Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2018

Dương Hoàng Yến's Vocal Analysis

Voice type: Soprano
Vocal range: Eb3 - F#6 (3 octaves 2 notes 1 semitone)
Supported range: A3/Bb3 - B4
Supported range (có head voice): A3/Bb3 - F#5
Lowest/Highest supported note: F#3 / C#5 / G5
Highest resonant belt: B4
Highest mixed note: G5
-I INTRODUCTION
         Dương Hoàng Yến ghi dấu ấn đầu tiên trong sự nghiệp khi cô tham gia vào Sao Mai Điểm Hẹn 2008 và giành giải triển vọng. Tên tuối của Dương Hoàng Yến chỉ thực sự lan rộng và trở thành hiện tượng khi cô tham gia vào cuộc thi Giọng Hát Việt 2013 và dừng chân tại top 3. Đến năm 2014, cô tham gia Cặp đôi hoàn hảo và giành ngôi vị quán quân. Bên cạnh các hoạt động âm nhạc, Dương Hoàng Yến cũng có từng tham gia lồng tiếng cho nhân vật Elsa trong phim hoạt hình Frozen phiên bản Việt và tham gia một số gameshow như Vietnam's Talent Tour, Sao Đại Chiến,...
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Có thể support đến Bb3, thỉnh thoảng đến A3
  • Có thể support và tạo resonance trên gần như toàn bộ quãng trung
  • Đôi khi có thể đạt full resonance từ F#4 đến B4
  • Từng support được C#5
  • Có cột hơi rất vững và đầy, khả năng kiểm soát khi hát head voice trên octave thứ 6 tốt
  • Head voice connected, đầy đặn, project tốt, âm lượng lớn
  • Có thể tạo head resonance khá thường xuyên đến Eb5/E5, support trên head voice duy trì đến F#5
  • Từng tạo resonance tại G5 (head voice)
  • Cho thấy tiềm năng support thấp hơn Bb3 cũng như support cao hơn F#5
  • Có phát triển kỹ năng agility, vocal runs trên head voice có chất lượng khá ổn
Weaknesses:
  • Mất support và tonality từ A3, âm sắc tạo ra muffled, hơi airy và không project tốt
  • Low larynx xuất hiện từ khoảng G#3/G3, quãng trầm khá kém phát triển
  • Có thể xuất hiện throat tension ở quãng trung, thường nhất là ở B4
  • Cách mix quá nặng về chest dominant gây khó khăn khi hát lên quãng cao
  • Pushing xuất hiện nhiều ở octave thứ 5, high larynx xuất hiện thường xuyên từ C#5
  • Âm thanh phát ra khi hát ở octave thứ 5 thường shouty
  • Âm sắc khi hát head voice từ A5 trở lên thường shrill và squeeze
  • Strain rất nặng ở octave thứ 6 (head voice)
  • Thỉnh thoảng có dấu hiệu low larynx để tạo fake thickness khi hát dòng nhạc diva
  • Vocal run trên mixed voice có note separation kém rõ ràng
-III OVERALL ANALYSIS
        Là một trong những nhân tố được chú ý tại Giọng hát Việt 2013 thông qua phần thể hiện ca khúc Adagio của Lara Fabian. Nếu cân nhắc về độ khó của Adagio, có thể nói rằng Dương Hoàng Yến làm khá ổn. Thế nhưng, khi nói sâu hơn về kỹ thuật, vẫn còn khá nhiều vấn đề. Vấn đề đầu tiên có thể kể đến là quãng trầm của cô bị mờ và vocal projection giảm rõ rệt ngay từ Bb3 như tại 1:38, kể cả sau này, quãng trầm của Dương Hoàng Yến vẫn mờ và closed như đoạn đầu của Let it go, tonality phần nào đó vẫn còn chưa hoàn toàn rõ ràng ngay cả khi đã ở C4 tại 0:18. Điều này không phải do chest voice muscles của cô kém phát triển vì nếu vậy thì Dương Hoàng Yến không thể giữ neutral larynx đến tận G#3, lý do dễ nhận thấy là ở hơi thở, breath support của cô bị mất một cách rất khó hiểu khi hát ở octave thứ 3, đồng thời breath control theo đó cũng không còn khéo léo. Tính đến năm 2017, Dương Hoàng Yến cho thấy tiến bộ khi mà cô đã support được B3 và Bb3 ổn định hơn trước với tonality rõ ràng hơn và độ mở vừa đủ như B3 trong Lũ đêm, B3 trong Sẽ có người cần anh, B3 trong Có em chờ, B3 trong Gương thần,  Bb3 trong Người đứng xem, note Bb3 khác cũng trong Người đứng xem, Bb3 trong Túy âm. Tuy vậy, sự tiến bộ vẫn không nhiều vì nhiều lần shallow supported hoặc unsupported và tonality vẫn khá mờ như trước. Điều đó có thể nghe thấy tại Bb3 trong Dù chỉ là, Bb3 trong Lạc trôi, Bb3 trong Người đứng xem, B3 trong I will always love you, B3 trong Có em chờ. Từ A3 trở xuống, Dương Hoàng Yến gần như hiếm khi cho thấy có dấu hiệu support đúng nghĩa. Cô chủ yếu bị closed throat, tonality mờ và giảm sút breath support như A3 trong Đường đến trường, A3 trong I will always love you, note A3 khác cũng trong I will always love you. Chỉ một số ít lần, Dương Hoàng Yến cho thấy shallow support ở A3 như trong Đã từng, A3 trong Ai đưa em về, note A3 khác cũng trong Ai đưa em về hay đôi khi lại có những good supported note như A3 trong Bên em là biển rộng. Dưới A3, muffled tonality của Dương Hoàng Yến làm cho lời bài hát trở nên không nghe rõ ràng cho lắm, ví dụ như note G#3 trong Người đứng xem, note G#3 khác cũng trong Người đứng xem, G#3 trong Sẽ có người cần anh, G#3 trong Lũ đêm. Từ G3, low larynx bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn, Dương Hoàng Yến gần như mất hoàn toàn breath support tại đây. Cụ thể là note G3 trong Lạc trôi, G3 trong Người đứng xem, note G3 khác cũng trong Người đứng xem, F#3 trong Trở lại bên nhau, F#3 trong Lũ đêm, F#3 trong I will always love you, F3 trong Trở lại bên nhau. Trong bài analysis, supported range của Dương Hoàng Yến đến Bb3, nhưng quãng trầm của cô đang trong giai đoạn phát triển, tại thời điểm viết bài này, Dương Hoàng Yến cũng đã từng support được những note trầm khó dưới Bb3 như G#3 trong Dù chỉ là, G3 trong Người đứng xem, F#3 cũng trong Dù chỉ là. Cho nên, supported range của Dương Hoàng Yến chắc chắn không dừng lại ở Bb3, nhưng cô cần chắn chắn và ổn định với support quãng trầm hơn để có thể xác nhận rằng cô có thể support dưới Bb3 với một sự ổn định chấp nhận được.
      Dương Hoàng Yến có thể support toàn bộ quãng trung của mình và thậm chí tạo ra resonance. Những supported notes ở quãng trung của Dương Hoàng Yến có thể kể đến như F#4 trong Dù chỉ là, note F#4 khác cũng trong Dù chỉ là (full resonance), F#4 trong I will always love you, F#4 trong Sẽ có người cần anh, G4 trong Let it go, G#4 trong Người đứng xem (resonance),  G#4 trong A whole new world (resonance), G#4 trong Lũ đêm. Do bản chất giọng khá đầy và cách mix chesty, giọng của cô bắt đầu tỏa sáng ngay ở octave thứ 4, theo tổng quan thì A4, Bb4 và B4 là những note mà Dương Hoàng Yến vừa đạt được chuẩn mực kỹ thuật vừa có độ căng tràn, đặc biệt là những note có resonance, nghe khá tuyệt vời với một ca sĩ Việt Nam. Ví dụ như A4 trong I will always love you (resonance), A4 trong Đã từng, note A4 khác cũng trong Đã từng (resonance), A4 trong Dù chỉ là, Bb4 trong Người đứng xem, Bb4 trong Mong anh về, note Bb4 khác cũng trong Mong anh về (resonance), Bb4 trong Dù chỉ là (resonance), Bb4 trong Gương thần, Bb4 trong , B4 trong I will always love you (resonance), B4 trong Ai đưa em về (resonance), B4 trong Gương thần, note B4 khác cũng trong Gương thần, B4 trong Chiếc khăn piêu, B4 trong Lũ đêm. Độ ổn định của Dương Hoàng Yến ở quãng trung vừa đủ,  đôi khi vẫn có những note quãng trung có throat tension và hơi strained. Có thể kể đến như B4 trong  (squeeze, nasal nhẹ), Bb4 trong Người đứng xem (strained), và lần gây bất ngờ nhất là ở phần trình diễn Người đứng xem, gần như tất cả note B4 ở điệp khúc đều có throat tension. Có thể thấy rằng Dương Hoàng Yến push nhiều hơn và gần như không còn điều khiển hơi thở kỹ càng như cô hay làm, điều đó giải thích tại sao Dương Hoàng Yến đôi khi bị strain tại quãng trung.
       Ở quãng cao, Dương Hoàng Yến thường bị thiếu vocal freedom cho chất chestiness nặng trong giọng hát làm Dương Hoàng Yến buộc phải push nhiều để hát ở octave thứ 5, càng lên cao cô push càng mạnh và càng shouty. Ở thời điểm trình diễn Adagio trong Giọng hát Việt 2013, cô cho thấy mình có thể support lên C5 dù note C5 đó có một chút throat tension, khá push và hơi shouty. Nhưng hiện tại, liệu Dương Hoàng Yến còn có thể support C5 không thì không thể khẳng định, vào năm 2015, cô bị strain tại C5 trong If you can dream và C5 trong Về nơi bình yên, nhưng khi mix balance hơn, cô lại có thể support C5 như trong Let it go, hiện tại,  trong phạm vi những tư liệu được dùng để viết bài này, Dương Hoàng Yến chỉ cho thấy chỉ 2 supported C5s trong Đã từng (2:10, 3:38), phần lớn những note C5 còn lại đều có khá nhiều throat tension như C5 trong Sẽ có người cần anh, C5 trong A whole new world, note C5 khác cũng trong A whole new world, C5 trong Mong anh về, C5 trong Lạc trôi, note C5 khác cũng trong Lạc trôi,  C5 trong Có em chờ. Ở C#5, ngoài trừ supported C#5 trong I will always love you, đa phần những note C#5 của Dương Hoàng Yến đa phần đều bị shouty do lượng air pressure nhiều hơn mức cần thiết. Với một Soprano, C#5 là note cao và nó cần lượng air pressure nhất định, tuy nhiên, lượng air pressure mà Dương Hoàng Yến sử dụng thường quá nhiều, làm cho âm lượng thường rất lớn. Ngoài air pressure không hợp lý, throat tension và high larynx cũng không khó để nhận ra. Điều đó có thể nghe thấy tại note C#5 trong Dù chỉ là, note C#5 khác cũng trong Dù chỉ là, C#5 trong I will always love you, C#5 trong Gương thần, C#5 trong Đã từng, C#5 trong Người đứng xem, C#5 trong Mong anh về,  C#5 trong Lũ đêm. Từ D5 trở lên, Dương Hoàng Yến thiếu kỹ thuật mix thích hợp cộng thêm những khuyết điểm đã kể, cô gần như bị strain nặng với high larynx như D5 trong Đã từng, D5 trong Người đứng xem, D5 trong Chiếc khăn piêu, Eb5 trong Lũ đêm, note Eb5 khác cũng trong Lũ đêm, Eb5 trong Gương thần, Eb5 trong Người đứng xem, E5 trong A whole new world, E5 trong Gương thần, E5 trong Những ngày mơ khép lại.
          Head voice của Dương Hoàng Yến có placement nằm nhiều ở mask cộng thêm thói quen sử dụng nhiều chest voice muscles khi hát mixed voice và chất giọng khá dày, head voice của cô rất projected và khá đầy đặn, chất lượng tổng quan có thể giúp cho Dương Hoàng Yến hát không mic vẫn có thể nghe rõ. Về support, Dương Hoàng Yến duy trì được open throat và có thể tạo resonance đến Eb5/E5, đây là lúc Dương Hoàng Yến đạt được những note head voice có project tối đa vì vừa bản thân head voice đã đầy đặn lại có thêm sự hổ trợ của head resonance, và việc chuyển đổi lên head voice cũng được thực hiện mượt mà. Điều đó có thể nghe thấy ở head voice B4 trong I will always love you, C#5 cũng trong I will always love you, note C#5 khác cũng trong I will always love you, C#5 trong Người đứng xem, note C#5 khác cũng trong Người đứng xem, Eb5 trong I will always love you, phrase Eb5 trong Gương thần (không có resonance), note Eb5 khác cũng trong Gương thần (không có resonance), Eb5 trong Đã từng, Eb5 trong Mong anh về, Eb5 trong Mẹ yêu con, E5 trong I will always love you. Dương Hoàng Yến tiếp tục cho thấy dấu hiệu support đến F#5, dù support vẫn khá đầy nhưng resonance sẽ không còn rõ ràng như những note dưới Eb5, cho nên chúng chỉ có thể gọi là supported. Ví dụ như head voice F5 trong Túy âm,F#5 trong Dù chỉ là, F#5 trong Gương thần, F#5 trong Dù chỉ là, F#5 trong Loving you. Eb5/E5 thực sự chỉ có thể gọi là nơi Dương Hoàng Yến có head resonance khá ổn định, thực ra cô còn có thể resonance lên F5 hoặc F#5 như F5 trong Mẹ yêu con, note F5 khác cũng trong Mẹ yêu con, note F5 khác nữa cũng trong trong Mẹ yêu con,  F#5 trong Gương thần .Từ G5 trở lên, trừ một vài note G5 trong Mẹ yêu con mà tiêu biểu là resonant G5 tại 4:35, Dương Hoàng Yến chưa cho thấy mình có thể support vì cô bắt đầu xuất hiện throat tension. Từ A5, một phần do placement không còn phù hợp để lên cao hơn, Dương Hoàng Yến xuất hiện pushing và high larynx. Một vài note head voice trên F#5 của Dương Hoàng Yến như G5 trong Chiếc khăn piêu, G5 trong Mẹ yêu con, A5 trong Cô gái vót chông, Bb5 - G#5 trong I will always love you, B5 trong Chiếc khăn piêu, note B5 khác cũng trong Chiếc khăn piêu, B5 trong Gương thần. Từ octave thứ 6, Dương Hoàng Yến strain rất nặng, kèm theo đó là shrill và shouty tonality. Điều đó có thể nghe thấy ở C6 trong Cô gái vót chông, C#6 trong Loving you, C#6 trong Người đứng xem, Eb6 trong Gương thần, F#6 trong Cô gái vót chông, E6 trong Loving you, F#6 trong Loving you, F#6 trong phần trình diễn khác của Loving you. Dù rằng Dương Hoàng Yến strain tại octave thứ 6 là điều rất rõ ràng, thường thì từ E6 trên head voice, không tính những trường hợp có thể support được chúng vì nó thuộc về đẳng cấp virtuosity (lão luyện, bậc thầy), không phải soprano nào cũng có thể với tới những note đó với chúng với sự kiểm soát, thế nhưng Dương Hoàng Yến có thể kiểm soát để hát những note cao đó chuẩn pitch và thậm chí, trong Cô gái vót chông cô thậm chí còn hát 2 note F#6 và sustain C6 trong cùng 1 làn hơi, điều đó cho thấy Dương Hoàng Yến sở hữu cột hơi rất vững chắc và căng đầy. Với khả năng kiểm soát và cột hơi này này, nếu Dương Hoàng Yến đặt âm thanh lên cao một chút và chú ý giảm air pressure, tập luyện để giữ open throat, support đến C6 cũng có thể với cô ấy.
           Về agility, Dương Hoàng Yến thường không sử dụng nhiều đoạn vocal runs trong bài hát. Tuy nhiên, giọng hát của cô vẫn có độ linh hoạt nhất định. Khi thực hiện đoạn vocal runs trên mixed hoặc chest voice, Dương Hoàng Yến chuẩn về cao độ nhưng các note phân tách nhau hơi kém rõ ràng ở những đoạn vocal run có độ khó trung bình. Tiêu biểu là đoạn vocal run trong Gương thần, đoạn vocal run trong Duyên phận phải chiều. Thậm chí khi đã strain, Dương Hoàng Yến vẫn có thể giữ được vocal run của mình chất lượng khá ổn như đoạn vocal run khác cũng trong Gương thần. Khi thực hiện vocal run trên head voice, do có nhiều vocal freedom hơn là cách hát chesty thường thấy, độ linh hoạt của giọng hát Dương Hoàng Yến tốt hơn rất nhiều như đoạn vocal run trên head voice trong Người đứng xem, đoạn vocal run trong Mẹ yêu con, hay đoạn vocal run khá khó nhưng cô đã làm tốt trong I will always love you.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank D+
-VI BEST PERFORMANCE(S)
*Chân thành cảm ơn bạn Love và bạn Minh Toàn Trần vì những tư liệu mà các bạn đóng góp

49 nhận xét:

  1. Wow! Bài phân tích rất chi tiết, cảm ơn ad rất nhiều. Hy vọng Yến sẽ tiếp tục rèn luyện và tiến bộ hơn nữa trong tương lai. Nhưng có nột số chỗ trong bài mình vẫn chưa hiểu lắm. Trong bài viết có đề cập đến một số supported note dưới A3 của Yến như G#3, G3 và F#3 nhưng phần lowest supported note lại để là A3 là sao nhỉ? Và ở phần đánh giá agility ad có dẫn nhầm link đoạn vocal run thứ hai trong Gương thần không, vì mình thấy cả hai đoạn vocal run trong Gương thần sử dụng trong bài viết đều giống nhau?

    Trả lờiXóa
  2. Ad co the cho minh hoi ve viec danh gia lai quang tram cua Duong Hoang Yen tu Bb3 len A3/Bb3 thi co anh huong toi overall assessment ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có chứ, điểm phần lower range của cô ấy đã được cộng thêm.

      Xóa
  3. https://www.youtube.com/watch?v=ndG0zC3LniM
    3:05 Doan nay la luc DHY day dynamic len nhung ko on phai ko ban?
    3:56 Runs + transition, head voice co phai hoi closed?
    4:57 Runs on ko ban?
    5:37 Doan nay co phai DHY chuyen placement tu chest sang head + giam dynamic ko ban?
    Va co phai DHY dao nay ko on dinh lam voi breath support ko vay ban? Co phai trong cac tap trong SDC, DHY kha ko on dinh voi resonance nen nghe am thanh cung ko dc smooth lam (mixed voice). Cam on ban!
    Xin loi ban may tinh minh ko cai dc ban phim TV

    Trả lờiXóa
  4. 3:05 cô ấy strain khá nặng tại C5
    3:56 đoạn head voice không đến mức resonance nhưng nó không đóng
    4:47 khá ổn về pitch nhưng nhiều note emphasis hơn sẽ hay hơn
    5:37 sao bạn lại gọi là chuyển placement? cô ấy chuyển từ mixed voice sang head voice.
    Cô ấy vẫn khá ổn định với breath support. DHY vốn không quá ổn định với resonance, không chỉ riêng trong show Sao đại chiến.

    Trả lờiXóa
  5. https://m.youtube.com/watch?v=XGR6awOX5EM
    Từ 2:59 đến 3:01
    Hay ở 3:17
    Hay ở 3:28
    DHY có hát nốt F5 nào ko ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những chổ bạn chỉ đều là F5. Và mình cũng vừa update highest mixed note của DHY, cảm ơn bạn.

      Xóa
    2. https://www.youtube.com/watch?v=BbdvPhw5EGQ 4:19 DHY mix F5 va G5 nay ban

      Xóa
    3. Đó đúng là F5 và sau đó là G5.

      Xóa
  6. Vậy ad hãy cập nhật note mix cao nhất của Dương Hoàng Yến là G5 đi ạ!

    Trả lờiXóa
  7. Đoạn run này nghe có ổn ko ad nhỉ? Và đặc biệt là 2 note G5 ở 4:46 ngay sau đó có được support tốt ko? Cám ơn ad
    https://www.youtube.com/watch?v=W-KZSCxKae8&t=4m40s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu dùng tiêu chuẩn thường của vocal run để đánh giá thì không phù hợp trong trường hợp này lắm. Trong bài hát này, nó khá hòa quyện và hoàn hảo.
      Note G5 sau đó strained.

      Xóa
  8. Ad xem giúp mình quãng trầm của DHY trong live này có tiến bộ gì ko ạ. Cô ấy hát rất nhiều note G3 ở 0:01 0:08 0:30 0:38 0:52 0:57 1:00 1:14. Thanks ad nhiều
    https://www.youtube.com/watch?v=pUXkdFFOU6I

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À mình quên mất, 2 note C5 ở 1:04 và 1:18 có support ko ad, hình như 2 note đó đc mix khá cân bằng ad nhỉ?

      Xóa
    2. Mình nghe thử note G3 tại 0:01 0:08 0:30 0:38, tất cả đều khá low larynx, không có breath support. C5 tại 1:04 supported, và đúng là mix khá cân bằng. 1:18 là Bb4, không phải C5.

      Xóa
  9. Ad cho em hỏi một số câu hỏi được không ạ? (Mặc dù nó không liên quan đến chị Dương Hoàng Yến lắm)
    1. Các nốt nhắc đến trong analyse (các nốt đo được) cũng như các vấn đề gặp phải trong lúc ca sĩ hát những nốt đó là do chính các ad nghe được hay sao? Tức là các ad học thanh nhạc khiến tai nhạy với các nốt nhạc nên biết chính xác các nốt và vấn đề đi kèm ạ? Hay là có ứng dụng phần mềm gì đó đo không ạ?
    2. Dương Hoàng Yến như vậy có được tính là giọng cá heo chưa ạ?
    3. Nếu được thì em rất rất mong ad có thể phân tích giọng của ca sĩ này ạ Hoa Thần Vũ. Bạn ấy được gọi mỹ miều là ca sĩ hát live đập nát bản thu âm. Mặc dù có một video vocal range rồi ( https://www.youtube.com/watch?v=ZaKFfGOKbIc ) nhưng mà không thể nào xuất sắc chi tiết như bài phân tích của ad ạ. Và cái em mong chờ mà cũng lo nhất ở bài phân tích là giọng hát bạn ấy gặp thương tổn về sau như thế nào ạ. Vì bạn ấy mặc kệ những chỗ hát sai kĩ thuật và ngoài tầm giọng hát chỉ cần chỗ đó thích hợp với nốt đó với âm sắc như thế thôi ấy ạ. Mà không hiểu bằng cách nào từ lúc debut đến giờ là 5 năm mà giọng hát bạn ấy tiến bộ dữ dội luôn. Em rất hi vọng ad có thể phân tích, vì em tin nếu là một người yêu thích âm nhạc, ad sẽ yêu mến bạn ấy cùng những sáng tác và cải biên xuất sắc của bạn ấy thôi ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Mình dùng đàn organ đo, còn các vấn đề đi kèm như support, các loại tension thì bạn cần phải học.
      2. Câu này mình cũng không biết có là giọng cá heo chưa nữa.
      3. Mình không analyse ca sĩ nước ngoài bạn nhé, nhưng vì thấy bạn có vẻ rất yêu mến ca sĩ này nên mình sẽ trả lời cho bạn. Ca sĩ này có kỹ thuật không mấy ấn tượng, có thể support nhưng quãng trầm trong video từ B2 trở xuống chỉ là low larynx, strained từ F4, độ mở không tốt, còn rất hạn hẹp. Nhìn chung ca sĩ này kỹ thuật không phát triển nhiều.

      Xóa
    2. Ad ơi, em thấy thêm 1 video vocal range của Hoa Thần Vũ rồi, vid này từ 2013- cuối 2017 trước show Singer, còn vid ở trên là ở show Singer 2018.
      ( https://www.facebook.com/97NEZyu/videos/444656732704056/)
      Đây là bài hát ra gần đây nhất: https://www.youtube.com/watch?v=MJHGWEorlrw
      Còn đây là đợt concert 2018 gần đây với bài Đấu Ngưu âm trầm nhất từ trước đến nay.
      https://www.youtube.com/watch?v=w9trlyPAgyE

      Em cung cấp tư liệu cho ad phần nào rồi ấy ạ. Rất rất rất hi vọng ad sẽ làm bài phân tích ạ.

      Xóa
    3. Mình nghĩ nên dừng ở đây được rồi, mình không analyse ca sĩ nước ngoài.

      Xóa
    4. Mình nghĩ mình cũng nên dừng rồi.
      Nhưng mà trước khi dừng mình có vài lời muốn nói thế này:
      1. Những kiến thức bạn học nhiều đấy, nhưng chưa phải là tất cả đâu. Mình dùng câu hỏi thứ hai là câu giọng cá heo chị Dương Hoàng Yến để thử bạn thôi. Hơi tiếc đấy!
      2. Mình ngỡ ràng các bạn dùng phần mềm để đo nốt cơ, nhưng nếu dùng đàn organ mà đo, cùng với đôi tai của các bạn chưa phải hoàn toàn đã là tai nhạy chuẩn thì những thông số nốt nhạc ở trên có lẽ độ tin tưởng của mình giảm xuống rồi. Mình tin vào đôi tai của mình, mình cũng đã dùng phần mềm để kiểm tra. Nên khi thấy một số note không đúng lắm, mình kiểm lại, và sau đó có câu hỏi thứ nhất dành cho các bạn về việc đo note. Phép thử thứ 2!
      3. Làm sao bạn chắc chắn trong suốt cuộc đời mình bạn sẽ không bao giờ phân tích giọng ca sĩ nước ngoài? Đừng nói những điều bạn chẳng chắc chắn như vậy. Hay chẳng lẽ, bạn sợ bạn phân tích sai? Không, đời nào, trang này nói lên tất cả, đó là những bài phân tích của các bạn, của tự các bạn, chủ quan của các bạn mà, đâu thể nào phán đúng sai.
      Vậy phải chăng chỉ có thể lí giải là các bạn không muốn tiếp cận đến nó thôi. Âm nhạc không phải chỉ có mỗi nhạc nước mình, còn những nền âm nhạc khác nữa nên tiếp cận đến. Mà từ âm nhạc ở các nước phát triển mới có được những kiến thức bạn đang học bây giờ đó thôi.
      4. Về Hoa Thần Vũ, mình đoán phần nào câu trả lời sẽ tệ rồi, nhưng không nghĩ là nó tệ đến mức ấy đấy. Bạn mới coi MỘT cái link video mình gửi, năm 2018, nhưng đã nói rằng "ca sĩ này kỹ thuật không phát triển nhiều."
      Muốn biết bạn có học giỏi lên không thì phải so sánh kết quả học tập qua các năm học. Cũng như vậy, người ta có tiến bộ hay không thì phải nhìn từ khi người ta debut đến hiện tại chứ. Câu nhận xét này cứ như tự dội gáo nước lạnh vào mấy bài phân tích của mấy bạn ấy. Mấy bài trước thì còn so sánh các kiểu cơ mà nhỉ?
      Về "kỹ thuật không mấy ấn tượng", thôi chắc mình bỏ qua vậy, lấy gì nói các bạn khi các bạn mới chỉ coi có MỘT video trích đoạn. Nhưng chắc các bạn không biết rồi nhỉ, Jessie J tham gia Singer 2018 với chuỗi thắng liên tiếp 3 tuần đầu nhưng đến tuần thứ 4 khi Hoa Thần Vũ mới đến đã phá bỏ chuỗi bất bại của Jessie J đấy với vị trí No.1. Sự kiện này đã làm cho nhiều người hâm mộ âm nhạc quan tâm đến và từ Singer 2018, Hoa Thần Vũ cũng được nhiều giới phê bình âm nhạc biết đến hơn. Và nếu có coi binhf luận ấy, thì cũng cần lựa chọn người chuyên môn mà coi nhé, đặc biệt mấy người chuyên tâm nghe nhạc rồi mới phan tích, chứ đừng coi VÔ VÀN video reaction trên mạng, mấy người phổ thông cũng nhận thấy đó là những tác phẩm hay mà khen ngợi trầm trồ này kia rồi lại chẳng có thông tin hữu ích về âm nhạc đâu :)
      Các bạn là những người học thanh nhạc mà nhỉ, nhưng xin lỗi, chưa chắc các bạn hát được giống vậy đâu nhé. Câu này trẻ trâu quá, cơ mà các bạn cứ thử đi rồi biết, mình không hề khoa trương.
      5. Cuối cùng, mình thấy nhiều bạn comment nhận xét tốt về các bạn lắm. Nên ắt hẳn rồi, các bạn cũng đã làm được những việc có ích. Cơ mà cái bình luận này ý kiến trái chiều với các bạn thế này, liệu các bạn có để lại không? Hay xoá đi để các bạn khác khỏi thấy. Mà thôi kệ vậy, có gì cần nói mình cũng nói rồi, nói cho các bạn biết thôi, các bạn đã nghe rồi thì mục đích của mình cũng đạt được rồi.
      Thôi tóm lại là, nói gì thì nói, đừng dễ dàng nghĩ kiến thức của các bạn đủ phán xét chuyên môn nhanh như vậy! Góp ý chân thành đấy!
      Mình chính thức dừng!

      Xóa
    5. Mình nghĩ mình cũng nên có phản hồi, có thể bạn không xem nhưng mình muốn cho người đọc blog sau này sẽ hiểu rõ về blog.
      Những vấn đề này thực sự thì cũng gặp nhiều rồi, nên mình sẽ giải thích từng ý nhé.
      1. Mình chưa từng nói mình biết tất cả, nên bạn không cần nhắc nhở mình rằng mình không biết tất cả đâu, mình hoàn toàn biết điều đó. Do đó mình chỉ trả lời khi mình biết chắc câu trả lời, còn không, mình sẽ trả lời không biết.
      2. Nếu sai note nào bạn có thể chỉ, bọn mình sẵn sàng sửa lại. Đừng chờ đợi sự chính xác tuyệt đối vì chúng ta là con người mà, ai cũng có sai sót cả. Và trong mục "Một vài lưu ý" mình đã nói rất rõ "Những bài phân tích trong blog hoàn toàn dựa vào kiến thức thanh nhạc và cảm nhận của riêng mình cùng với những người bạn cộng sự, cho nên mình không dám đảm bảo là chính xác 100%, nhưng mình luôn cố gắng làm nó gần 100% nhất có thể."
      3. Mình không phân tích ca sĩ nước ngoài tại blog vì phân tích ca sĩ Việt Nam là hướng đi của blog ngay từ ngày đầu thành lập, mình dù không phải người sáng lập nhưng vẫn rất yêu quý nó, không muốn nó thành nồi lẩu thập cẩm.
      4. Mình nhắc lại, mình không phân tích ca sĩ nước ngoài. Trước đây mình từng từ chối lời yêu cầu phân tích ca sĩ nước ngoài của rất nhiều bạn, bây giờ mình phân tích cho bạn thì có khác gì có lỗi với những người trước kia? Mình đã phá lệ phân tích ca sĩ đó cho bạn, bạn không cảm ơn cũng được, lại đòi mình phân tích thêm nữa, mình từ chối và thế là bạn quay sang nói mình không dám phân tích vì sợ sai, rằng mình không chịu nhìn nhận sự phát triển của ca sĩ đó. Vậy câu hỏi đặc ra là tại sao mình lại phải phân tích ca sĩ đó? Tại sao mình phải phá bỏ truyền thống của blog vì bạn?
      5. Yên tâm, blog có nhiều ý kiến trái chiều và mình không xóa cái nào cả, nhưng mình sẽ comment phản hồi.
      Và cuối cùng nếu bạn nghĩ "đừng dễ dàng nghĩ kiến thức của các bạn đủ phán xét chuyên môn nhanh như vậy" tức là bạn cho rằng tụi mình không đủ chuyên môn, phân tích sai, vậy mời bạn đi. Mình tôn trọng và trân quý từng người độc giả của blog, nhưng khi họ thấy blog không mang lại lợi ích được cho họ, kiến thức sai lệch thì nên đến nơi mà họ thấy hợp lý, tránh mất thời gian quý báu vào blog.

      Xóa
    6. Gửi bạn Unknown
      Nếu bạn có thể "thử" ad bằng giọng cá heo để rồi đưa ra kết luận "hơi tiếc đấy" như bạn thì chắc bạn kiến thức tốt hơn ad rùi.
      Vậy tại sao không tự mình analyze người mình thích mà lại kiểu "ép" người ta phải làm cái người khác không muốn? Ad làm blog ko ăn đồng cắc nào từ bạn, không ăn lương bổng gì từ bạn thì mắc mớ gì phải phá quy tắc chỉ để làm hài lòng đúng 1 mình bạn?

      Xóa
    7. Gửi bạn Unknow, mình mong bạn có thể đọc được phần phản hồi của ad
      Fun Fact : Trang Kpop Vocal Analyses, chuyên phân tích các giọng hát của KPOP, họ rất hạn chế nói về các ca sĩ nước ngoài, nhưng rất thoải mái giúp đỡ người đoc blog của họ, đồng thời giống blog mình, họ cũng nêu rất rõ việc đó trong luật của mình, thấy bạn nói những lời như vậy, mình cho rằng bạn chưa đọc kỹ luật của blog. Nhập gia thì phải tùy tục, mình mong bạn hiểu.

      Xóa
    8. Mình cũng hay đọc các bài phân tích trong blog, thấy cái nào hay thì mình ghi nhận thôi. Nhân vô thập toàn, do vậy cứ tiếp thu một cách có chọn lọc là được. Chắc bạn Unknown có nhiều bất mãn với các bài viết trong blog lắm. Giọng văn trong comment của bạn mang tính công kích quá.

      Xóa
  10. 0:11 DHY có hit Eb3 phải ko ad nhỉ? Ad có thể nhận xét giúp mình về kỹ thuật của phần trình diễn này không? Thank ad
    https://www.youtube.com/watch?v=5hVMNsbxcw4

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ad xem giúp mình màn trình diễn và cập nhật vocal range của DHY giúp nhé

      Xóa
    2. Đó đúng là Eb3.
      Và mình cũng đã update vocal range, cảm ơn bạn rất nhiều.

      Xóa
  11. https://www.youtube.com/watch?v=FcQ83-v9ZpU#t=2m21
    Note trầm mới nhất của Hoàng Yến ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và hình như ở 2:41, 2:59, 3:03 cũng là G3 thì phải.

      Xóa
  12. Ad cho mình xin một chút nhận xét về một số chỗ trong màn này nhé. Vocal run ở 1:12, 2:04 và 4:19 nghe ổn không? Và một số note cao ngoài supported range của DHY có note nào có support không? 3:29 C#5, 3:36 C5, 3:43 C#5, 3:49 C5s, 4:16 C5, 3:31 A5 head voice. Mình cám ơn nhé
    https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=10205566356114934&id=1733527628

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ặc mình nhầm 4:31 A5 head voice ạ :)))

      Xóa
    2. Trả lời giúp mình với ad ơi

      Xóa
    3. ới ad ơi, giúp mình câu này với = )))

      Xóa
    4. dạo này ad bận gì ấy, chắc vậy nên bài viết về Hòa Minzy vẫn chưa xong:))

      Xóa
  13. mình thấy note d6 ad đưa ra trong bài gương thần là note d#6 mong ad xem lại!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi, mình sơ suất quá. Cảm ơn bạn nhiều.

      Xóa
  14. Ad có xếp nhầm rank quãng trầm của DHY ko vậy? Theo chỉ tiêu đánh giá thì support đến A3/Bb3 phải là average/above average chứ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  15. Có ai cho mình xin highest mix note G5 của DHY được ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây nhé bạn https://www.youtube.com/watch?v=BbdvPhw5EGQ&t=4m18s

      Xóa
  16. https://youtu.be/yZwOkongs04?t=58
    Chữ "Một" từ E3 đến G3 có vẻ ổn, có được coi là supported không mọi người, không thì vẫn là neutral larynx
    3:24 A5 headvoice này bị strained mất tiêu

    Trả lờiXóa
  17. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  18. https://youtu.be/qYwo8Z9qh_g?t=210 supported G5 headvoice cho Yến. Cùng bài G5 4:01 lại tensed rất rõ rệt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và mình nghĩ bài I will always nên là best performance của Yến chứ nhỉ. Resonnant A4, B4, supported C#5, headvoice tốt

      Xóa
  19. https://youtu.be/aZ5N_o0jTz0?t=178 best Bb4 của cô én đây rồi

    Trả lờiXóa
  20. AD ơi cho em hỏi note C#5 này của Yến có phải là lightmix không và nếu là lightmix thì nó có support không ạ
    https://youtu.be/vWNAlRYs0qc?list=TLPQMjAwMzIwMjEZBskVvTB4wQ&t=418
    Trong link Yến 2 note C5 supprot thì note thứ 2 AD đưa là note D5 rồi. AD xem lại hộ em với !
    https://youtu.be/ZOCME51Jv54?list=TLPQMjAwMzIwMjEZBskVvTB4wQ&t=216

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note C#5 bạn dẫn là head voice và có support nha.
      Ở câu hỏi thứ 2 note thứ 2 tại chữ "quên" là supported C5 đó bạn, còn chữ "hãy" thì strained D5.

      Xóa