Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Sharing Center

     Sharing Center là nơi để mọi người chia sẻ những tư liệu thanh nhạc hay đến cho mọi độc giả của blog. Những bạn có những chia sẻ hữu ích thì mình sẽ ghim tư liệu đó ngay trên thread này để tiện việc theo dõi và tránh tư liệu bị trôi. Hy vọng mọi người sẽ tích cực chia sẻ để mọi độc giả của blog có thể học tập và trau dồi kiến thức thanh nhạc cùng nhau.

95 nhận xét:

  1. https://youtu.be/0JDfe2p4cJc
    Một video hữu ích để giúp các bạn hiểu một đoạn run tốt là như nào
    https://youtu.be/lvusOo0ks0g
    Cách rung giọng hợp lý
    https://youtu.be/ZkqeHmx7TJM
    Phân biệt support với strain
    https://youtu.be/hfr7VLK6udM
    Một video dành cho các bạn là baritone
    https://youtu.be/NvcnuG_Q3l8
    và một số hiểu nhầm trong thanh nhạc.
    Mình chỉ kiếm đươc một số video TA thui vì các video bằng TV thường không chuẩn lắm ( đơn cử là ai đó ... ). Bạn nào muốn xem thêm có thể vô các kênh dưới video để xem. Nếu bạn có gì không hiểu cứ trả lời dưới đây mình sẽ giải thích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nào có video nào dạy cách support mà dễ hiểu một chút ko, và cách mở rộng âm vực nữa, để m.n tiện học theo ko sup đc nhưng ít ra cũng hát thêm đc nhiều bài :)))
      Mà mình thấy cái video về vocal run ở trên ko đúng lắm. Cái vocal run ví dụ của Leona Lewis phô vãi luyện mà sao xếp hạng cao thế ko biết, Ariana vs Camile thì gần như pitch luôn ổn định mà sao bị dìm dữ vậy

      Xóa
    2. Mình nghĩ bả Leona ăn điểm cái vụ chuyển giọng mượt vlon :))) thui để ad vô nhận định xem như nào v. Với ad có giải thích Ari và Camile không ổn lắm khi run tốc độ cao và hay dùng hàm khi run mừ.

      Xóa
    3. Phải có support thì mới có vibrato chuẩn phải không ạ?

      Xóa
    4. Cũng không hẳn, bạn xem cái video mình share thì Haeri có quả vibrato hơi ... ớn

      Xóa
  2. Ai có video hay tài liệu gì về cách nhận biết sự xuất hiện của breath support và mask placement trong giọng hát cũng như là bài tập kèm theo không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn vô kênh Ketsuna Male của admin Kpop vocal analyses

      Xóa
  3. Trả lời
    1. Mem toàn người mới tập hát :) Bạn nào biết support vào đây chỉ giáo với :) Mình chưa support đc nên sợ link video bậy trên mạng các bạn học xong còn mắc thêm lỗi nữa.

      Xóa
  4. Cùng học thanh nhạc với Võ Hạ Trâm này các bạn. https://www.youtube.com/watch?v=PQPesT6_dfA

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Rem Fam. Mình thấy trong clip Trâm có nói là phải gồng cơ bụng lên khi lấy hơi, rồi càng lên cao thì càng phải rặn xuống. Trong khi mình nhớ ad từng bảo là không nên dùng cơ bụng khi lấy hơi. Không biết ad nghĩ sao ạ?

      Xóa
    2. mình nghĩ là mỗi người mỗi cách mà thôi

      Xóa
    3. ý là của VHT là cơ hoành ấy, chắc cô ấy nói lộn thôi.

      Xóa
    4. Cô ấy không lộn đâu, chỉ là cách gọi của mình và VHT khác nhau. Do mình học thanh nhạc tài liệu nước ngoài, có cách nói chuẩn là dùng diaphragm, còn trong nước thì người ta lại nói dùng cơ bụng, cũng là chỉ cơ hoành thôi (theo ý mình) vì trong video lúc VHT nói dùng cơ bụng nhưng cô ấy vẫn chỉ vào cơ hoành mà.

      Xóa
  5. Strain vs Support phiên bản Việt
    https://m.youtube.com/watch?v=597SFgXIiZc
    mấy bạn thấy thế nào? có ổn không ^^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất hay đó, mong là kênh sẽ phát triển và sẽ có nhiều video hữu ích như này nữa. Mà thực ra theo mình biết thì Ái Phương và Nhật Thủy cũng có một số supported C5 mà, Nhật Thủy ngày trước thậm chí còn support ổn định C5 mà chắc cái B4 kia inconsistant hay gì đó :((

      Xóa
    2. theo mình thì thời thi Vietnam Idol Nhật Thủy chưa có support, bây giờ thì có rồi nhưng có lẽ là đến G4/G#4. Còn Ái Phương thì mình nghĩ (không chắc) có thể chưa có support.
      Ở video trên, mình thấy khá hay nhưng mình hơi thắc mắc ở nốt A#4 của Liz Kim Cương là không biết nó strain hay chỉ là unsupport.

      Xóa
    3. Ôi tiếc quá, mình định làm video với concept này nhưng bạn này đã làm trước rồi. Dù sao mình thấy đây là một video hữu ích cho những người học support, mọi người hãy tham khảo nhé.

      Xóa
    4. Nấu nâu, hồi xưa khi còn question center chính mình là người đã hỏi ad về NT mà nên mình còn nhớ. Gần như tất cả C5 trong bài những ngôi sao sáng (thu từ trước khi thi VNI) đều supported. Sau VNI mình cũng có từng hỏi về 1 note B4 trong bài Người em đã yêu, và note đó có resonance mà. Đây là bài NNSS:
      http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/nhung-ngoi-sao-sang-nhat-thuy.mRadr5lgp74x.html
      Resonance B4 mình cũng còn nhớ:
      https://www.youtube.com/watch?v=PO4euihQDnE&t=3m26s
      Còn phần trình diễn CMTTN của Ái Phương cũng đã từng được ad giải đáp mà, phần đó AP có support nhưng breath control có vấn đề, tuy nhiên AP có những supported C5 trong màn đó, có những supported G#3 và còn tạo resonance trên head voice trong màn đó. Có lẽ là do hơi thở ko ổn lắm và phiêu hơi lố và phô nên người nghe có cảm giác hơi "khó thở" chút khi nghe màn đó chứ support vẫn có mừ

      Xóa
    5. À, mình không nhớ rõ là note B4 tại https://www.youtube.com/watch?v=PO4euihQDnE&t=3m26s là mình nói resonance vì thực sự mình không có ấn tượng gì luôn. Nhưng nếu trước đó mình có nói là resonance thì mình thực sự xin lỗi bạn, note B4 đó relaxed + opened + support rât tốt nhưng thiếu độ mở để gọi là resonance. Nên mình đính chính là chỉ là good supported B4 thôi.

      Xóa
  6. https://youtu.be/IM7O7emTISw
    Mình thấy video này có vẻ hữu ích về dynamics.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ai có thể dịch 5 điều bả ghi trong tờ giấy đó không? thanks

      Xóa
    2. Đấy là 5 cấp độ của dynamic khi hát từ nhẹ đến mạnh thôi bạn, kiểu Nhẹ - Nhẹ Vừa - Vừa - Mạnh Vừa - Mạnh ý

      Xóa
    3. Chỉ vậy thôi mà bả phân bố các kiểu kinh thật đấy

      Xóa
  7. Video này có thể hữu ích cho 1 vài bạn, trước giờ mình cứ tưởng bị nasal là âm thanh bị kiểu nghẹt nghẹt thôi ai ngờ là bịt mũi lại âm thanh vẫn ko đổi mới có 1 correct position(và những đk khác =)). Và mình ko học thanh nhạc nhưng mình thấy thanh nhạc là 1 môn khá trừu tượng, gần như rất khó để tự học qua sách và video. Phải cần cho mình 1 vocal coach có kinh nghiệm để chỉ trực tiếp như này bạn mới tiếp thu đc. =)))) ahihi

    https://www.youtube.com/watch?v=9vSi6E2vlik

    Trả lờiXóa
  8. mình mới tìm được tài liệu thanh nhạc này :vv
    https://wordpress.com/view/singingforthestarblog.home.blog

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://singingforthestarblog.home.blog/2019/03/24/books-1-singing-for-the-stars-by-seth-riggs-phien-ban-viet/

      Xóa
  9. Chào admin, mình có một đoạn audio muốn tham khảo nhận xét từ các bạn, nhưng mình quá tự ti để post lên đây vì mình chưa thực sự tốt. Mình tự hỏi không biết mình có thể gửi vào email của các admin có được không nếu các admin không thấy phiền. Nếu các admin không muốn công khai email riêng vậy admin có thể gửi 1 tin nhắn nho nhỏ vào email xoanarmyor@gmail.com để mình có thể biết email để mình gửi audio được không ạ. Mong nhận được sự đồng ý của admin

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn cứ post lên đây đi, nếu mình bận không trả lời được thì sẽ có nhiều bạn độc giả giúp bạn, không có gì tự ti cả. Nhưng nhớ post vào Discussion Center nhé.

      Xóa
    2. mình post vào Discussion Center rồi ad ạ
      trả lời sớm giúp mình nhé

      Xóa
  10. https://m.youtube.com/watch?v=597SFgXIiZc
    https://www.youtube.com/watch?v=MNwvSX0mu-4
    Mọi người cho em hỏi 2 clip có đúng không ạ? hồi bữa thấy bên vocal coach reaction kêu sai nhiều lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Bẻo mới là vocal coach băm nha bạn =)))) Ông nội này có những kiến thức rất kinh khủng như "lên c5 full chest voice" "Hát pop thì cần 1 chút cao thanh quản =))" "Dưới G4 ko xác định được strain" tạo lạy dưới l t lạy lên =)))))))))))))) Bớt coi video của ông đó đi =)) Xàm xí đú.

      Xóa
    2. Còn có vụ nasal với twang là 1 nữa =)))) ổng kêu mix cần có nasal

      Xóa
    3. 99% các kênh mẹo thanh nhạc tiếng Việt đều nhảm
      chỉ có số ít video của Võ Hạ Trâm là chuẩn, nhưng quá ít để người ta có thể vào học nhạc online

      Xóa
    4. cái này thực ra cũng do nhu cầu người xem và cách dạy nữa. Hầu hết kênh thanh nhạc việt nam đều đi theo hướng speech level singing, người xem thì chỉ muốn fix nóng problem (chạm note, hát qua đoạn break) nên thành ra nó như thế trong khi còn rất nhiều vấn đề khác cân quan tâm (mình đi học thanh nhạc luyện thanh con E4 dễ vkl còn bị thầy chỉnh vỡ mặt luôn: khẩu hình, nasal, hơi, thanh quản, khoảng vang ...)

      Xóa
    5. bonus thêm vid của ken tamplin https://www.youtube.com/watch?v=_LGF7blW_CM

      Xóa
  11. mong có ai đó tốt bụng share một giọng hát Dramatic Tenor - còn sống - không chỉ hát opera
    để mình được mở mang tầm mắt

    tìm cả năm nay mà chỉ có 3 người lầ spinto tenor, bên rock
    còn ông dramatic gank team của Linkin Park vừa ẹo :((

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. à mình nhầm nha, Linkin Park là Lyric, k phải dramatic, hix

      Xóa
  12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Hồi đó ad có nói tên giáo trình ad học trên amazon, bạn nào có lưu lại link cho mình xin nhé.

    Trả lờiXóa
  14. Mọi người nghĩ sao về bài warm up này
    https://m.youtube.com/watch?v=Q5hS7eukUbQ
    Mình thấy cơ sở của những bài này oke, hợp lý. Không biết ý kiến của các bác thế nào?

    Trả lờiXóa
  15. Chào mọi người, mình vừa mới làm một video supported range cho Văn Mai Hương, chủ yếu dựa trên những gì mình đã từng hỏi ad và một số thứ mình tự quay tay thêm :v Vì lí do bản quyền cũng như độ chính xác của video nên mình ko public youtube mà chỉ share vào đây để m.n có cái xem tham khảo và giải trí thôi nhóe. Phương châm làm video của mình là "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót" cho nên chắc chắn là còn rất nhiều sai sót rồi, vì mình nghĩ cắt bỏ bớt phần sai đi sẽ dễ hơn là thêm mới vào, cho nên mong m.n và ad góp ý để mình có thể sửa video và có một video tham khảo chính xác nhất về vocal của ca sĩ nhé. Mình ko định làm thêm cho người khác nhưng mà nếu sau này có làm mình cũng sẽ ko public mà chỉ để link dưới phần mô tả video của VMH, mọi người thỉnh thoảng vào xem cho vui nhé :v Một số chỗ ko chắc chắn và nằm ngoài những gì mình đã từng hỏi mình có để dấu hỏi chấm vào đó lỡ sai cũng đỡ quê ạ :v Cám ơn mọi người đã đọc bài sớ và xem video :v
    https://www.youtube.com/watch?v=QVvTIdiu_uY

    Trả lờiXóa
  16. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  17. Chào admin.

    Mình theo dõi blog và cũng có hay đăng cmt hỏi đáp. Mình có nhiều ý kiến đóng góp mong ad xem qua. Có thể đúng có thể sai, và cũng có thể mích lòng đấy.
    (xin lỗi nếu mình nói hơi dài)
    *Về công thức chấm rank cho ca sĩ được analysis, rất không ổn ở chỗ này:
    -Quy tắc chung của ad là cộng tất cả các mục lại rồi chia trung bình, điểm thu được quyết định rank của ca sĩ.
    Như vậy thật sự không công bằng. Vì sao ư ? Mình lấy ví dụ một ca sĩ có kỹ thuật rất tốt là Trọng Tấn. Anh không hề sử dụng agility, bởi lý do khách quan là dòng nhạc của anh không cần đến. Mình thấy NÊN loại bỏ agility ra khỏi bài đánh giá của Trọng Tấn và chỉ cộng trung bình điểm cho những mục còn lại, là công bằng nhất. Nếu ca sĩ "không sử dụng" mà đánh giá yếu họ thì thật không công bằng.
    -Hầu như mặt bằng chung của Vpop các ca sĩ bị yếu agility. Nên chắc chắn khi phân tích ca sĩ nào cũng bị mất điểm. Điều này sẽ hơi khó nếu update lại các ca sĩ cũ. Nhưng mình cũng rất mong muốn như vậy.
    -Đánh giá agility khá chung chung, theo mình là vậy. Thứ nhất là toàn đánh giá qua vocal run và độ pitch của giọng khi run nhanh. Thứ 2 là kỹ năng chuyển placement mới quyết định được độ linh hoạt. (Mình chỉ thấy mỗi Hà Trần làm được, mà sao điểm agility của cô ấy thấp dữ vậy ?)
    Nói vui là cứ ca sĩ nào vocal run tốt thì ad chấm điểm nhiều :))
    -Tương tự đối với 1 số kỹ thuật như head voice, họ không xài thì ta nên loại ra chứ đừng đánh zero sẽ không công bằng.
    Ví dụ ta thi 10 môn mỗi môn 7đ, được nhà trường miễn thi môn nào đó thì điểm trung bình phải chia 9, chứ không thể đánh môn miễn thi thành zero rồi đem tất cả chia 10 được.
    Trừ trường hợp "cấm thi" - hay nói cách khác là ca sĩ dùng không được kỹ năng đó thông qua các lỗi gặp phải khi hát live - ta mới đánh Week

    -Mình thấy có thể xét tăng giảm 1 note hoặc 1 seminote tùy và tessitura của ca sĩ có cữ giọng cao, như Thanh Duy chẳng hạn. Cho dù Thanh Duy sáng mix ở G4 nhưng nếu chấm điểm anh bằng các quãng middle/upper như mọi tenor khác thì rõ ràng anh được rất rất nhiều điểm cộng :))
    Đại ý mình muốn nói là để công bằng nhất, hãy đánh giá ca sĩ theo cả tiềm năng giọng hát của họ nữa. Nhưng mà chỉ nên làm khi blog đã phát triển và có thêm admin nha :))

    *Mình có dò hỏi thì hình như ad không phân tích giọng baritone nào. Vì sao vậy ?

    *Mọi người cũng đã rất mong muốn chúng ta dọn nhà lên facebook.

    *Link die rất nhiều. Những tư liệu quý về support ngoài range hoặc hit được note cao tăng âm vực... rất dễ die nếu để trên youtube. Bằng Kiều - ca sĩ mà mình yêu thích, cũng bị youtube xóa nhiều clip quý.
    Mình thấy nên có những kho lưu trữ lại, để về sau độc giả còn nghe được. Mình cũng đóng góp luôn 1 công cụ: Subversion, là dịch vụ cất source code rất an toàn và không sợ bị nhà cung cấp tọc mạch xóa file.

    Cảm ơn ad đã lắng nghe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện tại theo bn nói là đã không công bằng rồi, còn nếu làm theo bạn thì chẳng còn gì công bằng luôn 🤣🤣🤣

      Xóa
    2. Ý kiến của bạn Minh Huy NTU rất hay. Mỗi ca sĩ đều có ưu và khuyết của riêng mình. Và phong cách hát của họ phụ thuộc phần nhiều vào cá tính, chất nghệ sĩ. Một ca sĩ không sử dụng vocal run vì dòng nhạc anh ta hát không cần đến thì có lẽ nên bỏ tiêu chí agility khi tính điểm. Việc xếp rank theo tiêu chí chung như hiện tại có thể gây ra sự không công bằng.

      Chính vì thế mà Admin trang kpopvocalanalysis.net đã thay đổi cách đánh giá ca sĩ của họ. Thay vì xếp rank, Admin đã xếp các ca sĩ vào những thẻ theo thế mạnh, theo hướng mà ca sĩ đó muốn phát triển.

      Theo mình, việc xếp hạng cũng chỉ là tương đối. Cho nên, khi xem các bài phân tích, mình cũng không quan tâm đến rank của ca sĩ lắm. Mình chỉ quan tâm đến kỹ thuật thanh nhạc, hiểu được điều gì là tốt, điều gì là xấu cho giọng hát.





      Xóa
    3. Đúng là có vẻ hơi bất công khi đánh giá cả về những mặt mà dòng nhạc của họ không dùng đến, như trường hợp của Trọng Tấn chẳng hạn. Nhưng nếu một người vừa có thể tạo resonance tốt như TT vừa có agility tốt so với người chỉ tạo resonance tốt như bạn nói thì không lẽ đánh giá họ như nhau? Mình nghĩ thế còn bất công hơn ý chứ ^^

      Xóa
    4. Dira Divo: Nếu thế thì điểm của họ vẫn ngon lành như nhau.
      Người dùng 6 mảng kỹ thuật và mỗi cái đạt điểm A thì cũng đâu thua kém người chỉ dùng 5 mảng x điểm A

      Còn vài trường hợp như họ yếu agility thật, ví dụ run 1 đoạn đơn giản mà để lỗi dính note, thì sẽ đánh giá điểm thấp.

      Xóa
    5. chất lượng thì đúng là như nhau. Nhưng một người thực hiện được 5 mảng và một người thực hiện được 6 mảng, mình không nghĩ là như nhau đâu.

      Xóa
    6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    7. giả sử 2 người A và B đăng kí hai chương trình học khác nhau chẳng hạn. Người A đăng kí chương trình gồm 5 môn trong khi người B đăng kí 6 môn bao gồm 5 môn của người A và một môn nữa (ví dụ như agility). Cả hai đều có trung bình các môn của họ đạt điểm A như nhau nhưng chắc chắn khối lượng kiến thức của B nặng hơn của A rồi đúng không?

      Thanh nhạc là cơ chế sinh học của thanh quản các thứ nữa. Đánh giá nó thì phải bao hàm hết các mặt thì có lẽ sẽ thích hợp hơn. Dĩ nhiên rank cũng không phải thước đo hoàn hảo vì giả sử có những người họ chỉ tập trung vào thế mạnh của họ (như Thanh Duy về quãng cao) cũng hoàn toàn ổn nhưng khi so với những người không chỉ mạnh về quãng cao mà còn ở những quãng khác (ví dụ như Kyuhyun, Jung Dongha) thì rank tất cả các mặt mình nghĩ vẫn ok hơn.

      Xóa
    8. Cái số 1 này bất cập đấy nhưng giữ nguyên thì hơn, có 1 mình ông ad 3 đầu 6 tay sửa gì nổi.
      Mặc dù môn nào không thi mà vẫn bị xếp 0 điểm thì nó thốn vl.


      Vote 2 cái cuối, rất nên làm, kkkkk

      Xóa
    9. Mình cũng có vài điều muốn đóng góp này.

      -MH NTU nằm vùng blog lâu rồi són ra 1 bài dài má ơi.
      -Điểm agility của Hà Trần đúng là hơi thấp. Chắc ông này mê Hà Trần.
      -Đưa lên fb và có nơi lưu trữ riêng đi ad ạ, anh em sẽ donate ủng hộ. kkkkk
      -Giọng ông MH NTU nghe hay lắm. Mà chơi kỳ cục xóa mất mấy record rồi. Hình như Lirico Tenor.

      Xóa
    10. Chimi: nhớ đợt có ông chạy note kinh lắm mà hông biết ổng còn ở đó hông tarrrrr??? 😌😌🤣🤣🤣

      Xóa
    11. Chạy note chắc chắn không phải ông MH NTU rồi =))

      Xóa
    12. https://drive.google.com/file/d/1TwR9eClF5EYXXo_6G5YrY5osOvoSsAPM/view?usp=sharing
      ahaha mình đã tìm ra được =))) đmmm chạy note nghe sướng kinh haha A Sang ơi!!! A Sangggggggggggggggg

      Xóa
  18. Xin mạn phép hỏi ad và các bạn em ở Hà Nội thì nên học thanh nhạc ở đâu ạ? em cảm ơn rất nhiều ạ

    Trả lờiXóa
  19. FUN FACT: Giọng hát khi thu âm hoàn toàn khác biệt so với khi chúng ta tự nghe.
    Giọng hát khi thu âm mới chính là giọng hát thật sự mà mọi người nghe được từ chúng ta. Thế nên, một mẹo nhỏ để cải thiện giọng hát của mình là bạn cần thu âm giọng hát của chính mình, nghe đi nghe lại thể khắc phục những hạn chế, như hát bị nhựa, không gom chữ,..., mà lúc mình hát không nghe thấy, trước khi hát live nhé. Chi tiết tại: http://kenh14.vn/tai-sao-minh-hat-cung-hay-ma-nghe-thu-am-thi-vua-chua-vua-the-the-nhi-20180527144616939.chn

    Trả lờiXóa
  20. https://m.youtube.com/watch?v=qhKnFUiigzQ
    video nói về các bài tập warm-up khá hay của The Phantom of Singing

    Trả lờiXóa
  21. Chúng ta sẽ có cảm giác gì khi hát đúng?
    Về mặt thể chất, nếu bạn đang hát đúng, bạn sẽ có cảm giác mọi thứ rất dễ dàng và thư giãn. Bạn không còn thấy sự căng thẳng hay sự gắng sức ở bất kì phần nào nơi cổ họng, hàm và lưỡi. Bạn dường như có thể hát không ngừng nghỉ, giọng hát cứ thế vang lên một cách nhẹ nhàng. Bạn sẽ cảm thấy áp lực ở cơ bụng bởi vì trong đó (cơ hoành) là nơi mà hơi thở của bạn được nén vào.

    Đây là có lẽ là điều mà bạn đang tìm kiếm bấy lâu nay. Một kiến thức hay về cảm giác dành cho những ai đang tìm hiểu về support.
    Nguồn: https://www.quora.com/What-does-it-feel-like-to-be-able-to-sing-well

    Trả lờiXóa
  22. Mình chào admin ạ. Mình theo dõi page cũng đã lâu, mình tự học thanh nhạc được hơn 2 năm và ngay từ ngày đầu quyết định tự học thanh nhạc thì page cũng là một trong số nơi mình hay tới để tham khảo. Admin có thể chia sẻ một chút về bản thân, và đặc biệt là những tài liệu mà ad sử dụng để học không ạ? Mình chỉ cần tên sách hoặc nếu có nguồn luôn thì càng tốt, tiếng Anh hay tiếng Việt gì mình cũng xin lấy tất. Mình cảm ơn

    Trả lờiXóa
  23. https://youtu.be/S62UgEmkAdw Một video có phần so sánh và chỉ ra một số lỗi thanh nhạc mà mình thấy đồng ý, mời mọi người xem r nhận xét ạ :3

    Trả lờiXóa
  24. https://youtu.be/l_XtCk40KBs?list=RDLz3kZho8H_o&t=133
    Khi Tori Kelly cháy vcl

    Trả lờiXóa
  25. https://youtu.be/v9dAafrtE7I
    Vid này nghe rõ đc sự khác biệt giữa vibrato của cô Linh và cô Lara mn ạ :v

    Trả lờiXóa
  26. https://youtu.be/YqismPQj-Jk
    Mình kiếm đc vid này hay phết mn ạ, nó nói về cách mà cơ thể mình hoạt động để tạo ra âm thanh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Thành Long: kênh này cũng ủng hộ trường phái cũ, phản đối việc "sing with the mask", ko biết có gì thực sự mâu thuẫn với những kiến thức chúng ta biết ko, hay chỉ là do thuật ngữ

      Xóa
    2. Có vẻ kỹ thuật gần với trường phái cũ nhất là Pharynxgeal voice với 2 đại diện là Lara Fabian và David Phelps tạo ra âm thanh tối hơn màu giọng thật và âm lượng lớn. Cơ mà mình dạo 1 vòng video của hai kênh ủng hộ trường phái cũ đều không thấy nói về low notes của giọng nam mà hầu như chỉ giọng nữ.

      Xóa
    3. @Thành Long: vì mình nghĩ cái vụ "sing with the mask" ảnh hưởng tới soprano nhiều hơn, chứ giọng nam xưa giờ thì vẫn chuộng chest

      theo mình biết thì bây giờ đi học thanh nhạc, các thầy cô dường như dạy học sinh nữ tập mixed voice luôn, dùng nó làm giọng chính luôn thì phải, chứ ko chú trọng làm dày, tối chest voice rồi mới connect nó lên cao như những gì trường phái cũ dạy

      Xóa
    4. @Thành Long: mà theo như mình nghe thì David Phelps có dùng head voice bạn ạ, trường phái cũ thì muốn giọng nam phải luôn luôn dùng chest cơ

      Xóa
    5. @Thành Long: tính ra Maria Callas thời chưa giảm cân đúng là đỉnh cao của thanh nhạc, chest cực dày khoẻ, connect nó lên tận E6, agility miễn bàn, lại còn là giọng dramatic chứ

      Xóa
    6. Trường phái cũ cũng dùng headvoice mà bạn, một số aria cũng yêu cầu ca sĩ nam phải hát headvoice và mình nghe thử cũng thấy rất hay :v
      Tập thẳng vào mixed voice theo mình chính là đốt cháy giai đoạn, mình đồng ý với quan điểm đi từ chest voice của trường phái cũ vì nó dễ bắt đầu.
      Maria giảm cân xong bị cái tật vibrato hay wobble, tui vẫn thích Renata Tebaldi hơn, giọng rất khỏe và vibrato đều.

      Xóa
    7. @Thành Long: thực ra mình từng ko thích Maria Callas vì âm sắc ko đẹp như Renata Tebaldi, Joan Sutherland, Montserrat Caballe, và cũng vì mình từng nghe thời bà đã giảm cân nên cũng bị ko ưng cái wobble như bạn

      sau này tình cờ tiếp xúc với các màn thời chưa giảm cân của bà thì mình mới nhận ra là Maria Callas hơn xa những người còn lại

      Tebaldi thì là ca sĩ thuộc trường phái cũ hoàn toàn, bị gặp vấn đề từ C6 đổ lên, gần như luôn bị flat từ đó, và agility khá tệ
      còn Joan Sutherland thì thuộc trường phái mới, cố hát bằng head voice hoàn toàn, thế nên đạt được E6 dễ dàng, và có agility xuất sắc dù là giọng dramatic, tuy nhiên quãng trầm cực tệ vì chest voice yếu

      Callas như nút giao giữa hai trường phái ấy, chest voice còn khỏe hơn Tebaldi vì là dramatic, nhưng ko hiểu sao bà connect nó lên tận E6 được, E6 to vang hơn Joan Sutherland nhiều nhờ chest participation, và agility thì còn xuất sắc hơn Joan (mình nói ở prime nhé, chứ sau giảm cân thì note cao khá fail)

      breath control Callas cũng hơn xa luôn, đùng cái lên E6 rồi bé âm lượng lại mà vẫn giữ E6, chạy một mạch xuống quãng trầm

      Xóa
    8. https://youtu.be/KpFsSTnnWa4?t=103

      trời ơi pha này ko có 1 ai khác làm được, đỉnh quá huhu

      Xóa
    9. https://youtu.be/QHMUL1log3U
      Mình kiếm đc vid này về vocal fach hay phết, bạn xem thử :v

      Xóa
    10. @Thành Long: mình thấy sự phân chia trong video này dựa trên những gì ca sĩ perform được, còn theo trường phái cũ thì đánh giá phải dựa trên âm sắc khi nói chuyện, và khi hạ thanh quản, làm tối giọng lại
      chứ ko chấp nhận việc lighten giọng hát để trở thành coloratura

      Xóa
    11. https://www.youtube.com/watch?v=qKFdgiGSTDM
      video này mình nghĩ là hợp lý, coloratura vốn cực hiếm chứ ko đầy rẫy như ngày nay

      Xóa
    12. Bạn làm mình nhớ tới bọn Shady :v hơi tý là coloratura

      Xóa
    13. @Thành Long: ôi gần như các bài nói về coloratura của bọn shady với dizo diza là để tâng bốc Mariah Carey ấy mà :)) cứ nhìn thấy là nản, cái gì mà phải theo đuổi phong cách coloratura, phải có tư duy coloratura bla bla
      Ca sĩ chuẩn Bel Canto đi dùng whistle :))

      Xóa
    14. Mà không hiểu sao bọn nó cứ thấy to vang thì auto là không thể strained nhỉ, bây giờ từ cái lò đó sinh ra cả một hệ tư tưởng rằng cứ lấn át người khác thì auto hay ho

      Xóa
    15. Ôí dồi bọn nó tiêu chuẩn kép lắm, lúc Sohyang hay Lee Haeri đè Thu Minh với HQH thì kêu là ko hòa hợp, ko tôn trọng chủ nhà xong lại làm cái searies những màn đàn áp đỉnh cao :)

      Tâng mấy quả run vài notes trên giây mà ko xem xét kỹ, cứ nhiều notes là auto tốt chứ ko như admin Dark Angel phân tích :) Nếu như bọn nó thì quả chạy notes từ G3 lên F6 của Lena Park chắc lên đẳng cấp thần quá :)))

      Xóa
  27. Một series video đánh giá về agility rất hay của kênh ain't no other fan. Ngoài đánh giá tổng quan về pitch, seperation, musicianship của đoạn vocal run, thì video còn point out ra những đoạn nhanh và phức tạp (hoặc cả 2) để người xem đánh giá được độ khó của đoạn đó.
    Như vậy là những đoạn vocal runs khó nhất của video, thuộc hàng legendary ấy, thuộc về Mariah Carey (7:14), Christina Aguilera (8:16) và Celine Dion (10:44) đều được thực hiện khá tốt.
    Các bạn xem thêm mấy phần khác cũng có nhiều đoạn khó kinh dị lắm :)))))
    https://www.youtube.com/watch?v=wy8ORnq9-dc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. JOJO với Tori đỉnh vleerrr :V Mình thấy còn vip hơn mấy đoạn của mấy bà kia nữa :V Runs đúng là 1 việc mà nó ăn zô melody và nâng cảm xúc nữa =)))))
      Bee thì cũng đỉnh vải đá* rồi mà hơi lạm dụng =)))))

      Xóa
    2. Part 4 với những đoạn run của Steve Mackney (2:57), Jojo (3:10), Whitney Houston (8:16), Leona Lewis (8:52), Tori Kelly (9:44)
      https://www.youtube.com/watch?v=bw04ciHoKz4

      Xóa
  28. alo alo tin nóng mọi người ơi! Mình mò ra 1 chủ nhân của loạt video đề cao chest participation, phản đối mixed voice, mask placed rồi này. Bạn nào rành vấn đề này có thể vào xem có hiểu lầm gì giữa cách diễn đạt "mixed voice", "mask placed" của chúng ta và cô ấy không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói không không vậy ai biết ai mà "vào" ba 🥲🥲🥲

      Xóa
    2. Đúng là nhiều người hiểu các khái niệm đó không giống như chúng ta đâu. Ví dụ như mixed voice, trong phạm vi blog thì nó chỉ khoảng giọng khi chúng ta đi qua primo passaggio. Nhưng mà xem nhiều các video của mấy ông bà coach trên youtube thì mấy ông bà ấy vẫn gọi những nốt A4 B4 mà dày, chesty ringing như kiểu Whitney là chest voice như thường. Mình nghĩ chủ kênh mà bạn nói đang hiểu "mixed voice" là 1 cái gì đó rất là heady, mỏng manh.

      Xóa
    3. Vậy còn "mask" thì sao nhỉ, mình thấy họ phản đối khái niệm placement @@@
      còn đi qua primo passagio, thì ý họ lại là phải coordinate giữa falsetto và chest voice nhưng ko được để chúng mix lại với nhau, mà là bổ sung cho nhau, không biết vậy có trái với blog ko

      Xóa
    4. Cái đó chắc chỉ có chủ kênh mới giải thích hợp lý được keke.

      Xóa
  29. Tiếp tục về chủ đề khả năng hát live của các ca sĩ. Sau đây là cảm nhận của mình khi nghe xong một số live performances trong tập phát sóng đầu tiên của Vietnam idol 2015.
    Trước khi nhận xét về giọng hát của ca sĩ thì mình có một chút nhận xét về chất lượng âm thanh của tập này: như shit ko hơn. Quay hình trực tiếp ngoài trời, mic no echo và thu tiếng thô luôn, và đương nhiên thời này thì nhà đài say "éo" với edit, dub => một môi trường hoàn hảo để thưởng thức giọng hát "live" của ca sĩ một cách chân thực nhất :v
    Tier 5: Yasuy, đoạn đầu cũng ổn, sang đoạn B thì như hết hơi nên phô tùm lum như karaoke xóm :v
    https://www.youtube.com/watch?v=jaKu5Dt52kk
    Tier4: Thảo My (Bay), có giọng nhưng xử lý non, hơi thở còn yếu
    Tier3: Anh Quân (Có anh ở đây rồi) + Ngân Hà (Đôi giày lười): Voice khá khỏe nhưng hôm nay 2 ông bà đều chênh phô khá nhiều.
    Tier2:
    +Nhật Thủy (Tỉnh giấc): Live khá sạch và chuẩn hơn AQ, NH nhưng đoạn cuối hơi đuối.
    +Thu Minh (Love): Có nội lực nhưng đi theo con đường hú hét như vượn. TM từng live rất ổn Bay và Yêu mình anh ở BHYT nhưng màn này thì rất ko (thực ra mic bọn đấy vẫn ngon hơn xíu) =))). Vừa vào mấy câu đầu đã phô vãi, và đương nhiên mấy đoạn lên giả thanh thì khỏi nói =))) Thanh Bùi đệm vài câu nghe cũng ok
    https://www.youtube.com/watch?v=rwdYEUNfPyA
    Tier1: Hoàng Quyên (Người em đã yêu) + Bảo Trâm (CCNMN): Mượt mà và đầy nội lực, intonation rất tốt (khán giả nghe ở dưới nó còn phải khen "quá chuẩn" là hiểu)
    https://www.youtube.com/watch?v=Do_M19IPBR4
    https://www.youtube.com/watch?v=fGbV1MUMBWU
    Những show này là minh chứng rõ nhất cho việc có giọng, có kỹ thuật nhưng ko biết cách xử lý thì cũng toang khi gặp điều kiện ko hoàn hảo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bonus clip Mỹ Linh live như hạch, dù điều kiện ngon vl :v
      https://www.youtube.com/watch?v=zq5l4LEewxg
      Nghe xong mình kiểu "clgt???? :oooo". Cả 2 ông bà đều "baby gơn" nhưng ML xử lý nghe nhờn nhợn kinh vl :v mà bọn VTV ko chỉnh lại cho chị cái câu đầu cho tử tế cái, vừa hú cái phô mẹ luôn =)))

      Xóa
  30. Ngọc Anh come back và thể hiện đẳng cấp diva khi hát live Anh yêu em trên sóng trực tiếp VTV ko khác gì thu âm @@ ko một tí xử lý hậu kỳ nào nhưng giọng và intonation vẫn trên cả mức ảo @@
    https://www.youtube.com/watch?v=GgOVAy9nc_U
    Riêng quả phiêu chỗ 4:25 chắc chỉ có Hà Trần mới đủ đẳng cấp và độ tinh tế để đú theo quá. Gần 20 năm mới nghe lại bài này cảm xúc vẫn nguyên vẹn như năm 2006, nổi da gà liên tục hehe.

    Trả lờiXóa