Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Hòa Minzy's Vocal Analysis

Voice type: Soprano
Vocal range: D3 - Bb5 (2 octaves 4 notes)
Supported range: G#3/A3 - A4/Bb4
Lowest/Highest supported note: F3 / D5 / N/A
Highest mixed note: A5
-I INTRODUCTION
         Hòa Minzy được biết đến khi cô đạt danh hiệu Quán quân của Học viện ngôi sao 2014. Sau cuộc thi cô tiếp tục gây chú ý với bản hit Ăn gì đây kết hợp với Mr. T. Thế nhưng bản hit gây được tiếng vang lớn nhất cho cô là Rời bỏ của nhạc sĩ Vũ Huy Hoàng. Đến nay, Hòa Minzy đã có một chỗ đứng khá vững chắc trong showbiz với dấu ấn là chất giọng cao, chắc chắn và truyền cảm.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Quãng trầm có sự phát triển, support ổn định đến A3/G#3, có thể giữ neutral larynx xuống F3
  • Từng support được F3
  • Support ổn định trong suốt supported range
  • Cho thấy tiềm năng phát triển cả ở cả quãng trầm lẫn cao
  • Từng support được D5
  • Stamina tốt, intonation thường ổn định
  • Kiểm soát giọng hát cũng như dynamic tốt đến D5
Weaknesses:
  • Thường không mang được support từ G#3 trở xuống, low larynx từ F#3/F3
  • Gần như chưa từng tạo resonance
  • Tension xuất hiện khá sớm trong quãng giọng, strain có thể xuất hiện ngay tại Bb4
  • Head voice không có support do có nhiều throat tension
  • Thường hát ở ngoài quãng support dẫn đến tổn thương giọng hát về sau này 
  • Thỉnh thoảng còn bị giọng mũi (nasality)
-III OVERALL ANALYSIS   
        Quãng trầm của Hòa Minzy cho thấy support ổn định đến G#3/A3. Dù có thể dễ dàng nhận ra là Hòa Minzy hướng đến quãng cao và lấy quãng này làm điểm nhấn cho giọng của mình nhưng không vì thế cô bỏ qua quãng trầm. Ở quãng này, Hòa Minzy mang support vừa đủ và khá ổn định đến A3 như B3 trong Không giờ rồi, B3 trong Rời bỏ, Bb3 trong Tàu anh qua núi, Bb3 trong Chấp nhận, Bb3 trong Mưa nửa đêm, Bb3 trong Mưa nửa đêm (good support), Bb3 trong Đừng nói xa nhau, G#3 trong Không bao giờ quên anh, G#3 trong Rời bỏ. Tiềm năng để phát triển quãng trầm của cô vẫn còn rất nhiều khi mà Hòa Minzy từng support được đến tận F3 trong Mưa nửa đêm, không những vậy cô thỉnh thoảng còn có thể support những note ngoài supported range khác như G3 trong Tàu anh qua núi. Nhưng những note dưới (hoặc ngay) G#3 chưa thể coi là một phần của supported range của Hòa Minzy vì thiếu sự ổn định cần thiết. Lỗi thường gặp là các chest voice muscles còn yếu để giữ support đầy nên support bị nông hay unsupported hẳn dù thanh quản không bị hạ. Ví dụ như G#3 trong Vùng lá me bay, G#3 - G3 trong Chấp nhận, G#3 trong Rời bỏ, G3 trong Chấp nhận. Từ F#3, việc hạ thanh quản xảy ra rất thường xuyên như F#3 trong Rời bỏ, F#3 trong phần trình diễn Rời bỏ khác, F3 trong Mưa nửa đêm, E3 trong Rời bỏ.
         Hòa Minzy support chưa hết quãng trung, chỉ đến A4/Bb4 nhưng cô lại đạt sự dễ dàng và ổn định trong suốt quãng này. Cách mix của Hòa Minzy khá cân bằng ở đây, không quá chesty hay heady và placement nằm nhiều ở xoang mặt. Tuy nhiên, Hòa Minzy chưa từng tạo resonance ở đây vì độ mở vẫn còn hạn chế, support nhìn chung lại không quá đầy đặn. Support theo khảo sát thì vô cùng ổn định đến A4 nhưng thiếu ổn định tại Bb4. Một số supported notes ở quãng này của cô như F#4 trong Mash up Love songs, G4 trong Mash up Love songs, G4 trong Chấp nhận, G#4 trong Chấp nhận, A4 trong Rời bỏ, note A4 khác cũng trong Rời bỏ, A4 trong Mash up Love songs, note A4 khác cũng trong Mash up Love songs, Bb4 trong Mưa nửa đêm, Bb4 trong Ai khổ vì ai, Bb4 trong Không bao giờ quên anh, phrase Bb4 trorng Vì anh là của em. Hòa Minzy có thể hơi strained tại Bb4 vì glottal tension và throat tension như Bb4 trong Vì anh là của em, Bb4 trong Rời bỏ, Bb4 trong Chấp nhận. Có thể thấy những supported Bb4s của Hòa Minzy xuất hiện nhiều khi cô hát bolero, khi đó Hòa Minzy có xu hướng đẩy lượng khí qua vocal cords một cách hợp lý và vừa đủ, điều đó khiến nhiều cơ phụ trách âm thanh ở cổ không tham gia vào hoạt động tạo âm thanh, từ đó dẫn đến note phát ra không mang (hoặc rất ít) tension, nhưng ở những ví dụ về note các Bb4s có tension có thể thấy Hòa Minzy dùng nhiều air pressure hơn, nhưng thay vì khuyếch đại âm thanh một cách khỏe mạnh, cô dùng nhiều cơ cổ không cần thiết và từ đó làm xuất hiện throat tension và glottal tension. Trường hợp này thường xảy ra ở những ca sĩ có cảm nhận về support không nhạy cho lắm, tiềm năng phát triển support của họ có thể còn rất nhiều nếu như một ngày nào đó họ cảm nhận được support, lúc đó có thể supported range sẽ tăng đáng kể, mà trong trường hợp của Hòa Minzy có thể sẽ đến tận D5. Ở B4, vẫn có những số ít Hòa Minzy cho thấy support như B4 trong Rời bỏ, nhưng nhìn chung đa phần đã có glottal tension và throat tension như B4 trong Chấp nhận (high larynx), B4 trong Mash up Love songs (high larynx), note B4 khác cũng trong Mash up Love songs, B4 trong Con cò (throat tension).
          Hòa Minzy thường giữ ổn định giọng hát của mình ở quãng cao tới D5, cách mix của cô dù hơi heady nhưng cân bằng hơn trước. Ngoài ra, Hòa Minzy cho thấy cô biết cách thay đổi mức độ chest/head ở quãng này theo style bài hát hoặc giảm nhẹ sức bỏ ra, ví dụ như những note D5s trong Tàu anh qua núi khi so với note D5 ở đoạn cao trào Rời bỏ hoặc D5 trong Mash up Love songs, note D5 trong Rời bỏ tỏ ra chesty hơn nhưng đồng thời nghe đầy và căng tràn hơn so với 2 note D5 ở hai bài hát kia. Điều này cho thấy sự kiểm soát dynamic và kiểm soát ổn của Hòa Minzy, chính vì thế, như vừa nói, Hòa Minzy có tiềm năng mang support đến D5 ở mixed voice. Luận điểm đó lại càng chắc chắn hơn khi Hòa Minzy vẫn có những supported notes đến D5 như C5 trong Không bao giờ quên anh, C5 trong Mash up Love songs, C#5 trong Không bao giờ quên anh, D5 trong Mash up Love songs. Những note có support này thường đến khi Hòa Minzy hát một cách nhẹ nhàng (lý do đã giải thích ở quãng trung), do đó nhiều sách vở vẫn hay hướng dẫn rằng muốn support note cao trước hết nên học hát note đó một cách nhẹ nhàng trước thay vì dùng nhiều sức không phải là không có căn cứ. Thế nhưng không may là những note này chỉ chiếm thiểu số nếu so với những lần Hòa Minzy giọng hát của mình trên quãng cao, nhưng cái hay là cô rất ít khi bị shouty đến D5, chỉ có throat tension và glottal tension là rõ ràng hơn so với quãng trung. Điều đó có thể nghe thấy ở note C5 trong Tàu anh qua núi, note C5 khác cũng trong Tàu anh qua núi, C#5 trong Rời bỏ, C#5 trong Mash up Love songs, C#5 trong Không bao giờ quên anh, D5 trong Tàu anh qua núi, D5 trong Mash up Love songs, note D5 khác trong Mash up Love songs, D5 trong Chấp nhận, D5 trong Con cò. Trên D5, sự kiểm soát có xu hướng giảm dần khiến cho Hòa Minzy ngày càng shouty và dần mất breath support. Ví dụ như Eb5 trong Chấp nhận, Eb5 trong Tàu anh qua núi, E5 trong Mash up Love songs (shouty), note E5 khác cũng Mash up Love songs, E5 trong Chấp nhận (shouty), E5 trong Con cò (shouty). Đến những note khó như F5, không khó để nhận ra thanh quản của cô đã bị đẩy khá cao, âm sắc căng, hơi chói, shouty và breath support gần như không còn hiện diện như note F5 trong Rời bỏ, F5 trong Mash up Love songs, F#5 trong Chấp nhận. Hòa Minzy còn nhiều lần cho thấy cô có thể hát được những note trên F#5 nhưng vô cùng strain và shouty như G5 trong Con cò, G#5 trong Rời bỏ, G#5 trong Chấp nhận, G#5 - A5 trong Nơi tôi thuộc về. Dù cho strain xảy ra suốt ở quãng cao, Hòa Minzy cho thấy cô có stamina tốt ở đây, trong các phần trình diễn như Rời bỏ cô đã hát khá cao trong suốt bài hát, đến cuối bài lại tiếp tục gồng gánh những đoạn belt D5 và F5 với note cao nhất là G5, hoặc Chấp nhận có đến 2 đoạn cao trào và những note belting quãng 5 rất căng, với climax nằm cuối bài là G#5 và F5.
        Hòa Minzy có sự kiểm soát rõ ràng ở head voice, head voice của cô phân ra hai trạng thái rất rõ ràng, một là bay bổng và nhẹ nhàng, đúng với màu sắc của head voice  thường thấy trong nhạc pop, hai là vô cùng đầy, solid và âm lượng lớn, chắc chắn và có thể cho người nghe dễ nhầm lẫn giữa heady mix và head voice của cô. Ở trạng thái thứ nhất, head voice của cô không có support do có khá nhiều throat tension như đoạn head voice trong Chấp nhận, Rời bỏ, Yêu mình anhTìm một nửa cô đơn. Ở trạng thái thứ hai xảy ra khi cô lên cao hơn, Hòa Minzy thậm chí còn bị strain nhiều hơn, âm sắc bén và chói hơn do cô sử dùng nhiều nhóm cơ để làm cho vocal cords nén chặt vào nhau đồng thời sử dụng nhiều air pressure hơn. Ví dụ như đoạn head voice trong Rời bỏ, đoạn head voice ngẫu hứng trong Nhanh như chớp, hay đoạn head voice cuối bài Tàu anh qua núi. Hòa Minzy ít sử dụng vocal runs, nếu có sử dụng cũng không quá phức tạp. Hòa Minzy có sự linh hoạt trong giọng hát nhưng chưa ổn định, trong bài hát Ngốc hay Tìm một nửa cô đơn (run trên head voice) hay Mash up Love songs, đoạn vocal runs trong hai phần trình diễn trước tốt hơn trong Mash up Love songs vì nghe khá lộn xộn. Nhưng xét công bằng thì hai đoạn vocal run đầu cũng không thể gọi là xuất sắc, chúng đạt mức trung bình mà ta thường thấy ở mặt bằng các ca sĩ trẻ tại Vpop.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank D
-VI BEST PERFORMANCE(S)
*Chân thành cảm ơn bạn Boo, Love, Tanloi, imtruong25, Phạm Minh Cường, Hồng Ngọc, Unknown vì tư liệu mà các bạn đóng góp

39 nhận xét:

  1. Tui đoán đúng rank a haha 🤣🤣

    Trả lờiXóa
  2. Highest supported note : D5 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0

    Trả lờiXóa
  3. Rank D đầu tiên đây rồi =)))

    Trả lờiXóa
  4. Thật là thất vọng :(
    Ad có thể chỉnh lại link cho video Mash Up Love Songs được không ạ, mình ấn vào thì toàn nói là "blocked in your country".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. link mash up love song mình ấn vào vẫn ổn mà bạn

      Xóa
    2. Thật sự là mình vẫn không xem được, Ad có thể chỉ cho là những chữ nào trong clip đó Hoà có support C5 và D5 ko

      Xóa
    3. xem tốt lắm nha bạn, mình ấn vào clip của ad vấn ok, bài hát này hội hoa râm bụt cũng mới hát thôi nên video còn mới lắm, chưa bị hỏng hay gì đâu
      https://www.youtube.com/watch?v=9v5xxGgVPWo&feature=youtu.be&t=292

      Xóa
    4. 0:20 "lắng nghe" là D5-C#5, còn 1:55 C5 là chữ "đã", clip này giống clip sử dụng trong bài đó bạn
      https://www.youtube.com/watch?v=ADaA2XuJi5c

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Vậy ad ơi cho mình hỏi nếu muốn kiểm soát điều chỉnh âm lượng một cách khoẻ mạnh thì mình làm gì ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn chỉ cần support đc nốt đó thui :3

      Xóa
    2. Bản chất thì âm thanh sẽ to khi luồn khí qua vocal cords nhiều hơn. Cách đưa nhiều, air pressure càng lớn thì âm thanh càng to. Cách điều chỉnh âm lượng không khỏe mạnh là bạn tăng quá nhiều air pressure đến mức vocal cords không thể giữ cho chúng khép vào nhau khi rung, dẫn đến các nhóm cơ xung quanh sẽ tham gia vào khiến cho bạn bị strain. Để tăng âm lượng, bạn sử dụng các resonators nhưng xoang mặt, ngực,... Các resonators này khuyếcb đại âm thanh bạn đưa ra, hiểu là bạn chỉ cần đưa 5 phần, các resonators sẽ phóng to âm thanh thêm 5 phần nữa cho bạn. Chính vì thế mà những ca sĩ hát có resonance thường xuyên, có thể bạn nghe thấy họ hát rất lớn đó, nhưng thực chất sức họ bỏ ra nhỏ hơn rất nhiều.
      Trường hợp của Hòa Minzy, lượng khí qua vocal cords khá phù hợp nhưng cô ấy lại khuyếch đại âm thanh bằng những nhóm cơ mà đáng lẽ không nên sử dụng khi hát. Chính vì vậy khi cô ấy hát nhẹ nhàng hơn, support có thể giữ đến tận D5.

      Xóa
    3. Cảm ơn ad nhiều lắm. Vậy placement có phải yếu tố để mình “kích hoạt” được cái resonators đó không? Ngoài. placement thì còn gì khác nữa không ạ?

      Xóa
    4. Có chứ, placement rất quan trọng. Ngoài placement thì tất cả các yếu tố cấu thành resonance đều vô cùng quan trọng bởi vì khi tạo ra resonance là lúc bạn sử dụng các resonantors tối ưu nhất rồi đó.

      Xóa
    5. làm thế nào để đưa placement lên mask vậy ad ? và phân biệt giữa một nốt hát ở cổ, ở mask, ở ngực và ở trán ?

      Xóa
    6. Vậy giả sử khi đã kích hoạt được các resonators thì khi hát cơ thể sẽ tự động làm việc đó không cần người hát nghĩ đến nó phải không?
      Trường hợp của Hà Anh Tuấn và Thanh Duy có phải do họ chưa sử dụng các resonators ko?
      Như yếu tố cột hơi hay độ mở của thanh quản blah...blah...blah... có được tính vào resonators ko?
      Cảm ơn nhiều ạ ^^

      Xóa
  7. Đoạn sau phần trình diễn Không Bao Giờ Quên Anh Hoà có hát một đoạn ngắn Đào Liễu, không biết ad có xem qua phần đó không và phần đó có điều gì tốt về mặt thanh nhạc không ạ?

    Trả lờiXóa
  8. làm 1 bài về cô THu Phương đi ad

    Trả lờiXóa
  9. Ad ơi, ở clip này Hòa Minzy xuống đến D3 và lên đến B5 nè.
    https://www.youtube.com/watch?v=MEn5Na3Ymgk (2:00 - D3; 7:27 - B5)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Wow, cảm ơn bạn đã cung cấp 1 clip rất chi tiết. Nhưng 7:27 mình đo lại chỉ A5 thôi, B5 nó không đúng hợp âm tại đó nghe sẽ rất phô chứ không thể nào hòa vào nhạc như vậy.

      Xóa
  10. Ad xem thử clip này coi Hòa hát đi ạ.
    https://youtu.be/AZptuc7go8I

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là clip cũ, có gì đặc biệt trong đây vậy bạn?

      Xóa
  11. Dạ ad ơi nốt Bb5 của cô ko phải là mixvoice hay sao ạ

    Trả lờiXóa
  12. Sohyang mà đc ad phân tích chắc là rank Ss+ nhỉ :))

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  14. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  15. Có bạn nào biết cách nào để giảm push trong giọng không ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nghĩ nó liên quan đến breath control, cách mix -pha head nhiều hơn.

      Xóa
    2. Một số người như Hồ Quỳnh Hương head mix nhưng vẫn push mà bạn huhu

      Xóa
  16. Đúng rồi bạn :'))) mình không biết breath control cụ thể ra sao

    Trả lờiXóa
  17. Ad để vocal range Hòa là D3 - Bb5 mà highest mix lại là A5???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bb5 trong vocal range đâu nhất thiết phải là note hát bằng mixed voice cao nhất đâu bạn, nó là head voice mà. Như Thùy Chi vocal range đến D6 (head voice) nhưng highest mix cũng chỉ đến A5 thôi.

      Xóa
    2. Bb5 đó là mixed voice mà nhỉ???

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  18. Đoạn đầu của bài Hòa Minzy xử lý rất tốt các nốt trầm, mình có thể nghe rõ support ở các note G3, còn F3 thì unsupported rồi vì thiếu độ mở chứ không hạ thanh quản. https://youtu.be/2F9mDpWof7E

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note F3 rõ hạ thành quảng, còn G3 mình ko nghĩ nó supported :) CÒn vocal Hòa dạo này cứ thế nào, mình ko thấy nó tốt hơn lúc Ad public bài analysis :v còn đi xuống. Hình như ngày càng heady, âm thanh tạo ra cứ chói chói nghe rất nhứt tai :)

      Xóa
  19. Highest mixed note của Hoà Minzy là Bb5 ad ơi

    Trả lờiXóa