Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Tùng Dương's Vocal Analysis

Voice type: Tenor
Vocal range: F2 - C#6 (3 octaves 4 notes)
Supported range: D3/Eb3 - G4
Supported range (có head voice): Eb3/D3 - C#5/D5
Lowest/Highest supported note: D3 / G#4 / D5
Highest resonant belt: G4
Highest mixed note: C#6
-I INTRODUCTION
        Tùng Dương bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò thí sinh trong cuộc thi Sao mai điểm hẹn năm 2004 và giành được giải do hội đồng nghệ thuật bình chọn. Các bài hát được dùng dự thi được anh đưa vào album đầu tay của mình là Chạy trốn. Đến năm 2007, anh tiếp tục ra mắt album thứ hai là Những khối màu lập phương, album gần đây nhất của anh là Độc đạo (2013). Tuy theo đuổi đa dạng các dòng nhạc, từ Jazz, Acoustic, Pop, tới nhạc Cách mạng, nhưng dòng nhạc anh chú trọng nhất của anh là dòng nhạc Dân gian đương đại với phong cách ma quái và mới lạ đã đặt ấn tượng mạnh mẽ tới khán giả.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Có thể support G#4
  • Có nhiều sự đầu tư phát triển agility
  • Support và tạo resonance từ D4 đến F#4/G4
  • Có thể sử dụng head voice thay vì falsetto như trước kia
  • Hát được đa dạng các dòng nhạc
  • Vocal stamina và intonation tốt
  • Nasality gần như không xuất hiện trong chest voice và mixed voice
  • Có thay đổi cách hát để tạo sự dễ dàng hơn tại quãng cao
Weaknesses:
  • Support quãng trầm khá nông tại D3, có thể bị hạ thanh quản từ C#3
  • Vocal runs thường thiếu ổn định, những đoạn vocal run có thể trở nên hơi messy
  • Support quãng cao thường không ổn định, push thường xảy ra
  • Chưa có nhiều tiến bộ ở quãng cao
  • Hầu như luôn bị strain với những note trên G#4
-III OVERALL ANALYSIS
       Trước đây, quãng trầm của Tùng Dương ít phát triển vì dưới E3 anh thường bị unsupported hoặc tệ hơn là low larynx. Gần đây, Tùng Dương cho thấy tiến bộ rõ rệt ở quãng này, support đầy hơn, rất ít khi bị unsupported. Do support đầy hơn mà âm sắc nghe rõ hơn và âm thanh project tốt hơn trước rất nhiều. Từ supported range E3/F3 bây giờ anh mang support khá tốt đến  Eb3/D3 như F3 trong Những ánh sao đêm, E3 trong Đi học, E3 trong Mẹ tôi, E3 trong O holy night, E3 trong Trở về, Eb3 trong Bài ca hy vọng, note Eb3 khác cũng trong Bài ca hy vọng, D3 trong Đi học, D3 trong Hero, D3 trong O holy night (shallow supported, airy). Mặc dù vậy việc support quãng trầm cũng chưa thực sự ổn định, vài lần anh vẫn có thể bị unsupported hay shallow supported như F3 trong Những ánh sao đêm hay D3 trong Mẹ tôi. Dưới D3 Tùng Dương tỏ ra khá chật vật vì các chest voice muscle của anh chưa phát triển ở khoảng này để giúp cho anh giữ vững support thế cho nên âm sắc của anh bị bí và tù, âm thanh không mở và không phán ánh đúng tonality tự nhiên như C#3 trong Màu hoa đỏ, C#3 trong Ru ta ngậm ngùi, C3 trong Những ánh sao đêm, C3 trong Nơi đảo xa (Blue jazz version),note C#3 khác cũng trong Những ánh sao đêm, B2 trong Mẹ tôi,  G#2 trong Ru ta ngậm ngùi. Sự phát triển/tiến bộ có thể ghi nhận là low larynx không luôn xảy ra dù đã dưới D3 như B2 trong Mẹ tôi vừa dẫn chứng phía trên, việc này là rất tốt và tạo thuận lợi cho việc phát triển support sau này bởi low larynx thường khó khắc phục. Ngoài ra, Tùng Dương cũng là một dẫn chứng cho việc hát chesty thì quãng trầm chưa chắc sẽ phát triển mạnh.
       Tùng Dương từng có thời gian support không đầy và ổn định tại quãng trung, đôi khi hạ thanh quản để làm giọng dày hơn. Thế nhưng điều này gần như không xuất hiện, thay vào đó support của anh đầy hơn với độ mở tốt hơn, không còn hiện tượng low larynx và thậm chí tạo ra resonance nhiều hơn trước. Resonance của Tùng Dương không đạt đến độ mở 100%, không phát ra ổn định và hơi push nhưng vẫn đầy, đẹp và project tốt. Ngoài ra placement của anh cũng nằm chặt ở mask hơn so với trước đây thường hay nằm hơi thấp. Một số resonant notes ở quãng trung của Tùng Dương như D4 trong O Holy Night, D4 trong Đi học, E4 trong Đi học. Đa phần Tùng Dương  chỉ dừng lại ở mức được support ví dụ như Eb4 trong Bài ca hy vọng, Eb4 trong You raise me up, E4 trong Mẹ tôi, note E4 khác cũng trong Mẹ tôi, E4 trong Trở về, F4 trong Bài ca hy vọng, F4 trong Những ánh sao đêm, note F4 khác cũng trong Những ánh sao đêm, F4 trong You raise me up. Cách mix vẫn chesty như trước đây nhưng cách đặt âm thanh có phần linh hoạt hơn, khi khá thấp ở ngực, khi nằm nhiều tại xoang mặt hoặc cao hơn nếu đòi hỏi sử dụng light mix.
        Trước đây, Tùng Dương nhiều khi không ổn định support ở F#4 và G4, support thỉnh thoảng hơi nông. Vấn đề này vẫn chưa khắc phục được do cách mix quá chesty, cộng với việc hay push giọng hát của mình, có khi Tùng Dương vẫn bị strain như F#4 trong O holy night, G4 trong Những ánh sao đêm, hoặc strain do âm đóng như trong Bài ca hy vọng. Tuy nhiên, điều đáng mừng là những lần như vừa nói chiếm một số lượng nhỏ nếu đem ra so sánh với những lần Tùng Dương support được F#4 và G4. Không có điều gì quá khác biệt so với cách support trước đây, chỉ có điều cách hát của anh khá tốn stamina hay nói cách khác là cần nhiều sức chịu đựng của giọng hát hơn là khi anh biết cách sử dụng mixed voice cân bằng hơn và ít push giọng hát của mình hơn. Một số supported F#4 và G4 được ghi nhận như F#4 trong Đi học, F#4 trong O holy night, note F#4 khác trong O holy night (resonance),  F#4 trong Trở về, F#4 trong You raise me up, F#4 trong Mẹ tôi, G4 trong Mẹ tôi, phrase G4 trong Bài ca hy vọng, G4 trong Đi học, note G4 khác cũng trong Đi học, G4 trong Mưa bay tháp cổ. Tùng Dương rất hiếm khi cho thấy support tại G#4, trước đây Tùng Dương từng support G#4 như trong Màu hoa đỏ. Về sau anh có chiều hướng thay đổi cách mix ở những note từ G#4 (trở lên), dù vẫn strain nhưng kỹ thuật anh sử dụng mang hơi hướng của Bel canto như tại note G#4 trong Những ánh sao đêm vì vị trí thanh quản hơi thấp kèm theo vibrato, cách hát này không làm tù bí âm thanh mà ngược lại cho pharynx đạt độ mở tốt hơn. Kỹ thuật này được sử dụng bởi các nghệ sĩ opera như Pavarotti hay ở Việt Nam như Trọng Tấn. Dimash không theo đuổi dòng nhạc opera nhưng anh thường dùng kỹ thuật tương tự để xử lý ở một số đoạn trong bài hát. Ở những note trên G#4, Tùng Dương làm sáng mix nhiều hơn trước nhưng strain là điều không khó để nhận ra vì Tùng Dương bị high larynx và push nhiều. Ví dụ như note A4 trong Đi học, A4 trong O holy night, Bb4 trong Bài ca hy vọng, note Bb4 khác cũng trong Bài ca hy vọng, Bb4 trong Trên đỉnh phù vân, Bb4  trong Người đàn bà hóa đá. Dù không có tiến bộ  cũng không thụt lùi về support ở quãng trung nhưng với sự thay đổi cách hát từ G#4 trở lên phù hợp với quãng cao hơn thì nhiều khả năng về sau này Tùng Dương có thể support cao hơn G4 một cách ổn định. Ngoài ra, nasality là một vấn đề của rất nhiều ca sĩ, nhưng đây không phải là một vấn đề của Tùng Dương. Anh cho thấy mình biết cách để nhấc soft palate và project âm thanh tốt nên nasality ít khi xuất hiện trong giọng hát của anh. Chỉ trừ khi anh cố tình thêm nasality vào để tạo hiệu ứng cho giọng hát như trong Thiên thaiSen hồng hư không. Đây cũng là một sự tiến bộ của Tùng Dương vì nếu so sánh với phần trình diễn Con cò năm 2014 thì nasality xuất hiện rất nhiều phần trước điệp khúc của bài hát.
         Nếu trước đây anh sử dụng falsetto, với throat tension và nasal vocal projection, thì bây giờ anh đã có thể sử dụng head voice. Head voice của anh ở lần phân tích trước đạt support đến B4 nhưng gần đây đã có sự phát triển. Ở B4, head voice của anh mang support đầy hơn, âm sắc nghe chắc hơn,ít airy hơn như B4 head voice trong Đi học. Tùng Dương tiếp tục cho thấy support đến D5 nhưng chất lượng support được bảo toàn chỉ đến C5 như đoạn head voice trong Bài ca hy vọng vì đến D5 head voice nghe khá tight như D5 head voice trong O holy night, tuy nhiên cũng có thể do nguyên âm "i" làm cho âm thanh không thoát như ở những note thấp hơn.
         Tùng Dương vỗn đã có sự tìm tòi phát triển kỹ năng agility khoảng ngay từ năm 2015, anh có thể thực hiện được cả những đoạn vocal run phức tạp như trong Nơi đảo xa (Blue jazz version). Đến nay, ở những đoạn vocal run khó anh vẫn bị dính note khá nhiều do thiếu note emphasis, nhưng pitch thì chuẩn xác hơn trước như những đoạn vocal runs trong Hero. Nhưng sự ổn định lại nhiều hơn khi nói đến những đoạn vocal run đơn giản hơn như trong Mưa bay tháp cổ, đoạn vocal run khác cũng trong Mưa bay tháp cổ, O holy night. Tuy sự tiến bộ không quá nhiều nhưng đáng ghi nhận vì agility là một kỹ năng khó và cần sự bền bỉ nếu giọng không linh hoạt ngay từ đầu.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank C
-VI BEST PERFORMANCE(S)

31 nhận xét:

  1. Thiếu highest supported notes rồi ad ơi.

    Trả lờiXóa
  2. Mình thấy note C6 của TD nghe giống C#6 hơn :o . Công nhận đoạn run trong hero nghe phê thật

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là nó bị sharp lên C#6, cảm ơn bạn rất nhiều.

      Xóa
    2. C6 của tùng dương xem ở đâu vậy ạ?

      Xóa
    3. ở comment phía dưới ý bạn

      Xóa
  3. ad ơi thiếu:
    1. Chưa ghi bao nhiêu octaves ở vocal range.
    2. highest, lowest supported note.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn Ren Ashgi và bạn Love nhé, mình đã bổ sung những phần thiếu.

      Xóa
  4. Cảm thấy hơi kì khi mình xem Overall Assessment của Tóc Tiên (được C) thì thấy Tùng Dương cao hơn Tóc Tiên ở gần như tất cả các criteria, duy có Lower Range là được Average/Above Average trong khi Tóc Tiên được Decent/Good, tuy nhiên rank của Tùng Dương lại thấp hơn 1 bậc. Không biết là do hệ số của Lower Range được tính cao hơn hay sao ta?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng nghĩ vậy, có lẽ là do criteria vì lower range dc nhân hệ số 3. Nhưng điều đáng nói là mình cũng ko hiểu tại sao TT chỉ support hơn dc 1 nốt và ổn định hơn mà overall lại vẫn hơn dc cả về 1 bậc?

      Xóa
    2. Ôi đây là lỗi của mình, không biết sao mình chỉ ghi ở phần Lower range của TD có 2 điểm thôi thay vì điểm đúng là 4 điểm nên rank của TD bị kéo xuống 1 bậc. Mình đã sửa lại và đã đưa về đúng rank. Rất cảm ơn 2 bạn Boo và thang buiquang nhé.

      Xóa
  5. Highest mixed note: C#6 ?? Ad có nhầm lẫn gì không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái này mình không nhầm nhé
      https://www.youtube.com/watch?v=ooUUoVcmdEs&feature=youtu.be&t=2m13s

      Xóa
    2. mới đầu mình cũng tưởng ad đưa nhầm

      Xóa
  6. Ad ơi cho em hỏi là nốt C#6 của Tùng Dương thực sự là mixed voice phải không ạ? Em nghe sau khi "há" lên C#6 thì tụt xuống hát nốt thấp hơn thì nghe thấy tiếng break khá rõ ràng, nên em cảm thấy nó giống với headvoice.

    Trả lờiXóa
  7. Không biết ad đã xem phần trình diễn Anh Ơi Ở Lại của Tùng Dương chưa ạ, ko biết có phát triển gì thêm không?
    https://www.youtube.com/watch?v=Ee1eR2CYtdg

    Trả lờiXóa
  8. cho mình hỏi trong đây https://www.youtube.com/watch?v=Ee1eR2CYtdg ở phút 3:54 nốt Bb4 có support hay resonace ko ạ ad có thể phân tích nốt đó ko ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Minh xin duoc phep keo bai, minh cung da hoi nhung chua duoc tra loi

      Xóa
    2. Note Bb4 đó không có support cũng như resonance, nó cao thanh quản và strain khá nhiều.

      Xóa
    3. kể ra cũng nhọ vì âm đóng "i" sẽ hạn chế dữ lắm
      giả sử là âm A hay Ơ khả năng cao sẽ support

      Xóa
  9. Mà sao mình thấy âm "i" khó nghe strain hơn là âm "a" với "o" nhỉ. Một số ví dụ strain của các ca sĩ với hai âm đó khi mình nghe thấy âm thanh kẹt trong cổ rõ ràng, tuy nhiên âm "i" lại rất khó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tại vì ca sĩ ATSM leo ra ngoài support range để hát nốt cao, có là âm nào đi nữa thì cũng strain =))

      Xóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  11. F6 https://youtu.be/IcjaNaS8cko?t=180 Chắc hẳn Tùng Dương là ca sĩ Việt Nam đầu tiên dùng whistle trên sâu khấu nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. oh, nó ko phải của Tùng Dương mà của nhạc cụ, bạn hãy tua chậm lại và cảm nhận, anh ta chỉ có chữ champion ngân dài trong khi âm thanh kia bắt đầu. ngân nhỏ dần và kết thúc khi anh ta cúi xuống !!

      Xóa
  12. https://m.youtube.com/watch?v=GjLDHcitDnw&t=78s
    Đoạn chuyển từ F4 -> F3s - G3 - Eb3 này thế nào ạ? Các nốt trầm có giữ được support không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các note trầm mình nghĩ có support. Nhưng đoạn đó ko giống chuyển từ F4 xuống Eb3 lắm. Trong bài Nơi đảo xa gần đây có 1 đoạn chuyển hơn 1 quãng từ F4 xuống Eb3 thì Eb3 low larynx rõ luôn:
      https://www.youtube.com/watch?v=iK-819cUuUk&t=1m15s

      Xóa
    2. đoạn ông đưa từ F4 -> Eb3 chỗ nào nhỉ tui chỉ nghe thấy Eb4 -> Eb3 hui, cũng 1 quãng như chỗ tui đưa F4 -> F3

      Xóa
    3. F4 chữ "lướt" đó ô, t thấy nó trong cùng 1 legato vs note Eb3 ở cuối câu. Nhưng mà tính chữ "đất" xuống chữ "liền" chắc là chuẩn hơn.
      Đoạn ô đưa t thấy bị ngắt ra rồi chứ ko trong 1 legato nữa.

      Xóa
    4. ông nói đúng đấy...chuyển theo một mạch legato như vậy phản ánh rõ hơn về vocal connection, chứ chỗ tui đưa có đứa quãng rùi

      Xóa
  13. Nốt Bb5 này của Tùng Dương là heady mix hay là masked placed head voice ad ơi? https://www.youtube.com/watch?v=-nF2PQmSQZM&t=2m22s ~ Nghe nó khá giống với nốt C6 của anh ấy

    Trả lờiXóa
  14. Đây là nốt F2 của Tùng Dương ạ https://www.youtube.com/watch?v=k1wtWloLcyc&t=1m26s

    Trả lờiXóa