Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Hà Anh Tuấn's Vocal Analysis

Voice type: Tenor
Vocal range: F2 - C6 (3 octaves 3 notes 1 semitone)
Supported range: C3 - G4
Lowest/Highest supported note: Bb2 / G#4 / N/A
Highest mixed note: C5
-I INTRODUCTION
         Sao Mai điểm hẹn 2006 chính là bước đầu tiên đưa tên tuổi của Hà Anh Tuấn đến với mọi người sau khi anh lọt vào top 3 của cuộc thi. Tính đến nay, Hà Anh Tuấn đã có nhiều album ghi dấu ấn của mình như Cafe sáng, Saigon Radio, Acous'84,..., dự án âm nhạc Sing See Share, liveshow như Café in Concert, Fragile, Fragile+,... Hiện tại, Hà Anh Tuấn được biết đến với phong cách âm nhạc văn minh, cách xử lý tinh tế và rất "Hà Anh Tuấn" cùng lối hát nhiều cảm xúc. Ngoài việc ca hát, Hà Anh Tuấn cũng đảm nhận cương vị Chủ tịch hội đồng của công ty Viet Visison.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Rất phát triển quãng trầm, có thể support ổn định đến C3, cho thấy sự tiến bộ ở quãng trầm
  • Từng support được Bb2
  • Có sự dễ dàng ở quãng trầm (từ A2/Bb2 - F3)
  • Quãng trung nhìn chung support ổn định
  • Quãng cao có thể support ổn định đến G4, từng support được G#4
  • Nasality rất ít khi xuất hiện trong giọng hát
  • Có thể sử dụng connected head voice
  • Intonation khá ổn định và chuẩn xác
Weaknesses:
  • Những note từ B2 trở xuống thường low larynx hoặc airy
  • Quãng trung không tạo ra resonance, nhiều khi xuất hiện tongue tension
  • Có thể trở nên hơi shouty từ F4, thường bị shouty ở những note trên F4
  • Không tạo resonance ở quãng cao, support có thể shallow
  • Thường sử dụng falsetto thay vì head voice
  • Chưa cho thấy sự phát triển của agility
  • Thường ngửa cổ, rướng người gây nên tension không cần thiết khi hát note 
-III OVERALL ANALYSIS
        Hà Anh Tuấn có sự phát triển đặc biệt ở quãng trầm. Ở quãng này, Hà Anh Tuấn không những cho thấy support thường xuyên ở C3 mà khi đến A2 (dù low larynx) anh vẫn cho thấy sự thoải mái nhất định, vocal projection và tonality không bị hao hụt quá nhiều. Sự phát triển này không thuộc về bẩm sinh, bởi vì khi thử đem màn trình diễn Yêu em, 3 note C3 - Bb2 - A2 tại 1:05 không hề tốt như bây giờ, low larynx đã xuất hiện từ C3 và vocal projection bị thất thoát rất nhiều, hay note C3 tại 1:12 hơi shaky, cột hơi không vững vàng và dù nó tốt hơn với note C3 trước, nhưng nó không thể nào so sánh bằng với những note C3 hiện tại của Hà Anh Tuấn. Sự phát triển quãng trầm của anh ngoài một số yếu tố phải có như breath control, chest voice muscle development,... yếu tố có rõ sự thay đổi nhất là placement. Nếu lúc trước Hà Anh Tuấn dựa vào việc hạ thanh quản để hát note trầm, bây giờ anh chủ yếu dựa vào placement kết hợp với breath control. Placement nằm rất nhiều ở ngực nhưng vẫn duy trì ở mask khiến cho anh tạo ra âm thanh sâu đầy, kết hợp với vocal fry nhưng không cần (hoặc ít) low larynx. Chính những điều này tạo ra sự thoải mái cho Hà Anh Tuấn ở quãng trầm đến nỗi anh có thể hát quãng này thoải mái như một baritone như trong Chỉ còn những mùa nhớ, Phố mùa đông.
        Từ F3 đến Eb3 là khoảng vô cùng thoải mái cho Hà Anh Tuấn để hát, khoảng này thường cho thấy support đầy đủ, placement tốt, âm thanh tròn trịa. Hà Anh Tuấn vẫn giữ nhiều mask placement ở khoảng này và kiểm soát nhiều bằng breath control hơn. Điều đó có thể nghe thấy ở note F3 trong Tây Du Ký, E3 trong Người tình mùa đông, E3 trong Cánh hoa tàn, E3 trong Trái tim em cũng biết đau, E3 trong Nuối tiếc, E3 trong Lạc, Eb3 trong Cánh hoa tàn, note Eb3 khác cũng trong Cánh hoa tàn, Eb3 trong Tháng tư là lời nói dối của em, note Eb3 khác cũng trong Tháng tư là lời nói dối của em, Eb3 trong Tây Du Ký. Từ D3 xuống C3, sự dễ dàng sẽ bị sụt giảm nếu Hà Anh Tuấn đi từ note quãng trung xuống, tức là có kể đến kỹ năng vocal connection, nếu không, Hà Anh Tuấn vẫn khá dễ dàng support chúng những note trong khoảng này. Lượng chest voice nghe đã rõ còn placement được chuyển xuống ngực làm cho âm sắc nặng hơn. Điều vừa nói có thể thấy ở note D3 trong Nuối tiếc, D3 trong Cô bé mùa đông, D3 trong Cánh hoa tàn, D3 trong Người tình mùa đông, C#3 trong Cánh hoa tàn, note C#3 khác cũng trong Cánh hoa tàn, C3 trong Quê nhà, C3 trong Người tình mùa đông, note C3 khác cũng trong Người tình mùa đông, C3 trong Chuyện của mùa đông, note C3 khác cũng trong Chuyện của mùa đông. Nếu sự ổn định support là gần như tuyệt đối ở khoảng F3 - Eb3, ở khoảng C3 - D3, Hà Anh Tuấn thỉnh thoảng bị low larynx hoặc unsupported/airy như C3 trong Chuyện của mùa đông, những lần này chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ so với số lượng những supported note của Hà Anh Tuấn. Từ C3 trở xuống, vẫn có những số ít lần Hà Anh Tuấn giữ được support như B2 trong Trái tim em cũng biết đau, Bb2 trong Cô bé mùa đông, đa phần những note trong khoảng này của anh đều low larynx, airy, thiếu vắng breath support như note B2 trong Trái tim em cũng biết đau, Bb2 trong Cô bé mùa đông, A2 trong Dấu mưa.
        Quãng trung của Hà Anh Tuấn có sự phát triển vừa đủ khi mà anh đã support được tất cả các note ở quãng này, chỉ duy nhất một điều là Hà Anh Tuấn vẫn chưa tạo được resonance. Nguyên nhân chủ yếu là cột hơi không đầy đặn lắm làm cho nền breath support cũng không thực sự tốt. Breath support không sâu sẽ khiến cho người ca sĩ khó mà mở thanh quản ra được. Bên cạnh đó, phần lưỡi của Hà Anh Tuấn nhiều lúc cũng bị căng cứng. Vấn đề này không xuất hiện quá đáng kể, Hà Anh Tuấn đa phần vẫn giữ được những đường legato mượt mà, chỉ trừ một số trường hợp tongue tension ảnh hưởng rõ đến âm sắc như trong , Tháng tư là lời nói dối của em, Và em đã yêu, Chưa bao giờ. Dù những khuyết điểm vẫn còn nhưng nếu so sánh với những màn trình diễn trước đây trong Sao Mai điểm hẹn, Hà Anh Tuấn bên cạnh cho thấy những ưu điểm vốn có điển hình như placement, có thể nhận ra khá nhiều cải thiện như Hà Anh Tuấn đã có support đầy hơn, support ổn định hơn, giảm thiểu tối đa nasality,... Một số supported note ở quãng trung của anh có thể kể đến như D4 trong Cause I love you, D4 trong Nuối tiếc, Eb4 trong Tây Du Ký, Eb4 trong Và em đã yêu, E4 trong Người con gái ta thương, E4 trong Lạc, E4 trong Gửi anh xa nhớ, F4 trong Người tình mùa đông, F4 trong Tây Du Ký, F4 trong Chuyện của mùa đông, F4 trong Cánh hoa tàn. Squeezing sẽ xuất hiện khi Hà Anh Tuấn giảm dynamic như trong Người tình mùa đông chứng tỏ anh chưa ổn định trong việc chuyển từ chesty mix sang một cách mix balance/heady hơn và thiếu tinh tế khi điều khiển breath control ở quãng cận cao.
         Hà Anh Tuấn có thể cho thấy dấu hiệu support thường xuyên ở quãng cao đến G4 như F#4 trong Cánh hoa tàn, note F#4 khác cũng trong Cánh hoa tàn, F#4 trong Tháng tư là lời nói dối của em, note F#4 khác cũng trong Tháng tư là lời nói dối của em, F#4 trong Trái tim em cũng biết đau, note F#4 khác cũng trong Trái tim em cũng biết đau, F#4 trong Cô bé mùa đông, G4 trong Chuyện của mùa đông, G4 trong Và em đã yêu, G4 trong Nuối tiếc, note G4 khác cũng trong Nuối tiếc, G4 trong Trái tim em cũng biết đau, note G4 khác cũng trong Trái tim em cũng biết đau, G4 trong Tháng tư là lời nói dối của em (audio), Hà Anh Tuấn cũng từng cho thấy một lần support được G#4 trong Cánh hoa tàn. Có thể thấy, dù những note F#4 và G4 của Hà Anh Tuấn vẫn supported nhưng kỹ thuật của anh vẫn không thể nói quá khỏe mạnh bởi vì Hà Anh Tuấn rất shouty ở quãng này do push quá nhiều, cộng thêm nhiều lỗi kỹ thuật khác như ngửa cổ, không làm sáng mix,.... Do đó, Hà Anh Tuấn không tạo được resonance, support thỉnh thoảng shallow hoặc strain hẳn, nhất là với những âm đóng ví dụ như note F#4 trong Trái tim em cũng biết đau, G4 trong Và em đã yêu, G4 trong Chuyện của mùa đông. Với những note trên G4, Hà Anh Tuấn sử dụng rất dè dặt bởi vì anh không có nhiều sự dễ dàng ở khoảng này. Về kỹ thuật, Hà Anh Tuấn bắt đầu high larynx ở G#4 kèm với sự thiếu sự phát triển của breath support và muscle coordination, âm thanh luôn strain, nhiều throat tension và rất closed. Điều đó có thể nghe thấy ở note G#4 trong Cánh hoa tàn, note G#4 khác cũng trong Cánh hoa tàn, G#4 trong Tây Du Ký, G#4 trong Cô bé mùa đông, G#4 trong Tháng tư là lời nói dối của em. Hà Anh Tuấn chưa bao giờ không bị strain khi hát mixed voice ở những note từ A4 trở lên, điều này cũng dễ hiểu vì support đã vốn không ổn định từ G#4 cộng thêm cách hát không resonance. Một số note từ A4 trở lên của Hà Anh Tuấn như A4 trong Cánh hoa tàn, A4 trong Cause I love you, A4 trong Lạc, Bb4 trong Cánh hoa tàn, B4 trong Dấu mưa, B4 trong Tháng tư là lời nói dối của em, C5 trong Tháng tư là lời nói dối của em (audio).
        Hà Anh Tuấn có thể sử dụng head voice nhưng đa phần anh lựa chọn falsetto. Head voice của Hà Anh Tuấn closed, placement nằm không tốt như mixed voice vì hay dính cổ. Âm sắc của head voice cũng khá mỏng và sáng do anh thường hơi bị cao thanh quản khi hát head voice. Điều đó có thể nghe thấy ở đoạn head voice trong Người con gái ta thương, Cô bé mùa đông. Phần lớn thời gian Hà Anh Tuấn sử dụng falsetto, falsetto của anh airy, mờ, yếu nghe có vẻ hơi mask-placed và thỉnh thoảng có một chút nasal như đoạn falsetto trong , Cause I love you, Và em đã yêu, Chuyện của mùa đông, Lạc, Dấu mưa. Hà Anh Tuấn thường lựa chọn falsetto có lẽ vì anh có thể lên falsetto khá mượt mà và dễ dàng như trong Tháng tư là lời nói dối của em.
         Hà Anh Tuấn không phát triển nhiều về kỹ năng agility. Ở những đoạn vocal run khá dễ anh vẫn chưa cho thấy được sự linh hoạt cần thiết như đoạn vocal run trong Tháng tư là lời nói dối của em, Cánh hoa tàn, Cô bé mùa đông. Ở những đoạn vocal run nhanh hơn dù không quá pitchy nhưng note nhạc vẫn nghe không rõ như trong , Descentdants of the sun, Lạc. Về vocal connection, Hà Anh Tuấn không chỉ mạnh ở quãng trầm mà khi phải kết nối từ quãng mix xuống quãng trầm thì anh vẫn làm tốt, tonality đều đặn, neutral larynx và tonality tự nhiên. Cụ thể là từ D4 xuống D3 trong Nuối tiếc, G3 xuống Bb2 trong Cô bé mùa đông, E4 xuống E3 trong Người con gái ta thương.     
- IV OVERALL ASSESSMENT 
- V RATING
Rank C+
-VI BEST PERFORMANCE(S)

99 nhận xét:

  1. Cảm ơn ad vì bài viết này.
    Mình muốn hỏi là nếu HAT cải thiện kĩ năng agility thì rank cao nhất a ấy có thể đạt được là bao nhiêu ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng không chắc khi ước lượng trước, nhưng có lẽ là B hoặc B+

      Xóa
  2. https://www.youtube.com/watch?v=rI8FvPtez1Y
    Mifnh xin hỏi các note trầm ở đoạn đầu bài này có dc HAT supports ko vậy bạn?
    Mình cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đoạn đầu nhiều note trầm, bạn muốn hỏi cụ thể note trầm nào?

      Xóa
    2. Giống trong bài phân tích thôi bạn, các note D3, Bb2. Mình nghe tonality khá rõ nên hơi thắc mắc

      Xóa
    3. Đoạn đầu hầu hết có support, chỉ trừ những note Bb2 tại 0:10

      Xóa
  3. Mình xem khá nhiều bản live của HAT thì thấy chưa bao giờ anh ấy lên được nốt A4 tròn trịa cả, thường bị chênh phô rất nhiều, ad nghĩ sao về vấn đề này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong bài phân tích có nói mà bạn, tại A4 thì HAT thường strain và high larynx vì thế không khó hiểu khi anh ấy gặp khó khăn khi hát những note A4. Nhưng mà bạn nói phô nhiều thì hơi quá, trong 3 video dùng minh họa cho note A4 trong bài thì chỉ có bài lạc là mấy note A4 hơi flat xíu, còn A4 trong cánh hoa tàn và 2 note A4 trong cause i love you đều lên đúng note có phô gì đâu, mình thấy bài cause i love you còn lên khá dễ nữa

      Xóa
    2. Mình thì không thích cái cách Hà Anh Tuấn xử lý một số nốt cao trong "Cánh hoa tàn" cho lắm. Anh ấy hay lạm dụng luyến quá, nhiều đoạn trong bài mà hát thẳng và tròn nốt thì sẽ hay hơn.

      Xóa
  4. Hơi ngoài lề nhưng ở level Decent mình nghĩ màu vàng và màu trắng đó đã che hết chữ không đọc được. Chủ blog có thể xoá comment của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc chắn comment này sẽ bị xóa vì nó k liên quan đến HAT. Nhưng mình nghĩ mình nên trả lời thắc mắc này, blog sử dụng màu để chỉ độ tốt khi xếp rank. VD màu đỏ là kém nhất trong khi màu càng xanh thì càng tốt, màu ở giữa khoảng này không màu nào hợp hơn màu vàng, chỉ mức độ trung bình.

      Xóa
    2. Mình nghĩ ý bạn ấy là màu chữ nên đổi cho dễ nhìn chứ không phải màu nền chỉ rank

      Xóa
  5. Ad trả lời giúp em câu hỏi bên trang của Võ Hạ Trâm với ạ!

    Trả lờiXóa
  6. https://www.youtube.com/watch?v=2QgDXI2U3Ew

    Hi ad, cho mình hỏi trong Clip trên các đoạn sau anh Tuấn có lỗi gì ạ.

    1. Đoạn 1:32

    2. Đoạn 1: 52: hình như hơi strain.

    3. Đoạn 2:01 thì mình hơi thất vọng về nốt cao này của anh Tuấn. Không biết là lỗi này thuộc về lỗi gì à.

    4. Đoạn 4:50 có được gọi là headvoice không ạ?

    Thanks ad!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Đoạn 1:32 có lẽ là sự lựa chọn theo style, mình không nghĩ nó có lỗi. Chỉ là hạn chế về độ mở
      2. Đoạn 1:52 không strained, nó bị nasal
      3. Note G4 lúc mới bắt đầu đúng là khá chông chênh và hơi strained, nhưng note F4 phía sau supported.
      4. Đó chính là head voice, mask placed head voice

      Xóa
  7. Cho mình xin hỏi như HAT support tới G4 (ko có resonance nên có lẽ ko có điểm cộng thêm) và ko support dc head voice như vậy thì tương đương với C#5 của một Soprano là Above Average hay Above Average/Decent vậy bạn? Và cx nt mình cx nghĩ rằng C3 của một tenor thì tương đương với G3 của một soprano? (nếu xét qua khía cạnh consistency và potential mạnh như HAT thì có thể dc thêm điểm để từ Decent/Good thành Good hả bạn?)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có thể tham khảo lại: http://myvocalanalyses.blogspot.com/2017/05/the-criteria.html
      Tenor quãng trầm nằm khoảng Bb2/B2/C3 thì đã đến mức Good.
      Còn quãng cao phải yêu cầu đến G#4/A4 mới có thể gọi là Decent, còn dưới đó, vd chỉ đến G4 thì nằm ở khoảng Above average / Decent

      Xóa
    2. Nhưng mình thấy ở mục assessment của Tùng Dương upper range chỉ tới above average. Mình ko bt đó có phải do consistency ko, dù Tùng Dương còn có thể tạo resonance ở quãng cao

      Xóa
    3. À do nhầm lẫn thôi. Đáng lẽ của TD cũng phải Above Average/Decent mới đúng. Nhưng mình đã có kế hoạch update thêm bài của TD rồi, mình sẽ update lại phần Overall đó sau.

      Xóa
    4. Cảm ơn bạn, à với cả ko chỉ mình TD, còn TQ cx có mục điểm cho upper range cần sửa nữa (nếu như mục consistency ko ảnh hưởng tới quá nh)

      Xóa
    5. Của TQ không cần sửa, support đến F#4/G4 là Above Average, nhưng TQ có head voice rất phát triển nên upper range lên thành Above Average / Decent, không có gì bất hợp lí cả.

      Xóa
  8. https://www.youtube.com/watch?v=rUKEQCR_K7g

    Ad cho mình hỏi, đoạn 5:02 đến 5:09. HAT dùng headvoice có support không? Nốt cuối hình như hơi đóng đúng không ad?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.youtube.com/watch?v=kZ8MnltpEhY

      Còn clip này nữa, Mình thấy HAT dùng headvoice khá ổn chứ nhỉ? Đoạn 2:54 đến 3:00.

      Ad thấy đoạn đó có phải đã dùng được headvoice không? Hay lại là falseto?

      Xóa
    2. Ad ơi, cho mình xin chia sẻ về mấy câu hỏi trên nhé! Thanks ad!

      Xóa
    3. Cả 2 đều là head voice, không đoạn head voice nào có support.
      Việc HAT sử dụng head voice được không có gì lạ, mình đã nói điều đó ở bài phân tích.

      Xóa
  9. HAT thuộc loại giọng nào vậy ad ơi ? Lirico hay Full Lirico ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng đang thắc mắc như bạn. Cá nhân mình nghĩ thì HAT là full lirico (tenor 2) như Tùng Dương vì những bài hát của HAT cũng chủ đạo G4 như TD và không quá cao đến nỗi ko hát được như Trung Quân, BAT..

      Xóa
    2. Mình thì không vì mình không thấy HAT có chất natural thickness

      Xóa
    3. Như các giọng Full liric rất nổi tiếng như Lara, Ock JooHyun, Lina, Eunji, Jung Dongha, Park Hyoshin.

      Xóa
    4. Mình không nghĩa HAT là full lirico. Giọng anh cần đầy hơn và màu giọng cần có chất gì đó trưởng thành hơn. Một số full lirico tiêu biểu ở VN như Tùng Dương, Trọng Tấn, Bằng Kiều,...

      Xóa
    5. Avasi


      hình như "tenor2" hay "tenor1" là tên gọi do khán giả VN đặt ra, bập bõm chút tiếng Ý pha với tiếng Việt thôi; có gần 10 loại giọng tenor nếu tính cả Helden (!!) thì biết cái nào là 1 và cái nào là 2 ?
      mình thấy xếp loại tenor bằng quãng giọng là chưa chuẩn, vì có những giọng FLT như Bằng Kiều bắn phá quãng 5 hát những bài không ai theo nổi, đâu phải cứ FLT là hát mỗi quãng trung đâu ?
      còn về dòng nhạc của BAT thì mình thấy ổng toàn hát những bài quá sức, vượt khỏi quãng âm thuận lợi cho phép

      giọng HAT hơi mỏng nhưng cũng có đoạn hát khá dày và đanh, mà mình không biết cách nghe passagio của giọng hát nên.. bó tay :)

      Xóa
    6. Minh Huy mình thấy bạn nên dùng natural thickness như mình, nghe bari với tenor thì khá dễ còn với full và light thì tập trung là nghe ra ý mà.

      Xóa
    7. Thanh long Nguyen ngoc

      Bạn nghe qua natural thickness chỉ giúp mình với, giọng Tuấn Hưng thuộc giọng nào ?

      Xóa
    8. Xin lỗi vì phải chen ngang vào cuộc thảo luận này, Tuấn Hưng chắc chắn không phải là baritone. Tuấn Hưng là tenor.

      Xóa
    9. ồ mình rất vui vì ad tham gia cuộc trò chuyện

      -Mình xem nhiều lần TH livestream trên trang fb cá nhân: giọng hát của Tuấn Hưng có độ rền nhất định ở quãng trung, trong khi quãng cao từ G4 trở lên thì âm thanh càng mờ ? Và có những đoạn Tuấn Hưng xuống rất trầm (F2/E2)..
      Có thể mình còn kém cỏi nhưng thật sự mình chưa nghe giọng tenor nào ở VN hát xuống quãng F2/E2 được cả ?

      -Nếu ad không phiền, hãy giải đáp giúp mình nha. Ad có thể gửi 1 vài đoạn live gọi là căn cứ để xác định passagio của Tuấn Hưng từ C4 trở lên ? Tai mình không tự kiểm được, mong ad giải đáp với, cảm ơn nhé.

      -Tuấn Hưng không bao giờ dùng headvoice khi biểu diễn nên cũng không thể có đoạn headvoice nào để kết luận TH là tenor (có 1,2 clip headvoice nốt C5 nhưnng không phải là hát)

      Xóa
    10. - Tenor hát xuống E2/F2 ít nhưng không phải không có. Vd nhé, Kyuhyun của Super Junior có thể xuống đến tận D2 https://www.youtube.com/watch?v=1vT468nv3QE, Chen của EXO có thể xuống đến E2 https://www.youtube.com/watch?v=XAY9W5WCkZA, Baekhyun cũng của EXo có thể xuống đến F#2. Ở VN thì nhiều khả năng Hà Anh Tuấn có thể xuống đến E2.
      - Trong tất cả các màn trình diễn của TH đều cho thấy passaggio đều trên C4 cả, do đó bạn có thể nghe thấy ở G4 giọng anh bắt đầu sáng lên https://youtu.be/z_GRcKcrPBE?t=1m53s, với baritones, sẽ làm sáng mix tại E4.
      - Tuấn Hưng không sử dụng head voice thì không thể là tenor? Mình là tenor đây, nhưng chỉ cần mình không sử dụng mixed voice thì mình tự khắc thành baritone?

      Xóa
    11. -Vậy theo nhận định ban đầu của ad thì TH thuộc loại giọng gì ?
      Còn theo mình thì giọng TH là Dramatic Tenor chứ khó có thể là FLT, giọng Tuấn Hưng khá tối và dày, lại có âm sắc đặc biệt.

      -Như vậy cách phân biệt tenor và baritone là ở điểm làm sáng mix. Nhưng mình có chút thắc mắc: E4 cũng là nốt nhạc mà Leggiero Tenor làm sáng mix, vậy khác nhau giữa giọng này và giọng Baritone ?
      Baritones có passagio ở B3/A#3 phải không ad ?


      -Ý mình không phải là headvoice = tenor :) Mà cách hát headvoice của baritone nghe rất khác, dày hơn và dễ nhận biết hơn; hơn nữa các giọng baritone có thể bắt đầu dùng heavoice thấp hơn, tenor phải G4 mới dùng đc

      Cảm ơn ad dành thời gian giải đáp.

      Xóa
    12. - TH cùng lắm là Full Lirico thôi, Dramatic tenor giọng rất hào sảng. Tuy nhiên, mình chưa dám khẳng định
      - Điểm làm sáng mix mình nói là điểm mà mình có thể nghe thấy rõ ấy, còn nếu xét ngay tại passaggio thì hơi khó nghe có sáng hay chưa, nếu xướng âm trong 1 làn hơi thì may ra. Leggiero làm sáng mix (nghe rõ) tại G4, có khi lại G#4, A4
      - Mình là tenor và mình có thể dùng head voice ngay tại F4 hoặc E4, nên nói tenor phải dùng head voice tại G4 có vẻ không hợp lí. Còn head voice loại giọng nào dày hơn thì chưa chắc vì lirico baritone head voice nhiều lúc chưa chắc dày hơn full lirico tenor.

      Xóa
    13. Cảm ơn chia sẻ của ad nha.
      Mình thấy rằng baritones có quãng sáng mix hơi.. hẹp, nếu sáng mix ngay tại E4 thì đến F#4 sẽ... hết lên nổi nốt cao hơn nữa. Có lẽ đây là lý do mà giọng baritone ở VN ít chịu làm ca sĩ.

      Rất chờ đợi bài phân tích Tóc Tiên, hi.

      Xóa
    14. SR mấy bạn, mình nhầm chỗ anh Tuấn Hưng, không hiểu sao lại nhớ lộn sang người kahcs hih.
      À mình giới thiệu luôn một bari support đến G#4 là Hwanhee
      https://youtu.be/QK9JFt6tvE8?t=200

      Xóa
    15. mình nghe nốt nhạc đấy chả support gì cả ? Thanh long Nguyen ngoc

      Xóa
    16. Mình dựa theo phân tích của ad kpop vocal analyses

      Xóa
    17. BẠN nghe A4 của anh ý thì mới rõ strain, đây vẫn là support mà, anh ý dùng chest dominant mix nên chắc bạn nhầm

      Xóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  11. hơi bất tiện tí nhưng có liên quan tí vì bạn này hát bài của anh Tuấn :3 ad nhận xét sơ qua về kĩ thuật của bạn này nhé
    https://www.youtube.com/watch?v=KPcw6MPi9nI

    Trả lờiXóa
  12. Ad nhận xét note tại 15:03 giúp với ạ!
    Đây là note gì? Kĩ thuật ra sao ạ?
    https://youtu.be/l46-idOTMU4
    P/s:ad nhận xét giúp em tổng quát kĩ thuật phần trình diễn này ạ, đặc biệt là các note cao:
    https://youtu.be/qowiiTr9QFs

    Trả lờiXóa
  13. https://www.youtube.com/watch?v=tCV4dSMeQzE ở 0:53 có phải HAT xuống đến F2 không bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là A2, không phải F2.

      Xóa
    2. https://www.youtube.com/watch?v=fxCAy2m0zTY còn 2:44 là note gì hả bạn?

      Xóa
    3. https://www.youtube.com/watch?v=QYyq583Kwmo còn đoạn 5:39 clip này thì mình cũng có cảm nhận là E2

      Xóa
    4. cảm nhận hơi tinh tế đó bạn :)))) 5:39 đó là G#2 thôi nhé bạn

      Xóa
    5. 2:44 đó mình nghe đc nốt G2, mà cũng ko chắc chắn lắm.

      Xóa
    6. Đúng như bạn phía trên nói, 2:44 đúng là note G2 và 5:39 là G#2.
      P/s: Mình cũng vừa update vocal range nhé.

      Xóa
  14. https://m.youtube.com/watch?v=tCV4dSMeQzE&list=PLsIRiRj6jaw5XtGsZqGMyugmD8Ek_tD_K&t=0s&index=10
    0:53 HAT có hit note F2 thì phải :)) giờ mới phát hiện

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn scroll lên phía trên, có bạn đã hỏi về đoạn này rồi.

      Xóa
    2. Note đó là F2 chứ sao A2?

      Xóa
    3. Ok, mình vừa dùng DaTuner để đo thử. Đó đúng là F2 chứ không phải A2 như mình đo trên đàn piano. Thanks bạn, mình sẽ update trên vocal range

      Xóa
  15. Hà Anh Tuấn lên B5 ở clip nào thế ad?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ở đây nè bạn, phút 4:24 á
      https://m.youtube.com/watch?v=fTbk8BvcD_k

      Xóa
  16. Trong khoảng thời gian thi Sao Mai Điểm Hẹn thì HAT đã có support chưa ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có bạn nhé nhưng không tốt như hiện tại thôi.

      Xóa
    2. Trước khi thi SMDH thì HAT chưa qua trường lớp nào vẫn có support *o* wow

      Xóa
    3. Vô cùng bình thường, Thu Minh khi thi Tiếng hát truyền hình, Uyên Linh, Trung Quân khi thi Vietnam idol đều chưa qua trường lớp nhưng họ đều có support. Có số ít những bạn gửi ghi âm cho mình đã có support (dù khá shallow), hỏi ra thì họ chưa qua trường lớp nào cả. Trong khi Sơn Tùng MTP qua thanh nhạc chính quy nhưng không hề có support. Trường lớp không đồng nghĩa với biết support bạn nhé.

      Xóa
  17. để mình "NÓI RA" chỗ 4:29 của HAT lên tới C5 chưa mọi người, đỉnh quá
    https://www.youtube.com/watch?v=sAn1_D4-qwk

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chữ "nói" đúng là C5 nhưng ko hiểu sao note B4 đằng sau lại off key luôn được @@ nói chung là bài này mình thấy BAT hát live vẫn trọn vẹn hơn :)))

      Xóa
    2. giọng HAT live dc C5 là đỉnh rùi ^^, BAT thì ko phải la người nên ko tính nha :)))

      Xóa
    3. Việt Cam Lào: đoạn đó thanh quản muốn bay ra ngoài luôn rồi nên dính cổ chứ có gì lạ :))

      BAT mà hát theo cách này thì cũng chẳng lên nổi B4 đâu

      Xóa
    4. mình nghĩ một phần do anh ấy ngửa cổ

      Xóa

    5. Chimichangas hỏi chấm BAT không lên nổi B4 :))
      bài Tháng 4 là lời nói dối BAT hát đoạn cuối nghe phê hơn HAT nhiều. lên C5 sang B4 nghe dễ ợt, đoạn belting sau cũng hay hơn hẳn chứ không ngân mỗi G4 như HAT

      Xóa
    6. BAT tạo cao trào tốt hơn HAT,nghe HAT hát tháng 4 nó cứ bị đều đều

      Xóa
  18. ad ơi 3:08 có note c6 của anh hà anh tuân ạ! mong ad sơm cập nhật nhé https://www.facebook.com/haanhtuanlhp/videos/396699424235534/

    Trả lờiXóa
  19. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  20. LoveSeptember 24, 2019 at 9:48 PM
    Mình thấy trong màn này HAT có một số vocal run khá ổn, ad thấy thế nào? Ở 2:08, 2:18, 2:54.
    https://www.youtube.com/watch?v=TsRjXVrPDRA

    Trả lờiXóa
  21. Mình thấy rất nhiều ý kiến cho rằng HAT là Barritone chứ không phải Tenor, bạn nghĩ sao ạ? Bởi thực sự quãng của Barritone mới là thế mạnh của anh ấy, những nốt trên A4 anh ấy hát rất gồng, không giống một tenor chút nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi vậy nên nhiều khi chúng ta đừng quan tâm tới vấn đề giọng mình giọng gì, tenor hay baritone... mà nên xem mình thoải mái ở quãng nào và sử dụng nó. HAT mang passaggio của Tenor và màu giọng cũng nhẹ, thanh thoát khi lên cao hơn. Việc Tenor hát tốt nhất ở quãng baritone chứng tỏ quãng trầm phát triển chứ không phải anh ấy là Baritone =))

      Xóa
    2. baritone cái quần
      đố ông baritone nào dám chơi nổi nguyên bài "tháng tư là lời nói dối" đấy

      Xóa
    3. HAT mang nhiều đặc trưng của nam trung mà, thế mạnh quãng trầm trung, gặp khó khăn trong việc điều chỉnh tỉ lệ pha trên quãng cao dẫn đến bị gồng giọng ngực, yếu vocal agility. T cũng nghĩ lão ý là nam trung.

      Xóa
    4. quãng trầm của HAT không tốt như thế và sẽ trở nên cực kì bình thường đến tầm thường nếu là nam trung
      trên thực tế có rất nhiều giọng nam trung trên thế giới có tranh cãi họ thực ra là nam cao hay không vì có tồn tại giọng nam cao với âm sắc tối và dày giống Park Hyoshin hay Pavarotti, Thì với cái giọng của HAT càng không thể gần với nam trung được.
      Hà Anh Tuấn mix chest dominant và do kĩ thuật support mix có han hay nói thẳng ra luôn kĩ thuật của anh này tổng thế có hơi bị overhyped nên anh ta mới tỏ ra khó khăn. Và nam trung có thể mix Bb4/B4 nhưng sẽ không nghe nhẹ như HAT. anh ta đã sử dụng bright mix hơn ở các Bb4/B4 trong bài phân tích


      Xóa
  22. Chào m.n và ad
    Cho mình hỏi một vấn đề ạ. Giọng HAT đến C6, còn BAT đến A5. Vậy là giọng HAT cao hơn BAT nhỉ ? Mình không có kiến thức âm nhạc nhiều. Thông cảm ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao có nhiều người tò mò vấn đề giọng ai cao hơn ai thế nhỉ? Cả 2 đều là Light Lyric Tenor. Còn chuyện hát cao hơn còn phụ thuộc vào cách mix, stamina, nền kĩ thuật... các kiểu nữa. HAT lên được C6 nhưng bằng headvoice / falsetto, còn A5 là mixed voice cao nhất của BAT. Làm sao so sánh đc hai cái đó? Và có thể BAT có khả năng headvoice/falsetto cao hơn A5 nhưng không show ra thì sao?

      Điều mình muốn nói đó là, mấy cái đó chả quan trọng. Giọng cao thế nào phụ thuộc vào rất nhiều thứ, cùng một loại giọng nhưng cách mix khác nhau cũng cho ra âm thanh chất lượng khác nhau nữa, không có căn cứ hoàn hảo để so sánh. Thấp nhưng tình cảm vẫn hơn cao mà như gào, hét bạn hiểu hôn?

      Xóa
    2. Mình cho rằng với nền kỹ thuật của HAT hoàn toàn mix được cao hơn BAT, chẳng qua không thích thể hiện thôi. Thế nên giọng hát mới bền với thời gian được

      Xóa
    3. Nói vậy thì HAT mix được trên cả A5 hả bạn??? Nền kỹ thuật và quãng giọng, stamina đôi khi nó ko quy định lẫn nhau đâu bạn. Ad có nói trong bài thì HAT mix khá chesty, cộng thêm ko có kỹ thuật làm sáng mix phù hợp thì mình sợ đến D5 là đã phọt cả nghệ ra rồi chứ nói gì A5.
      Còn câu hỏi của bạn kia mình vẫn ko hiểu lắm. Hay ý bạn ai là người hát được nốt cao hơn? Muốn biết chính xác thì chỉ có nước rình lúc họ luyện thanh rồi đo xem nốt đấy là nốt gì chứ hỏi trên đây đâu thể đảm bảo chính xác được :v

      Xóa
    4. Tks các b :33 mk chỉ hỏi vậy thôi. Vì mk là fan bự của Tuấn tồ và fan nhỏ anh Tuấn Hà :v . giọng ai mk cũng thích hết

      Xóa
  23. ad có thể chèn thêm cái vid này vào ạ, khi hát live bài tháng tư HAT đã có thể lên tới C5 ạ, ở phút 5:00 ạ
    https://www.youtube.com/watch?v=V0UC3YhDi68

    Trả lờiXóa
  24. mn ơi đo hộ mình đoạn 1:05 được không. mình đo nó bằng tốc độ 0.5 thì thấy nó chạm note c2 nhưng không biết HAT có xuống được vậy không ??
    https://youtu.be/nWjBR3XPRqM?list=TLPQMjgwMjIwMjA3bzEIs2yaDg&t=64

    Trả lờiXóa
  25. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  26. https://www.youtube.com/watch?v=1XL6iy8DH74 bài này HAT có thể hiện điều gì đặc biệt ko ạ, vì mình thấy hát hay quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quãng trầm đẹp quá, nghe rất chuẩn. 1:03 có nốt F2 :)))))

      Xóa
  27. mình có thắc mắc là, sao HAT yếu agility mà lúc hát vẫn dùng nhiều vậy nhỉ, điển hình là bài tình thôi xót xa ở SSS mùa 1, gần như đến mức lamj dụng. Nếu vì cảm xúc nên vậy thì sao HAT ko đi luyện thêm kỹ năng đó nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu là phần trình diễn này https://www.youtube.com/watch?v=1XL6iy8DH74 thì HAT sử dụng các đoạn run khá dễ, thể hiện ok nếu ko quá khắt khe. HAT còn dùng các đoạn đó để tạo điểm nhấn cho bài hát nữa.
      Điểm mạnh của HAT là support quãng trầm rất tốt, intonation ổn định, lối hát cảm xúc và chọn bài rất hợp giọng. Điều mình ko thích ở HAT là khả năng cảm nhạc nói chung và sự đa dạng: cách xử lý đôi lúc nghe cũ, mix voice ở upper register ko tốt, giọng hát chưa đủ linh hoạt, đôi lúc phiêu nghe ngang phè.
      Ca sĩ họ biết rõ điểm mạnh điểm yếu của mình nên HAT có lẽ chỉ cần tập trung vào các điểm mạnh nói trên cũng là đủ rùi. Và cải thiện agility cũng cần nhiều thời gian nữa.

      Xóa
  28. Thời debut của Hà Anh Tuấn có agility khá ổn (maybe average), ad có thể nghe thử
    https://youtu.be/JNG38ZIc1bA

    Trả lờiXóa
  29. Đoạn 3:46 đoạn hát Live với Phương Linh của HAT lên được hẳn C5 luôn này AD
    https://www.youtube.com/watch?v=1cA-_iSQfDU

    Trả lờiXóa