Lowest/Highest supported note: F#3 / C5 / N/A
Highest resonant belt: C5
Highest mixed note: G#5
-I INTRODUCTION
Vũ Cát Tường bắt đầu được công chúng biết đến khi tham gia chương trình Giọng hát Việt mùa thứ 2, tuy không giành Quán quân nhưng cô được công chúng nhớ đến nhờ nghệ sĩ tính rất đậm nét ở bản thân. Sau cuộc thi, Vũ Cát Tường gặt hái được nhiều thành công ở những bản hit do chính cô sáng tác, nổi bật trong đó như Yêu xa, Vết mưa, Mơ, Cô gái đến từ hôm qua, If,... Năm 2019, cùng với việc ra mắt album Stardom, Vũ Cát Tường cũng tổ chức concert cùng tên gọi. Ngoài hoạt động nghệ thuật, Vũ Cát Tường còn đảm nhận vai trò huấn luyện viên Giọng hát Việt nhí mùa thứ 4, 5, 6 và tham gia một số gameshow truyền hình.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:- Quãng trầm phát triển, support đến G3, từng giữ được cân bằng thanh quản tại Eb3
- Có thể liên kết giọng hát xuống quãng trầm liền lạc
- Quãng trung support khá ổn định đến G#4/A4
- Từng support và tạo resonance đến C5
- Agility tương đối phát triển, cho thấy nhiều tiềm năng
- Xử lý được đa dạng các bài hát
- Tonality trở nên mờ, support mất từ F#3/F3
- Quãng trung thường mix quá chesty, thỉnh thoảng push xảy ra rất nhiều
- Có thể strain ngay trong supported range
- Sử dụng các hát nâng thanh quản để hát note cao, gây hại giọng và hạn chế khá năng phát triển kỹ thuật
- Vocal run thỉnh thoảng chạy note hơi dính, mờ
- Nasality vẫn còn xuất hiện trong giọng hát
- Kỹ thuật đi xuống theo năm tháng
-III OVERALL ANALYSIS
Vũ Cát Tường có sự phát triển tốt ở quãng trầm, cô từng cho thấy mình có thể giữ thanh quản cân bằng tại Eb3 trong Sa mưa giông, do có neutral larynx mà tonality đặc biệt rõ dù support không xuất hiện. Nhờ sự phát triển quãng trầm mà vocal range của Vũ Cát Tường xuống tận C3 và note trầm nhất ghi nhận từng support được của cô là F#3 trong Mơ (audio). Khi xét thêm về yếu tố ổn định trong support, Vũ Cát Tường duy trì support từ G3 trở lên nhưng không kèm resonance, thỉnh thoảng hơi nasal, vocal connection ổn và rất ít khi bị airy. Điều đó có thể nghe thấy ở note G3 trong Come back home, G3 trong Yêu xa, G3 trong Em ơi (nasal), note G3 khác trong Em ơi (nasal). G#3 trong Mơ, G#3 trong Yêu xa, G#3 trong Ngày hôm qua, A3 trong Chiến thắng, A3 trong Vết mưa, A3 trong Em ơi.Bb3 trong Come back home, B3 trong Chiến thắng. Dưới G3 support trở nên vô cùng mờ nhạt và độ mở không còn xuất hiện, low larynx xuất hiện thường xuyên từ F3 trở xuống như F3 trong clip vocal range, E3 trong Yêu xa, E3 trong Vết mưa, D3 trong Come back home, C3 trong Sa mưa giông. Với một soprano, sự phát triển kỹ thuật quãng trầm của Vũ Cát Tường rất đáng kể, không những vậy mà cô còn có thể liên kết từ quãng mixed xuống quãng trầm liền lạc. Điều đó khiến cho quãng trầm trở thành quãng mạnh nhất mà Vũ Cát Tường sở hữu.Quãng trung của Vũ Cát Tường thường được mixed chesty và pushing xuất hiện khoảng Bb4. Ngoài ra cô cũng gặp vấn đề với giọng mũi (nasality) kèm high larynx khi note lên càng cao khiến cho âm sắc có phần whinny. Điều này không xuất hiện trước đây, ví dụ như trong những clip hát cũ của cô như A thousand year hay Có khi nào rời xa, độ mở trước đây cũng tốt hơn. Hiện tại cách xử lý của cô đã tinh tế và cầu kỳ hơn nhưng đổi lại kỹ thuật cô sử dụng lại dễ dàng gây tổn thương vocal cords hơn. Từ bắt đầu quãng trung đến F#4 là quãng mà Vũ Cát Tường duy trì nền support ổn định nhất ở quãng trung, mọi thứ đều thư giãn và dễ dàng với cô. Tiêu biểu như note F#4 trong Ngày hôm qua, F#4 trong Chiến thắng. G4 đến A4 cũng có thể tính vào supported range của Vũ Cát Tường bởi những note có support tiêu biểu như G4 trong Come back home, G4 trong Em ơi, G#4 trong If (hơi tight), G#4 trong Chiến thắng, G#4 trong Vết mưa, A4 trong Vết mưa, A4 trong Yêu xa, note A4 khác cũng trong Yêu xa. Do cách hát phóng khoáng và khá "ngông" của mình mà đôi khi kỹ thuật không được giữ, throat tension có thể xuất hiện ngay trong supported range như G4 trong Come back home, G#4 trong Chiến thắng, G#4 trong Yêu xa. Đặc biệt ở A4 tần suất bị strain thường nhiều hơn như A4 trong Vết mưa, A4 trong If, note A4 khác cũng trong If, A4 trong Come back home, A4 trong Yêu xa. Nếu giữ cách hát cũ, support trên A4 hoặc thậm chí ổn định tới B4 không có vẻ quá sức với cô, cô có một nền kỹ thuật khởi điểm không quá xuất sắc nhưng vừa đủ để hát pop. Thật đáng tiếc kỹ thuật của Vũ Cát Tường đã ngày càng đi xuống theo năm tháng. Những lần Vũ Cát Tường support được trên A4 tỏ ra khá khan hiếm, một số trong đó như Bb4 trong Thằng cuội, Bb4 trong Yêu xa, B4 trong Ngày hôm qua. Đa phần high larynx thường xuất hiện ở Bb4 và B4 khiến cho âm thanh thiếu độ thư giãn như Bb4 trong Yêu xa, B4 trong Chiến thắng, B4 trong Ngày hôm qua, B4 trong Come back home, B4 trong If.
Ở quãng cao, trước đây Vũ Cát Tường có thể tạo ra resonance tại C5 như trong A thousand year. Nhưng hiện tại, quãng cao của cô đặc trưng bởi high larynx nên âm thanh rất căng và sáng hơn bình thường khi so với những ca sĩ cùng voice type. Ví dụ như C5 trong Em ơi, C5 trong Yêu xa, C5 trong If, C#5 trong Vết mưa, C#5 trong Yêu xa, C#5 trong If, C#5 trong clip vocal range. Do nền kỹ thuật sai lệch, thường đẩy thanh quản khi lên cao mà Vũ Cát Tường trở nên rất shouty khi hát từ D5 trở lên và cho thấy dấu hiệu âm thanh không thoải mái khá. Điều đó nghe thấy ở note D5 trong Come back home, D5 trong Em ơi, D5 trong Yêu xa. Khoảng từ E5 trở lên là nơi strain biểu hiện rõ ràng nhất, thanh quản đẩy lên rất cao và hoàn toàn gây hại nặng nề cho giọng hát. Ví dụ như E5 trong If, E5 trong clip vocal range, F#5 trong If, G#5 trong Ngày hôm qua (playback).
Vũ Cát Tường có thể sử dụng head voice như trong video vocal range nhưng phần lớn thời gian cô chọn sử dụng falsetto. Falsetto của Vũ Cát Tường thường khá thư giãn như vẫn rất airy và mờ. Ví dụ như đoạn falsetto trong If, Come back home, Ngày hôm qua, và Vết mưa. Về agility, Vũ Cát Tường có một độ linh hoạt nhất định trong giọng hát, nhưng vấn đề ở đây là cô cần có sự ổn định hơn về chất lương những đoạn vocal runs cũng như là tăng cường thêm độ nét giữa các note. Tuy nhiên, xét tổng quan thì kỹ năng thực hiện vocal run vẫn nghe được nhiều tiềm năng ở cô gái này. Một số đoạn vocal runs được thực hiện khá tốt như đoạn vocal runs trong If, Come back home, Tình thôi xót xa, If I ain't got you, Cô gái ngày hôm qua (note: đoạn này không thực sự tốt nhưng xét về độ khó của nó thì có thể coi là một đoạn vocal run tốt của Vũ Cát Tường).
- IV OVERALL ASSESSMENT
-VI BEST PERFORMANCE(S)
* Chân thành cảm ơn bạn Boo, Love, Sò Divas Nhạc Badminton Anh Viral Đam Detective Cam Pỏn...,
Phạm, Ngọc Linh Nguyễn, ZzZ, Vpop&Vocal, Tui
vì những đóng góp của các bạn cho bài analysis
Phạm, Ngọc Linh Nguyễn, ZzZ, Vpop&Vocal, Tui
vì những đóng góp của các bạn cho bài analysis
Ok ok, để mọi người chờ lâu quá rồi. Lần này do nhiều lý do mà bị trì hoãn, bài sau mình sẽ cố gắng hơn, không nhây như bài này đâu.
Trả lờiXóaAd ơi cái phần falsetto bài Ngày hôm qua, ad chèn link mà thiếu mất chữ "h" rồi. Nó ra như vậy nè: ttps://youtu.be/W3YiytjTRoU?t=58
Trả lờiXóaÀ cảm ơn bạn, mình vừa update lại.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaSau khi đọc bài phân tích của ad thì mình có một suy luận là nếu Tường có thể resonant được C5 trong quá khứ thì ko biết các clip cũ khác Tường có thể support cao hơn ko nhỉ?
Trả lờiXóaVí dụ như một loạt các note C#5 phần điệp khúc trong màn trình diễn Con Cò hồi 2011, ko biết ad đã xem màn này chưa: https://www.youtube.com/watch?v=0U6qCcd4Bsk
C#5 trong Yêu tại 2:10, 4:20,4:40, 4:50. Bài này lại còn chạy note nhiều nữa chứ
Xóahttps://www.youtube.com/watch?v=_s-aXfKlyGE
Không nhé, không có note C#5 có support cả.
XóaTất cả đều bị strain và high larynx ạ?
XóaAd ơi Birthday Concert (2017) mới là concert đầu tiên của Tường. 2018 ra album Stardom với concert Stardom còn 2019 là VCT Tour là tour diễn đầu tiên trong sự nghiệp, vừa mới tổ chức được 1 đêm diễn ở Hà Nội vào 31/8
Trả lờiXóaỒ vậy à? Mình đã update lại, cảm ơn bạn.
XóaP/s: Bạn này chắc fan cứng VCT nhỉ nên mới rõ chi tiết như vậy :D
https://www.youtube.com/watch?v=winZ_Wuzbg0&list=PLeYxayfWtPHo7HOk58HG0cJSbLceLKi4m&index=2&t=0s
Trả lờiXóatại phút thứ 2.47 có note f5 của vũ cát tường mình thấy nó đẹp hơn so với note f5 trong đoạn video voical range
T thấy cái tên "sò...." trong phần cảm ơn mà t tức á 😬😬😬😌😌😌😌
Trả lờiXóakhiếp quả tên dài như làn hơi Lara Fabian vậy =_=
Xóadài như làn hơi của Sò (Sohyang)
Xóaad có làm phân tích ca sĩ nước ngoài không?
Trả lờiXóanội list ca sĩ Việt Nam thôi cũng đã chất đống làm không xuể rồi bạn. Với lại ca sĩ nước ngoài mà bạn biết có thể đa phần cũng có nhiều người nước khác biết và phân tích rồi, không cần tới ad ở đây đâu. Vả lại, tìm được một blog phân tích chuẩn về ca sĩ đã khó, huống hồ là ca sĩ Việt Nam nữa. Làm về ca sĩ nước ngoài ở đây làm loãng blog và không cần thiết nữa trong khi blog đang phân tích những người mà (hầu như) chưa ở đâu phân tích cả.
Xóahttps://youtu.be/W3YiytjTRoU?t=89 B4 trong bài Ngày hôm qua của ad mình nghĩ là không support, hơi tight quá và thiếu cả độ mở
Trả lờiXóaMình sau khi trao đổi với mn thì khá chắc C5 của Vũ Cát Tường chỉ có support, cổ mở và projection chưa được tốt nha ad, nó cũng hơi nasal và hơi heady quá
Trả lờiXóahttps://youtu.be/-i-q2yFXa8M?t=289 resonant C5 của Ock Juhyun và Lara Fabian
https://youtu.be/HAjhawHQMJs?t=149 resonant C5 của Khánh Linh
https://youtu.be/zBDmd9_3x-E?t=159 2 cái C5 của Tóc Tiên. Sự khác biệt nằm ở độ đầy của support và projection
mình không nghĩ C5 đó nasal và heady quá. Mình thấy C5 đó Vũ Cát Tường nhấc soft palate khá tốt, placement nằm khá chặt ở mask.
XóaKể cả nếu không nasal thì nó cũng không đủ projection. Từ lần đầu tiên đọc bài mình đã wonder “where is resonance”. Vì mình biết Tường từng support C5 nhưng bị lạc và C5 này chỉ là sự thay thế
XóaMình thì không nghĩ C5 này là một sự thay thế bởi vì trước đây có một bạn đã hỏi về nốt C5 này trong Dicussion Center và Ad cũng trả lời là nốt C5 đó là 1 resonant C5.
Xóa