giọng hát.
  • Low larynx: Còn gọi là thấp thanh quản, thanh quản thường bị thấp khi ca sĩ hát note thấp, một số ca sĩ cố tình hạ thanh quản để làm giọng dày và tối hơn. Tuy nhiên, hạ thanh quản sẽ làm ca sĩ khó có thể phát triển quãng trầm, tonality bị mất và vocal projection suy giảm đáng kể.
  • Melisma: Gần giống như vocal run.
  • Mixed voice: Là giọng trung gian giữa chest voice và head voice, người hát mixed voice tốt có thể hát note cao dễ dàng mà không làm tổn hại nhiều đến thanh quản.
  • Nasal: Giọng mũi, nguyên do chủ yếu của giọng mũi là do hàm ếch không nhấc lên hoặc nhấc lên quá thấp, nhiều khi giọng mũi cũng có thể xuất hiện do ca sĩ có breath control quá kém hoặc vocal placement ở mũi. Người hát giọng mũi âm sắc sẽ không vang, hơi nghẹt, không lột tả hết được vẻ đẹp trong giọng hát.
  • Neutral larynx: Là vị trí tốt nhất của thanh quản khi hát, thanh quản ở vị trí thư giãn, không bị đẩy lên hay xuống. Hát với neutral larynx không những là cách tốt nhất để duy trì và bảo vệ giọng hát mà còn giúp cho người ca sĩ lên cao xuống thấp dễ dàng.
  • Note seperation: Dùng để chỉ sự phân tách và độ rõ ràng của note nhạc khi chạy một vocal run.
  • Open throat: Hiểu nôm na là mở cổ, chỉ việc người ca sĩ với hàm ếch được nhấc lên, các cơ cổ relax, neutral larynx, không gian ở vùng yết hầu nới rộng và có thể tạo được resonance tối ưu trong giọng hát.
  • Passaggio: Là một thuật ngữ quen thuộc trong thanh nhạc, gọi nôm na là điểm chuyển, là nơi chuyển giữa các register. Số lượng của passaggio ở giọng nam và nữ vẫn còn nhiều tranh cãi, theo lý thuyết thì có 3 passaggio là Primo passaggio, Secondo passaggio, và Zona di passaggio (Richard Miller), nhưng hiện tại thì chỉ có 2 passaggio đầu là được công nhận. Bạn có thể theo link sau để tìm hiểu thêm: https://en.wikipedia.org/wiki/Passaggio
  • Portamento: Là một kỹ thuật khó của Bel canto. Nghĩa là "carry". Chỉ việc lướt qua một chùm note như thực hiện vocal run nhưng khác ở chỗ tốc độ nhanh hơn và sự phân tách giữa các note không rõ ràng lắm, tuy nhiên vẫn giữ được cao độ đúng của các note nhạc. Khác với glissando, portamento chỉ là hiệu ứng nhẹ và sử dụng chủ yếu tạo màu sắc cho bài hát.
  • Pianissimo: Là một kỹ thuật khó trong thanh nhạc, người ca sĩ làm giảm âm lượng đột ngột tạo ra âm thanh mỏng và nhẹ nhưng vẫn duy trì ở một note nhạc nào đó.
  • Pitchy: thiếu chuẩn xác về cao độ khi hát.
  • Placement: Nôm na là vị trí đặt âm thanh, nơi tập trung âm thanh khi hát, làm định hướng cho việc hướng âm khi hát. Nơi đặt vị trí âm thanh tốt nhất là ở xoang mặt, các nơi khác như cổ, mũi, hàm đều có thể gây căng thẳng và khiến cho support đúng nghĩa không xuất hiện. Tuy nhiên, người ca sĩ có thể kết hợp 2 vị trí đặt âm cùng lúc ví dụ như lúc hát trầm vocal placement nên ở xoang mặt và ngực, còn light mix thì ở xoang mặt và đỉnh trán.
  • Projection: Hiểu nôm na là sự "phóng âm thanh", chỉ người ca sĩ với kỹ thuật thanh nhạc phù hợp có thể làm cho giọng hát nghe thoát ra, âm sắc rõ ràng và có độ bao trùm, không bị nghẹt, tù, bí.
  • Push: Là một thói quen xấu khi hát, chỉ việc người ca sĩ tống một lượng lớn không khi qua dây thanh quản cho âm thanh nghe tight và thiếu freedom. Lỗi này thường xuất hiện khi hát note cao.
  • Register: Khoảng âm, âm khu, con người có 4 quãng âm: Vocal fry register (rất trầm), Modal voice register (quãng âm thông thường, được dùng chủ yếu trong hát và nói), Falsetto register (giọng gió), Whistle register (giọng sáo) 
  • Relax(ed) - Relax(ing): Chỉ sự thư giãn của các cơ cổ hay của âm thanh khi hát của các sĩ.
  • Resonance: Hay còn gọi là cộng hưởng, được xem là "chiếc chìa khóa vàng khi belt note cao", chỉ người ca sĩ với kỹ thuật thanh nhạc phù hợp tạo ra một khối âm thanh vang, tròn trịa, relax, tự nhiên, không bị tối quá hoặc sáng quá so với màu giọng vốn có.
  • Run: (Cũng như vocal run) Chạy một hoặc nhiều note trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Sharp: Từ dùng để chỉ cao độ, chỉ việc người ca sĩ hát hơi cao hơn so với note gốc của bài hát.
  • Shouty: Là một lỗi thường gặp khi hát note cao, chỉ việc người ca sĩ strained quá nhiều cộng thêm sự mất support, push,... dẫn đến note cao âm thanh như tiếng hét. Nhiều lúc do sự thiếu breath support của ca sĩ cũng có thể dẫn đến hiện tượng shouty.
  • Soft palate: Vòm miệng mềm, nếu bạn đưa lưỡi chạm lên trên vòm miệng, bạn sẽ thấy một phần hơi cứng, từ đó trượt lưỡi ngược về phía họng bạn sẽ chạm phần mô mềm, đó là soft palate. Người ca sĩ khi hát nếu không nhấc soft palate sẽ bị giọng mũi, giọng bị nghẹt, vocal projection kém.
  • Staccato: Hát nảy âm, là một kỹ thuật cơ bản trong thanh nhạc. Trái với legato, ca sĩ hát staccato phải có độ nảy và sự phân tách note phải rõ ràng.
  • Stamina: Sức chịu đựng của giọng hát. Nếu ca sĩ có khả năng có thể hát những note cao treo liên tục hay hát nhiều bài hát mà ít hoặc hoàn toàn không có dấu hiệu mệt mỏi đồng nghĩa với stamina tốt.
  • Strain: Trái nghĩa với relax, chỉ việc ca sĩ với kỹ thuật thanh nhạc không phù hợp dẫn đến tạo ra âm thanh rất căng thẳng, thiếu kiểm soát và làm tổn thương giọng hát.
  • Style: một sự lựa chọn khi hát của ca sĩ, có thể hiểu một người ca sĩ thường có xu hướng thiên về vocal technique hoặc style, nếu thiên về vocal technique ca sĩ thường chú trọng kỹ thuật khi hát, thường hay hát những bài hát khó, thực hiện nhiều kỹ thuật hoa mỹ và phức tạp trong thanh nhạc, nếu thiên về style người ca sĩ thường chú trọng đến cảm xúc, âm sắc, tạo điểm nhấn, hay tạo phong cách riêng trong giọng hát. Ca sĩ tốt là một ca sĩ phải biết cân bằng giữa vocal technique và style. Ca sĩ thiên về vocal technique tiêu biểu ở Việt Nam như Thu Minh, Dương Hoàng Yến, Hương Tràm, Hoàng Hải,... ca sĩ thiên về style như Sơn Tùng MTP, Thùy Chi, Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh, các ca sĩ hát dân ca, bolero,..., ca sĩ cân bằng khá tốt giữa vocal technique và style như Trần Thu Hà, Tùng Dương, Mỹ Linh,...    
  • Support: Chỉ việc ca sĩ sử dụng cơ hoành khi lấy hơi, breath control đầy đủ, vocal placement phù hợp, neutral larynx, nhấc soft palate,... để hát một hay một số note nhạc nào đó mà không bị strain và làm tổn thương giọng hát của người ca sĩ.
  • Supported range: Quãng mà người ca sĩ có thể support được trong quãng giọng của mình.
  • Tonality: Tone giọng, màu giọng. Trong blog thuật ngữ này dùng chỉ màu giọng gốc của ca sĩ.
  • Tight: Thường thấy khi ca sĩ hát quãng cao, chỉ sự thiếu thoải mái và gò bó của âm thanh, xảy ra do sự co thắt, bóp chặt của ít hay nhiều nhóm cơ cổ để ép vocal cords rung nhanh hơn. Tight thường kèm theo tension nhưng đôi khi tight xảy ra ngay cả trong những note có support.
  • Throat tension: Tension xuất hiện ở phần cổ của ca sĩ. Throat tension có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân thường gặp là do thiếu breath support, một số ca sĩ có thói quen squeeze các cơ cổ và tống một lượng lớn air pressure qua vocal cord để làm chúng rung động một cách không tự nhiên. Throat tension chính là căn nguyên của throaty sound.
  • Throaty: Chỉ việc người ca sĩ push quá mạnh không khí ra khỏi cổ cộng với sự thiếu breath support gây ra âm thanh rất strain và thiếu relax nơi cổ. Đôi khi do người ca sĩ thói quen đặt âm thanh ở cổ khi hát, hay thường gọi nôm na là "hát bằng cổ" cũng làm xuất hiện throaty sound.
  • Toungue tension: Chỉ sự căng thẳng ở phần lưỡi khi hát note cao, tongue tension thường xảy ra chủ yếu do sự căng thẳng của phần phần gốc của lưỡi, nhiều lúc khiến cho ta cảm giác như ca sĩ đang ngậm vật gì trong miệng khi hát hoặc tạo âm thanh nghe thiếu độ mềm mại, hơi cứng. 
  • Vibrato: Kỹ thuật rung giọng khi hát.
  • Healthy vibrato: Vibrato xuất phát từ lực cơ hoành và không làm cản trở support của ca sĩ.
  • Vocal connection: Thường dùng để chỉ sự kết nối giữa các connected register với nhau.
  • Vocal placement: Như placement.
  • Vocal range: Quãng giọng, tính từ note thấp nhất tới note cao nhất mà người ca sĩ có thể hát được.

103 nhận xét:

  1. Bài viết rất thú vị và thiết thực. Cảm ơn bạn rất nhiều!

    Trả lờiXóa
  2. Bạn ơi cho mình hỏi là những nốt cao mà ca sĩ push thì có đi kèm với thiếu support, strain ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi kèm với push thì không đồng nghĩa với thiếu support và strain. Ví dụ note A4 của Mỹ Tâm ở link này: https://www.youtube.com/watch?v=z5rOPrk73sM&feature=youtu.be&t=1m19s
      hoặc note C#5 của Hà Trần tại link này: https://www.youtube.com/watch?v=oZKsrAD8t1U&feature=youtu.be&t=4m36s
      Cả 2 note đều được support nhưng có kèm theo push.
      Tuy nhiên thường hay push sẽ dẫn đến việc rất nhanh mệt (vocal fatigue), nên push đi kèm với support được coi như một cấp thấp hơn support.

      Xóa
    2. Cám ơn bạn rất nhiều! Blog rất có ích cho những người tập tành hát hò như mình.

      Xóa
    3. Cảm ơn lời động viên bạn rất nhiều!

      Xóa
    4. Anh ơi cho em hỏi là cách tìm những bài blog khác của anh ở đâu ạ với cả các cái thuật ngữ em ko hiểu lắm ạ . Anh có thể chỉ cho em được ko ạ ?

      Xóa
    5. Bạn scroll lên trên cùng, nhìn bên phải có khung search ấy, bạn muốn tìm bài phân tích ca sĩ nào thì gõ tên vào rồi nhấn Search.

      Xóa
  3. Mình đọc blog của bạn thấy hay quá. Học hỏi thêm được nhiều. Bạn có thể cho mình xin thông tin liên lạc, mail hoặc fb được kg. Bạn có dạy thanh nhạc không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn, mình có một nguyên tắc là không tiết lộ danh tính bản thân cũng như những người liên quan trên blog này. Cho nên mình không thể cho bạn thông tin liên lạc, mail hoặc fb được. Nhưng bạn có thể liên lạc mình trên blog này.
      Mình hiện tại đang học thanh nhạc chứ không dạy thanh nhạc.

      Xóa
  4. Anh ơi, muốn sửa placement thì nên phải làm thế nào ạ? Placement của em vẫn bị kẹt ở cổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sửa placement là một quá trình lâu dài và cần nhiều sự kiên nhẫn. Rất khó để chỉ bạn một cách tường tận chỉ sử dụng câu chữ như thế này. Một bài tập cơ bản mà thầy mình hay bắt học sinh tập đó là tập Mm... để cảm nhận mask vibration trên vùng mask.
      Tuy nhiên, mình có thể đề xuất cho bạn video này, mình thấy bài tập ở video này khá giống như bài tập mình hay tập, bạn có thể tham khảo:
      https://www.youtube.com/watch?v=lTEVyAmN_M4

      Xóa
    2. Có lẽ sẽ mất một thời gian dài rồi đây...
      Anh có thể chỉ em cách dùng mixed voice? Placement còn kẹt ở cổ thì có thể dùng mixed voice khôg?

      Xóa
    3. Nếu bạn muốn học hành nghiêm túc thì nên kiếm một người thầy, vì mỗi người vốn có thói quen cũng như lỗi sai khác nhau, mình phải mất rất nhiều thời gian để tập mixed voice và thử nhiều bài tập khác nhau, chứ không đơn giản là chỉ nghe lời chỉ dẫn ở trên mạng.
      Mixed voice liên quan đến muscles coordination, nó khác với placement. Nhưng nếu placement bạn nằm ở cổ, rất khó cho bạn để support mixed voice.

      Xóa
    4. Vì mình cũng chỉ mới học thanh nhạc cách đây không lâu đâu, nhưng mình muốn tìm hiểu trước những lý thuyết sau này. Cảm ơn bạn cho cho mình một số thông tin nhé!

      Xóa
  5. ad ơi cho mình hỏi là nếu hát mà bị tụt xuống cổ là do placement ko phù hợp hay là ko có mask resonance ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn không bao giờ đạt resonance đúng nghĩa nếu hát bị tụt xuống cổ.

      Xóa
  6. có một số thuật ngữ khác như phrase, nó nghĩa là như thế nào vậy bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phrase tức là bạn thực hiện một chuỗi note trên một cụm từ.

      Xóa
    2. Và giữa A#5 và Bb5 nó cs khác nhau không?

      Xóa
    3. 2 note đó là 1, như Eb5 và D#5 vậy.

      Xóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất tiếc là không có, kể cả breath support cũng không. Ở đoạn ghi âm này bạn có vẻ hát không tự nhiên lắm, ngoài đặt âm thanh ở cổ và nasality như thường thấy thì bạn squeeze nhiều hơn và tongue tension xuất hiện cũng nhiều hơn.

      Xóa
  8. Đúng như bạn nói, mặc dù vẫn cố hít bằng cơ hoành, nhấc soft palate, mở cổ, mình vẫn cảm thấy bị tù bí và không thoát. Chắc lại sai kĩ thuật nữa rồi. Cảm ơn ad

    Trả lờiXóa
  9. vocal run với melisma có khác nhau không bạn. mình có đọc 1 bài nói rằng melisma thường chỉ được sử dụng trong RnB mà mình nghe thì thấy không khác nhau lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực sự nếu không so sánh khắc khe thì chúng gần giống nhau, cho nên chúng thường được dùng interchange. Tuy nhiên nếu thực sự muốn nói đến sự khác nhau thì mình nhớ là melisma là bạn hát ngân thêm note vào một âm tiết khi bạn đang hát một câu hát, hay đoạn melisma nằm trong giai điệu chính của bài hát, còn vocal runs tức là bạn ngân một vowel nào đó nhưng thêm vào giai điệu vào để tạo màu sắc cho bài hát. Trong blog này thì mình thường dùng interchange nên những điều mình vừa nói sẽ không áp dụng trong blog.

      Xóa
  10. định nghĩa của tonality là gì vậy bạn?

    Trả lờiXóa
  11. Bạn có thể bổ sung 1 số thuật ngữ như glissando, portamento, melisma... được ko, mình có tìm hiểu nhưng không thực sự hiểu lắm.
    Và thuật ngữ để chỉ âm sắc là gì vậy bạn?
    Cảm ơn bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đã bổ sung những thuật ngữ bạn nói. Thuật ngữ chỉ âm sắc là timbre.

      Xóa
  12. bạn có thể cho mình biết về âm sắc đc ko. Trong cuộc đời con người âm sắc có sự thay đởi rõ rệt ko ? Nếu chia theo ngũ hành ( kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) thì chia ntn? một giọng hát đa âm sắc là ntn? có phải giọng đa âm sắc nào cũng đẹp ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong đời người thì rõ ràng âm sắc có thể thay đổi, vì khi chúng ta già đi thì làn hơi hay kết cấu thanh quản cũng phải có sự thay đởi ít nhiều, rõ rệt hay không còn tùy người. Trong thanh nhạc nước ngoài mình chưa thấy tài liệu nào dùng ngũ hành để chia giọng hát, trừ một số page thanh nhạc VN mình nói. Về giọng đa âm sắc, đây là lần đầu tiên mình nghe nói đến.

      Xóa
    2. à cái vụ giọng đa âm sắc thì mình đọc đc là giọng của Toni Braxton mang nhị âm sắc kim và thổ nên mình muôn tìm hiểu thử xem sao.
      Vụ chia theo ngũ hành thì chắc chỉ có ở châu á thôi chắc vẫn có 1 số tài liệu có nhắc đến đấy.

      Xóa
  13. cho mình hỏi Forte, Effortless là gì đc ko

    Trả lờiXóa
  14. Bạn đang học thanh nhạc ở đâu vậy? Cho mình địa chỉ và thông tin giáo viên dạy được k?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều bạn cũng đã từng hỏi mình điều này. Điều này liên quan đến thông tin cá nhân, mình không muốn đề cập.

      Xóa
  15. Mình xuất hiện mix voice ở G3/G#3 và head voice hát được ngay từ A3 cho tới D6. Mình có khả năng là Basso ko ad? Cảm ơn bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lirico bass có primo passaggio ở G#3 nên bạn có thể là lirico bass. Nhưng hãy cho mình nghe đoạn ghi âm cái đã, chỉ mô tả thì mình không chắc đâu.

      Xóa
  16. Xin cho mình hỏi Pharyngeal voice là gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Pharyngeal voice là một kỹ thuật dùng để luyện cách kết nối giọng qua passaggio, hay nói cách khác là tìm và phát triển mixed voice và tăng độ linh hoạt cho giọng khi qua passaggio.
      Kỹ thuật này cũng lâu rồi, giờ ít người thực hành lắm. Cả mình cũng chỉ học lý thuyết, không thực hành phần này.

      Xóa
    2. Ad cho em hỏi là Lara Fabian có sử dụng pharyngeal voice k? Em hơi tò mò khi quan sát khẩu hình cũng như cách đặt lưỡi của Lara có sự khác biệt so với các ca sĩ khác, ad giải thích giúp em ạ

      Xóa
    3. Mình từng hỏi ad ahmin r nha, có nhá

      Xóa
  17. Ad cho mình hỏi giọng mình xuống đến Eb2 và note cao nhất là d4 thì được xếp là bass hay baritone? Mình thấy quãng giọng hơi hẹp, nếu luyện tập có thể mở rộng không? Rât cảm ơn ad

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quang giong k xac dinh duoc loai giong. Phai nghe am sac va xac dinh passaggi cua ban. That su de xac dinh duoc passaggi, nguoi hat can phai duoc dao tao nghiem tuc. Tuy nhien quang giong do dung la cua 1 typical basso

      Xóa
    2. Original C2 - F4 giờ mình C2 - A5 với quãng support là F3 - G5 nè bạn
      Nếu tập tành thì cũng được nhưng tốt hơn hết nên có người hướng dẫn, tránh trường hợp bị sai kĩ thuật

      Xóa
    3. Oh rìa lý? Xin link c2, supported f3, supported G5, A5 :)))

      Xóa
  18. hi b mình muốn hỏi về larynx position. Mình đồng ý là trong hầu hết những thể loại nhạc thì việc giữ larynx ở ngưỡng thông thường vs speaking voice thì sẽ tạo ra được full voice . tuy nhiên mình thấy trong lúc hát ngay cả giữa các dòng nhạc, có những lúc ca sĩ có thể hát lên cao xuống thấp larynx khi lên hay xuống nốt. và cái này mình thấy nó tạo ra ' style ' cho cái bài hát đó ( classical opera vs rock, nhạc phim ca nhạc... :D). cái này m thấy nhiều ý kiến tranh cãi phết nhưng mình nghĩ nó phù hợp có thể áp dụng ( tất nhiên là k quá ) và khi hát giữa các kiểu chỉ cần m k cảm thấy strain/ fatige là được :D b nghĩ thế nào ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước khi mình trả lời, bạn vui lòng chuyển câu hỏi này vào Question Center: http://myvocalanalyses.blogspot.com/2017/08/question-center.html

      Xóa
  19. Decrescendo, Diminuendo, Morendo và Smorzando khác nhau ntn vậy ad ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình không chuyên về thanh nhạc chính thống nên có lẽ mình không trả lời được.

      Xóa
  20. Blog ad khá hay tui trước tìm đánh giá ca sĩ mà họ nói chung chung phiến diện q, mỗi blog ad là những gì tui cần, trực quan, hữu ích. Cố lên ad

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn lời động viên của bạn rất nhiều.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  21. Bạn có thể liệt kê các thuật ngữ về vocal run, bao gồm lỗi khi thực hiện và khi thực hiện đúng không?

    Trả lờiXóa
  22. Bạn ad ơi mình có điều muốn hỏi. Tài liệu có nói passagi là điểm thuận lợi, điểm hợp lý để chuyển giữa các register, theo mình nghĩ là xướng âm một cách thuận theo tự nhiên và quan sát giọng biến đổi một cách tự nhiên để tìm ra passagi. Mà hát support đòi hỏi các cơ cổ phải được vận hành một cách tự nhiên, phải mở, phải thư giãn,không được push và tống mạnh hơi để lên note cao mà khi thư giãn như vậy thì mình thấy bản thân mình ko thể kiểm soát và duy trì ngưỡng mix theo ý muốn được mà sẽ sớm bị chuyển theo passagi đã quy định đối với voice type của mình, đặc biệt là đói với secondo passagi, nơi dễ nhận biết sự chuyển đổi về register. Vậy câu hỏi mà mình thắc mắc là phải chăng sự mở rộng support range đồng nghĩa với sự thay đổi đi lên của secondo passagi???

    Trả lờiXóa
  23. ad cho mình hỏi : whitsle và whitsle register là j vậy ạ

    Trả lờiXóa
  24. Xin thứ lỗi cho em vì em khá là không đồngđồn ý với việc ad viết post pha trộn lẫn tiếng anh với tiếng việt. Có rất nhiều người đọc blog này chắc chắn là sẽ thấy dễ dàng hơn nếu terminology hầu hết bằng tiếng việt, vì hầu hết tiếng mẹ đẻ của moị người chắc là TV.

    Em nghĩ viết bên cạnh cụm từ bằng tiếng anh khi cần thiết thì rất là. However, nếu you abuse mấy từ liên quan đến ca hát like this thì em nghĩ người đọc sẽ khó hiểu hơn (em cá nhân là một người nói tiếng anh tốt, hơn cả TV, nhưng mà đọc kiểu này thấy khá là nhức đầu @.@)

    Hơn nữa, vì là ở việt nam nên là thầy cô với học trò « hiển nhiên » trao đổi bằng tiếng việt, nên sẽ tốttố hơn nếu blog bằng tiếng việt, vì giảng daỵ hầu hết bằng tiếng việt..

    Ngoài những điều đó ra thì em rất vui vì đã tìm thaythấy phiên bản vn của kpopvocalanalysis, rất trú trọng sự khách quan :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ad học thanh nhạc giáo trình tiếng anh nên quen rồi, bạn ý chỉ dùng tiếng anh ở các từ chuyên môn thôi chứ chưa baoh mình thấy bạn ý viết kiểu giao tiếp nửa tây nửa ta như bạn cả, học bằng tiếng anh nên nhiều từ thậm chí ko bt tiếng việt nó là j mà dịch lại mất thời gian nên để luôn, thế mới có cái bảng thuật ngữ cho mình như này chứ

      Xóa
    2. (Cái phần nửa tây nửa ta của mình chỉ là để chê bai và illustrate việc ad dùng quá mức tiếng anh :P)

      Kiểu đọc cứ như là đọc blog phiên bản fan việt chuyên đọc kpopvocalanalysis, thấy nó discredit blog hơi hơi bị nhiều :))

      Thực lòng, thấy cứ khó đọc kiểu gì ấy. Mấy thứ như "mix voice", "stamina", "staccato" thì chấp nhận được vì ít có định nghĩa thực bằng tiếng việt. Ngược lại, nếu đến cả "agility", "good", "excellent", "support", etc... còn viết tiếng anh thì thôi, đố ai mà theo được :))) định nghĩa mấy cơ quan nội tạng bằng tiếng việt chắc chắn sẽ dễ dàng để tưởng tượng kỹ thuật hơn là phải hỏi "pharyngeal voice" là cái gì với mấy thứ đó

      Xóa
    3. Mình thường xuyên xem video nước ngoài bằng TA nên mình thấy nó ko có vấn đề gì cả, giờ mình đọc mấy chỗ viết kiểu hỗ trợ, nhất quán, abcxyz mới thấy khó chịu

      Xóa
    4. Cũng chín người mưới ý thôi nên mình không thể chọn theo ai cả. Mình sẽ vẫn giữ cách hành văn cũ, tuy nhiên cũng sẽ cố gắng giảm thiểu từ tiếng Anh nào mình thấy tốt hơn nên sử dụng tiếng Việt.

      Xóa
  25. Glowling trong thanh nhạc có nghĩa gì vậy ad??? Cảm ơn ad.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. là gằn giọng bạn nhé, còn nguyên tắc thì mình chịu he he, khi mình thử bắt chước thì thấy đau cổ lắm he he
      https://youtu.be/eN3TFPTmJHs
      https://youtu.be/hLN_FkzrFxY

      Xóa
  26. cho mình hỏi là ca sĩ việt nam có kỹ thuật nào thường hơn ca sĩ nước ngoài ko ạ? những thứ kém hơn thì có cái nào đang bắt kịp ko ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tenor của Việt Nam support cao nhất mới đến G#4
      Soprano thì là E5
      Trong khi đó ở nước ngoài thì đã đến D5 và C#6
      Đồng thời ở VN vẫn chưa xuất hiện ca sĩ nào có agility trên mức Good/excellent như Mariah Carey, Tori Kelly, Beyonce.
      Và các kỹ thuật khó như Cresendo,vv còn thiếu vắng
      Head voice thì cao nhất hiên nay ở nam là F5, nữ là Bb5. Trong khi ở nước ngoài thì Jung Dongha đã support đc A5, Lena Park từng support đc F6.
      Low note thì theo mình không thua nhiều lắm ở nam vì HAt đã support đc Bb2, còn ở Hàn thì Jung Dongha là A2. Còn ở nữ thì ở nước ngoài đã có những ca si support đc ổn định các note trầm khó như lena Park ( Eb3) Uji(Eb3), Mariah Carey ( Eb3 ) tứng là low note của họ trên cả excellent.
      Qua phần phân tích của mình bạn có thể tự đưa ra câu trả lời.

      Xóa
  27. Cho em hỏi tone giọng của ca sĩ là gì? Việc giữ được tonality và giữ được pitch khác gì nhau?

    Trả lờiXóa
  28. Cho em hỏi làm sao ad có thể nghe được liệu rằng ca sĩ đó có breath support hay mask placement hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ad từng nói là nhũng nốt có support nghe sẽ có độ xốp, mở, rõ tonality và phản ánh đúng chất giọng ca sĩ. Bạn có thể tham khảo video sau
      https://youtu.be/ZkqeHmx7TJM

      Xóa
  29. https://www.youtube.com/watch?v=MYdjhS72Fms
    Mọi người chú ý khi tham khảo các video trên youtube nhớ tránh các video ntn nhé ( chú ý đoạn cuối )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cmt như trên nếu ad thấy không đc có thể xóa đi

      Xóa
  30. Ad cho mình hỏi giọng bị shaky tức là như nào. Mình có hỏi một số người nước ngoài thì người ta bảo "you begin to be shaky at some parts" nhưng mình không hiểu lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sẽ tốt hơn nếu bạn hỏi trực tiếp người dùng từ đó. Tuy nhiên với mình, mình dùng "shaky" khi chỉ âm thanh phát ra run rẩy, không chắc chắn. Điều này có thể xảy ra do tâm lý, điều tiết làn hơi hoặc người hát có vấn đề với sức khỏe hoặc thanh quản.

      Xóa
  31. cho em hỏi vibrato bị wobble thì từ "wobble" nghĩa là gì ạ?

    Trả lờiXóa
  32. Mình có xem một clip trên youtube về những ca sĩ mà giọng đã bị tổn hại (damaged voice), trong đó có nguyên nhân ghi là: She sang WAY too much....
    Vậy "sing way too much" là sao ạ. Mình cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tức là ca sĩ đó đang hát theo hướng thiên quá nhiều về một thứ gì đó, có thể là style, như là quá chesty chẳng hạn, hoặc một lỗi nào đó, như strain quá nhiều, hoặc mấy cái khác nữa ...

      Xóa
  33. Cho mình hỏi throatiness và shallowness trong thanh nhạc có thể hiểu ntn được ko?

    Trả lờiXóa
  34. ad ơi cho mình hỏi:
    1.là giọng chúng ta càng lên cao nó sẽ chuyển từ chest sang chesty mixed rồi sang heady mixed đúng không,hay là ta hát heady thì lên cao nó sẽ vẫn heady
    2.và có cách nào để mix không bị heady k ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. vậy làm sao để phát triển quãng trung vậy ạ

      Xóa
    4. Mình chưa thấy "NS Trọng Tấn" lên E5 bao giờ. Chắc sẽ rất tuyệt. Cho mình xin link video nhé

      Xóa
  35. Cho em hỏi kỹ thuật đóng tiếng dịch sang tiếng anh là gì ạ? : ))

    Trả lờiXóa
  36. thấy lâu quá không ai trả lời bạn nên mình nói thế này: Bạn thử lên google tìm cụm từ " kỹ thuật đóng tiếng sờ"

    Trả lờiXóa
  37. Trả lời
    1. https://www.youtube.com/watch?v=ePf-S_QXIQM

      Xóa
    2. nó giống với nasal đó bạn

      Xóa
    3. Coi lại người hỏi hết hồn kkkk =)))))
      Twang khác với Nasal nha lầu trên :V

      Xóa
  38. Ad ơi, ad cho phép em sử dụng một số tư liệu để làm video youtube nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thoải mái đi bạn nhé, nhưng bạn nhớ vui lòng dẫn nguồn blog nếu bạn sử dụng tư liệu.

      Xóa
  39. bạn ơi bạn có thể chia sẻ cảm nhận của bản thân về ca sĩ Dimash Kudaibergen được không ạ ?

    Trả lờiXóa
  40. Ad ơi, ad có thể giải thích một chút về "tonality' được không ạ. Mình thấy ad thường đề cập đến tonality trong các bài analysis nhưng phần thuật ngữ lại không thấy ad nói về cái này. Làm sao để nhận biết được là ca sĩ còn giữ được tonality ở quãng trầm hay quãng cao ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình vừa update thêm thuật ngữ này phía trên nha bạn.

      Xóa
    2. @Dark Angel: Ad không viết tiếp bài BAT nữa ạ :(((

      Xóa
  41. Không biết anh chủ blog có còn sử dụng blog này nữa hay không nhưng vẫn cảm ơn anh rất nhiều ạ!

    Trả lờiXóa
  42. Theo video này thì có vẻ toàn bộ head voice trong pop đêu bị xem là rất yếu, thậm chí bị xem là nasal, falsetto?
    https://www.youtube.com/watch?v=KB_cIQhEDfo
    https://www.youtube.com/watch?v=kOWhBudlENQ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://youtu.be/P1zJTAO--qY
      Vid này thì cho rằng giọng nam nên giũ full chest qua F4 :v

      Xóa
    2. @Thành Long: ôi hình như họ nói có lý đấy, thì ra giọng coloratura ngày xưa vốn sáng rực từ giọng nói rồi: https://www.youtube.com/watch?v=qKFdgiGSTDM

      Xóa
    3. head âm đóng trong pop thì đã không được đánh giá cao rồi, đặc biệt như nhiều cái nasal headvoice của Thu Minh. Soi thêm cả cái clip real resonance đi, tụi đó kêu trong pop trừ Whitney thì không ai thực sự res hết
      mấy cô pop head âm mở vẫn là headvoice thuần

      Xóa
  43. Squillo là gì vậy nghe nói opera dùng nó rất nhiều.

    Trả lờiXóa