Thứ Hai, 9 tháng 10, 2017

Hồng Nhung's Vocal Analysis

Voice type: Mezzo Soprano
Vocal range: D3 - C#6 (2 octaves 5 notes 1 semitone)
Supported range: G3/G#3 - G4/G#4
Lowest/Highest supported note: F#3 / A4 / N/A
Highest resonant belt: F4
Highest mixed note: G5
-I INTRODUCTION
         Hồng Nhung là một trong 4 diva của Việt Nam. Giọng hát của Hồng Nhung đặc trưng bởi sự mộc mạc nhưng lại tinh tế, nhẹ nhàng nhưng lại sâu sắc, điều đó làm nên một màu sắc rất riêng cho Hồng Nhung trong bộ tứ diva Việt. Hồng Nhung không đóng chặt theo một phong cách âm nhạc nhất định, nhưng nhìn chung, âm nhạc của cô đa phần có thể gần với dân gian đương đại hoặc có tính hàn lâm và học thuật. Hồng Nhung cũng thử sức với dòng nhạc Trịnh và trở thành một trong những ca sĩ thể hiện thành công dòng nhạc này ở Việt Nam.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Từng support được A4 tạo resonance tại G#4
  • Từng support F#3
  • Soft palate thường nhấc tốt khi hát nên ít khi xuất hiện nasality
  • Chất giọng đẹp, cách hát rất tinh tế, cảm xúc, lời hát rõ chữ, có thể sử dụng legato khá mượt mà
  • Có thể sustain note trong khoảng thời gian lâu 
  • Intonation thường khá ổn định và chính xác
Weaknesses:
  • Support thường không ổn định từ G#3 do breath support hơi shallow
  • Thường bị airy và low larynx ở những note dưới G3
  • Tongue tension và throat tension thường xuất hiện ở quãng trung và cao, rõ hơn khi đẩy dynamic của bài hát
  • Những note trên G#4 bị strain khá nặng và shouty do thường kèm theo một lượng khá lớn pushing
  • Head voice chưa có support vì chứa nhiều throat tension với vị trí thanh quản hơi cao
  • Agility ít được chú trọng phát triển, cho thấy dấu hiệu suy giảm trong những năm gần đây
  • Vocal connection có thể có vấn đề ngay trong supported range
-III OVERALL ANALYSIS
        Là một mezzo soprano, Hồng Nhung có thể dễ dàng duy trì tonality đến F3, tuy nhiên, support thường chỉ xuất hiện ở khoảng từ G3 trở lên. Những note được support ở quãng trầm thường chỉ được support ổn định với 100% âm thanh được project phù hợp với những note trên hoặc ngay tại A3. Điều này có thể nghe thấy ở B3 trong Tuổi đá buồn, B3 trong Diễm xưa, Bb3 trong Nhớ về Hà Nội, Bb3 trong Đêm nằm mơ phố, A3 trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, A3 trong Diễm xưa, A3 trong Cây vĩ cầm, A3 trong Ru em từng ngón xuân nồng, A3 trong Em đi giữa biển vàng. Với G#3 và G3, 2 note đó cũng được Hồng Nhung support nhưng không ổn định như từ A3 trở lên vì lúc này breath support đã bắt đầu nông hơn hoặc thậm chí mất hẳn như G#3 trong Music of the night, G3 trong Tuổi đá buồn. Nếu nhìn tổng quan về breath support ở quãng trầm, với những note thuận lợi như Bb3, A3, nền breath support của Hồng Nhung cũng không thể gọi là đầy, có thể gọi là ổn chứ chưa thể nói là tốt, cho nên đến G#3 nền breath support liền trở nên shallow cũng không phải khó hiểu. Chính sự suy giảm breath support làm cho những note trầm dưới A3 của Hồng Nhung khá đóng và giảm khả năng kết nối giữa quãng trầm và quãng trung của cô. Những supported G#3 và G3 của Hồng Nhung như note G#3 trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, G#3 trong Cây vĩ cầm, G3 trong Nhớ về Hà Nội, note G3 khác cũng trong Nhớ về Hà Nội, G3 trong Ru em từng ngón xuân nồng, G3 trong Em ơi Hà Nội phố. Đôi khi Hồng Nhung có những note trầm với support tốt mang tonality rất rõ và một vài dấu hiệu của resonance như note G3 trong Em đi giữa biển vàng. Với những note dưới G3, tuy Hồng Nhung từng support được note F#3 một lần trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, thế nhưng nhìn chung Hồng Nhung gần như đã mất breath support từ G3 trở xuống, cô thường bị airy hoặc low larynx như note F#3 trong Cây vĩ cầm, note F#3 khác cũng trong Cây vĩ cầm, F3 trong Nhớ về Hà Nội, note F3 khác cũng trong Nhớ về Hà Nội (neutral larynx nhưng mất breath support, closed throat), F3 trong Em ơi Hà Nội phố (mất breath support). Từ F3 trở xuống, tonality của Hồng Nhung trở nên rất tối và mờ một cách không tự nhiên do vốn đã bị mất breath support từ những note cao hơn, cô hoàn toàn chỉ hạ thanh quản xuống để hit note trầm như E3 trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, E3 trong Diễm xưa, E3 trong Ru em từng ngón xuân nồng, note E3 khác cũng trong Ru em từng ngón xuân nồng, E3 trong Em ơi Hà Nội phố, D3 trong Em ơi Hà Nội phố.
        Ở quãng trung, Hồng Nhung thường gặp vấn đề với tongue tension, rõ nhất là khi cô đẩy dynamic với những note cận cuối đến ngoài supported range của mình. Vấn đề này rất đáng lưu tâm vì nó nhiều lần làm cho phát âm của Hồng Nhung không được tự nhiên và mượt mà. Điển hình là màn trình diễn Tuổi đá buồn, ở phần điệp khúc tại 1:51, đoạn verse tại 3:41, đoạn điệp khúc tại 4:24, âm thanh phát ra rất cứng, giống như cô đang ngậm gì trong miệng để hát. Sự khác biệt rất rõ ràng khi đặt cạnh Mỹ Linh, có thể nghe thấy giọng hát của Mỹ Linh thư giãn và mềm mại trên một đường legato khá đều. Mỹ Linh làm được như vậy vì cô support đoạn hát của mình đầy đủ và gần như không có tension nào xuất hiện. Ngoài ra, nếu để ý kỹ sẽ thấy giọng hát của Mỹ Linh nghe tròn trịa, tonality rõ và có độ xốp hơn giọng hát của Hồng Nhung, điều đó là do Hồng Nhung không kết nối được với cơ hoành tốt để có support đầy như Mỹ Linh. Vẫn còn rất nhiều phần trình diễn mà Hồng Nhung bị tongue tension rõ như phần trình diễn Tuổi đá buồn trên, thường thì thỉnh thoảng vẫn có, chỉ rõ nhất ở lúc cô đẩy dynamic để hát với âm lượng lớn. Do gặp vấn đề với tongue tension như vừa nói, cộng thêm breath support không đầy nên Hồng Nhung rất không ổn định với resonance, dù thực sự cô vài lần vẫn có thể tạo được resonance nhưng ít do soft palate nhấc tốt và biết cách giữ opened throat (ở những note thoải mái) như F4 trong Nhớ về Hà Nội. Đa phần, với những note dưới A4, Hồng Nhung chỉ dừng lại ở mức supported như F4 trong Tuổi đá buồn, F4 trong Một ngày mới, F4 trong Em ơi Hà Nội phố, F4 trong Phố cổ, F4 trong Diễm xưa, F#4 trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (support hơi nông kèm tongue tension), F#4 trong Cây vĩ cầm, G4 trong Tuổi đá buồn, note G4 khác cũng trong Tuổi đá buồn, G4 trong Music of the night, G4 trong Đêm nằm mơ phố, note G4 khác cũng trong Đêm nằm mơ phố, G4 trong Một ngày mới,  G4 trong Phố cổ, G#4 trong Nhớ về Hà Nội (shallow support vì kèm tongue tension), G#4 trong Music of the night, G#4 trong Nhớ về Hà Nội. G#4 là note support kém ổn định nhất trong supported range của Hồng Nhung, đôi khi dù có breath support nhưng tongue tension quá nhiều nên không thể cho là supported như G#4 trong Diễm xưa, hoặc một số lần có thể nói Hồng Nhung bị strain hẳn tại G#4 với nhiều throat tension và tongue tension như note G#4 trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, G#4 trong Cây vĩ cầm. Với 2 note còn lại trong quãng trung của các mezzo sopranos, Hồng Nhung gần như chưa từng cho thấy dấu hiệu của support, thay vào đó âm thanh phát ra chứa rất nhiều throat tension và tongue tension, âm lượng tuy lớn nhưng điều này là do cô push air pressure quá mức để tạo ra âm thanh shouty chứ không phải nhờ resonance để khuếch đại âm thanh một cách khỏe mạnh. Điều đó có thể nghe thấy ở note A4 trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, note A4 khác cũng trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (shouty, strained), A4 trong Diễm xưa, A4 trong Cây vĩ cầm, A4 trong Ru em từng ngón xuân nồng, A4 trong Một ngày mới, A4 trong Em ơi Hà Nội phố, Bb4 trong Phố cổ (shouty), note Bb4 khác cũng trong Phố cổ (shouty), Bb4 trong Một ngày mới, Bb4 trong Đêm nằm mơ phố, Bb4 trong Nhớ về Hà Nội (shouty). Khi Hồng Nhung sử dụng light mix với note A4 và Bb4, dù âm thanh không còn shouty nhưng cô vẫn không thể support được vì cổ của cô vẫn rất squeeze, ví dụ như A4 trong Đêm nằm mơ phố, A4 trong Diễm xưa, Bb4 trong I dreamed a dream, Bb4 trong Music of the night. Ở quãng trung, Hồng Nhung có thể sustain note trong khoảng thời gian khá lâu, một trong những ví dụ phải nói đến là note A4 cuối bài trong Ru em từng ngón xuân nồng, hay một số đoạn long note khác trong Vocal range video của cô, điều này có thể cho thấy dù breath support không đầy như Hồng Nhung có cột hơi khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ dừng lại ở đó, nếu nói về mặt thanh nhạc, những long note của cô sẽ không được đánh giá cao vì nó luôn đi kèm với rất nhiều vocal strain, sustain note theo cách như vậy không nên được khuyến khích vì nó sẽ tổn thương thanh quản của ca sĩ.
       Hồng Nhung ít khi hát những note ở quãng cao vì phong cách âm nhạc của cô tập trung vào cách xử lý tinh tế và truyền đạt cảm xúc. Note nằm trong quãng cao mà Hồng Nhung "chịu khó" hát nhất là B4, tuy nhiên hầu như đều bị strain và kèm theo high larynx. Điều vừa nói có thể nghe thấy ở note B4 trong Cây vĩ cầm, note B4 khác cũng trong Cây vĩ cầm, B4 trong Ru em từng ngón xuân nồng, note B4 khác cũng trong Ru em từng ngón xuân nồng, B4 trong Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, B4 trong Tuổi đá buồn, B4 trong Diễm xưa. Hồng Nhung cực kỳ ít hát những note ở octave thứ 5, với khoảng 12 phần trình diễn được sử dụng làm tư liệu phân tích, số lượng của chúng rất hạn chế. Đa phần Hồng Nhung dùng head voice để xử lý những note cao này, một phần vì Hồng Nhung bị strain nhiều và cô cũng không cho thấy sự dễ dàng với những note ở octave thứ 5. Một số note cao quãng 5 được hát bằng mixed voice của Hồng Nhung như C5 trong Nhớ về Hà Nội (high larynx),  note C5 khác cũng trong Nhớ về Hà Nội, G5 trong Tình yêu tôi hát.
      Dù ổn định trong việc sử dụng head voice nhưng thật không may là head voice của Hồng Nhung gần như chưa cho thấy dấu hiểu của support, head voice của Hồng Nhung thường squeeze và push với rất nhiều throat tension. Điều này nghe rất rõ trong đoạn head voice của hầu như tất cả phần trình diễn của Ru em từng ngón xuân nồng, khi mà cô bắt đầu từ F#4 và lên đến note cao nhất là B5, tất cả đều sử dụng rất nhiều cơ cổ không cần thiết làm cho throat shape rất hẹp, cộng thêm push nhiều nên âm thanh phát ra closed, shouty, tight, tonality bị sáng bất thường do larynx ở vị trí hơi cao (larynx sự thực bị đẩy lên rõ ràng từ G5). Với những đoạn head voice ở những note thấp hơn, dù âm thanh relax hơn đoạn head voice vừa nói, Hồng Nhung vẫn gặp vấn đề tương tự về throat tension, air pressure và placement như head voice C5 - Bb4 trong Cây vĩ cầm, head voice D5 trong Một ngày mới (hơi high larynx), head voice C5 trong Phố cổ, C5 - B4 trong Đêm nằm mơ phố, head voice D5 trong Diễm xưa, head voice E5 cũng trong Diễm xưa.
         Về agility, trong những năm gần đây, Hồng Nhung không thường xuyên sử dụng những kỹ thuật màu sắc như melismas, vocal runs,... trong bài hát vì cách hát thiên về cảm xúc và xử lý câu chữ hơn. Hồng Nhung thường thường run trên head voice thường được đưa vào đoạn phiêu giữa bài, tuy nhiên, cô cho thấy mình chưa thực sự biết cách điều khiển vocal linh hoạt qua các note nhạc làm cho cô bị pitchy như đoạn vocal run trong Diễm xưa. Kỹ năng run trên mixed voice của Hồng Nhung không được showcase nhiều, chỉ một số ít lần được sử dụng như đoạn vocal run nhỏ trong Em đi giữa biển vàng nhưng bị lướt note rất nhiều. Tuy nhiên, trước đây, Hồng Nhung cũng có thể thực hiện được đoạn vocal run trong Người ở đừng về khá tốt, điều này cho thấy cho thấy cô có kỹ năng agility tốt hơn so với những gì cô thể hiện gần đây, nhưng sẽ không đến mức gọi là tốt vì trước đây như đoạn melisma trong Cho em một ngày có note separation mờ, 6:23 thì trở nên khá pitchy, đoạn vocal run Bên em là biển rộng cũng bị messy và pitchy.
        Vocal connection của Hồng Nhung cũng không ổn lắm, ở quãng cao, do head voice không mang support nên không thể xem xét việc kết nối support lên head voice. Đối với quãng trầm, do nền breath support có vấn đề nên khi cần kết nối từ mixed voice xuống chest voice, Hồng Nhung cho thấy sự thiếu chắc chắn và vững vàng, kèm theo đó support cũng bị mất. Tiêu biểu như trong Nhớ về Hà Nội, Hồng Nhung đi từ F4 - D4 - C4 - G3, note G3 bị mất support và closed throat, mất tonality khá nhiều, cũng trong Nhớ về Hà Nội, khi Hồng Nhung đi 1 đoạn note tương tự như vừa nói, vấn đề như cũ lại tiếp tục xảy ra với G3. Khi thực hiện kết nối với vocal line ngắn hơn như trong Đêm nằm mơ phố bao gồm C4 - C4 - Bb3 - D4 - C4 - G3, Hồng Nhung ổn khi mà note G3 giữ được tonality nhưng unsupported vì không hề có breath support.
         Dù còn nhiều hạn chế nhiều kỹ thuật nhưng Hồng Nhung vẫn xứng đáng được gọi là một diva của Việt Nam với chất giọng mezzo soprano rất đẹp, lối hát truyền đạt cảm xúc cực kỳ đa dạng, đôi khi mang nhiều cảm xúc tự sự, khi lại tinh tế nhẹ nhàng, khi lại căn tràn mạnh mẽ. Và trên hết, những cống hiến của cô cho nền âm nhạc Việt Nam là điều không thể chối bỏ. Chỉ đáng tiếc là nếu có kỹ thuật chuẩn hơn, Hồng Nhung chắc chắn còn có thể cho thấy những màn trình diễn tuyệt vời hơn nữa so với những gì cô từng thể hiện.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank E+
-VI BEST PERFORMANCE(S)

63 nhận xét:

  1. Ad ơi xem giúp em Hồng Nhung lên C#6 trong video này phải k ạ
    https://youtu.be/TZMQQnVxui8

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó đúng là C#6, cảm ơn bạn vì đã đóng góp.

      Xóa
  2. https://youtu.be/pitdsb7Vubg
    Có thể phân tích note ở đoạn 5:13 của HN dc ko ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note B4 shouty và chứa nhiều throat tension, mình không nghĩ nó là supported B4.

      Xóa
    2. ad cho hỏi sao toàn dùng những clip từ những năm 2015 khi giọng Hồng Nhung được cho là đã xuống,điều này thì một người nghe bình thường cũng có thể nhận ra.sao ko chọn những màn ca sĩ thể hiện lúc giọng hát đang ở thời kì đỉnh cảo.

      Xóa
  3. Ad cho hỏi sao toàn dùng những clip từ những năm 2015 khi giọng Hồng Nhung được cho là đã xuống,điều này thì một người nghe bình thường cũng có thể nhận ra,sao ko chọn những màn ca sĩ thể hiện lúc giọng hát đang ở thời kì đỉnh cảo.giọng Hồng Nhung từ năm 2015 đã bắt đầu trở nên cứng và lên cao nghe đã gồng gánh hơn xưa rồi,như vậy ko thuyết phục lắm.nếu so sánh với những màn trình diễn khi còn trẻ thì rõ ràng giọng mượt mà,uyển chuyển hơn rất nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình k phải admin nhưng để bài viết có tính chính xác tốt nhất thì admin sẽ sử dụng các video trong nhưng năm gần đây để xác định được rõ kĩ thuật của 1 ca sĩ ở thời điểm hiện tại để xác định một cách rõ nét nhất.Ví dụ Thu Minh từng support Eb5 nhưng hiện tại thì chỉ có thể support đến C#5/D5. Nếu để là Eb5 thì ở thời điểm hiện tại là k chính xác.Hơn nữa ở bài phân tích nào admin cũng nói rõ về việc ca sĩ đó đã từng có kĩ thuật ở mức nào,ví dụ như Hồng Nhung đã có thể support A4 và tạo res ở G#4 nhưng hiện tại thì ko thể hoặc việc đấy hiếm xảy ra hơn.

      Xóa
    2. Sao lại là có tính chính xác tốt nhất,mình ko có chuyên thanh nhạc nhưng rõ ràng khi chưa xuống giọng Hồng Nhung hát mượt mà,ko bị cứng,lên cao dễ dàng ko có cảm giác bị ngắt quãng,dùng melisma,vocalrun tốt,pianisimo cũng làm được,nếu đã đánh giá một giọng hát thì ta nên tìm những màn trình diễn khi giọng hát họ chín mùi chưa xuất hiện dấu hiệu mất giọng,năm 2015-2016 HN hát bài của mình còn phải hạ tone,giọng xuống thảm hại.bởi thế những phần trích dẫn của ad t thấy ko hoàn toàn thuyết phục.giọng hát ai cũng sẽ tới lúc xuống mà thôi,ngay các diva thế giới cũng thế cũng vậy thôi,nếu phân tích kiểu này thì MC giờ chắc còn được 60% lúc đỉnh cao.một cái klq dù biết tieu chí của ad là support cao là rank cao,nhưng học thanh nhạc chỉ đó vậy thôi sao???

      Xóa
    3. Mình k phải admin nhưng mình cảm thấy quan điểm của bạn chưa chính xác lắm. Đồng ý giọng của Thu Minh hay Hồng Nhung hay Mariah Carey đều đi xuống, nhưng ở Mariah Carey, thời hoàng kim của cô ấy quá hoàn hảo, là một tượng đài của âm nhạc, và theo như mình biết, các bài phân tích của Mariah hay Whitney đều để khoảng thời gian cụ thể. Nhưng HN hay TM cơ bản đã như thế rồi, có lên hay xuống cao lắm là nửa rank.

      Xóa
    4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    5. minh toàn trần cái mình nói ở đây ko phải là muốn HN rank cao hay rank thấp(với mình xếp hạng phân tích chỉ để tham khảo thôi chứ ko hoàn toàn tin tưởng),mà cái mình muốn nói đó là thời điểm phân tích giọng hát để đánh giá và các dẫn chứng chưa thuyết phục được mình vì mình thấy thời điểm toàn ở lúc Hồng Nhung xuống giọng quá nhiều.biết đâu ad chưa nghe được hết những video của họ thời điểm giọng còn tốt thì sao họ hát cả vạn lần cơ mà?chứ còn Hồng Nhung kĩ thuật thanh nhạc hàn lâm mình cũng biết ko phải tốt rồi,được cái giọng bẩm sinh cân tất.

      Xóa
    6. Cho mình hỏi HNH theo đánh giá của trang thì kĩ thuật hơn Hồng Nhung rất nhiều nhưng sao hát cảm thấy rất khó nghe ca từ,ko thể nào tròn vành rõ chữ,vang như Hồng Nhung được?

      Xóa
    7. Thứ nhất, mình có nghe những video thời đỉnh cao của Hồng Nhung chứ, nhưng cả thời kỳ đỉnh cao mình chỉ thấy cô ấy có thể support đến A4. Và nếu trước đây, Hồng Nhung có support cao hơn nữa thì ngoài việc nên bổ sung vào Highest supported note thì nó sẽ không ảnh hưởng đến rank vì rank ở đây là dựa vào những gì ca sĩ thể hiện ở thời điểm hiện tại, đánh giá kỹ thuật của họ ở hiện tại, đó là tiêu chí của blog.
      Thứ 2, rank của HNH cao hơn Hồng Nhung vì supported range của HNH rõ ràng rộng hơn Hồng Nhung cả về quãng trầm hay cao. Và theo bạn nói HNH hát "cảm thấy rất khó nghe ca từ,ko thể nào tròn vành rõ chữ,vang như Hồng Nhung được", chuyện hát rõ lời, tròn vành rõ chữ rõ ràng không tính đến kỹ thuật ca sĩ. Ví dụ:
      https://www.youtube.com/watch?v=xl2pIFdW2u0
      Đó là phần trình diễn Hoang mang của HQH và Haeri (Davichi), HQH rõ ràng tròn vành rõ chữ hơn, nhưng với supported range của Haeri lên đến tận F5/F#5, kỹ thuật HQH rõ ràng không thể nào so sánh được.
      Về độ vang, theo bạn có cộng hưởng thì phải vang? Mình không hiểu chữ "cộng hưởng" ở VN ta sử dụng nghĩa là gì, có nghĩa là "tạo resonance" đúng không bạn? Nếu đúng thì việc hiểu tạo ra resonance là phải vang rền RẤT RẤT sai. Resonance liên qua đến độ mở của thanh quản, độ tròn trịa của âm thanh, không phải độ vang, khi tạo ra resonance tức là thanh quản rất mở kèm với support đều đặn khiến âm thanh phóng ra rõ ràng và forward hết mức có thể. Ca sĩ học tạo resonance để giảm nhẹ sức lực họ bỏ ra khi hát, tức là họ bỏ ít sức ra để tạo âm thanh nhưng âm thanh khi phát ra sẽ tròn trịa và phóng ra ngoài hết mức có thể, hết những gì mà cấu trúc thanh quản của họ có thể làm được. Nếu nghĩ rằng resonance phải vang vậy chẳng lẽ note trầm sẽ không bao giờ có resonance? Vì vốn note trầm chỉ có nặng và sâu, làm sao vang và sáng như note cao được. Và những ca sĩ gần như tạo resonance trên mọi note như Beyonce, David Phelps, Sohyang, Whitney Houston (ở prime) thì sao? Đâu phải note nào của họ cũng vang với lớn lồng lộn ra đâu bạn.
      Ngoài ra, blog chú trọng nhất là về support, nếu ca sĩ có thể dùng những kỹ thuật như pianissimo, legato,... thì rất tốt, ngoài việc chứng tỏ họ có breath control tốt thì blog không xét nặng những tiêu chí này như 1 chỉ tiêu riêng như Agility hay Consistency chẳng hạn.

      Xóa
    8. ok.mình ko phải dân trong nghề gọi là có quan tâm và yêu nhạc tạm gọi là nhạc diva nên thấy thắc mắc thì hỏi thôi,tiêu chí của blog như vậy thì mình cũng tôn trọng.cảm ơn bạn chia sẻ.

      Xóa
    9. Những thắc mắc hoàn toàn được hoan nghênh và đón nhận vì không phải ai cũng có kiến thức thanh nhạc và không phải ai cũng hiểu rõ tiêu chí của blog.

      Xóa
    10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    11. Nếu đánh giá theo supported range thì những ca sĩ có quãng giọng hẹp thì ít nhiều cũng bị bất lợi rồi,ví dụ như Thanh Lam có 2 quãng 8.Thật kì lạ là pianissimo được coi là một kĩ thuật khó trong thanh nhạc Hồng Nhung làm được mà những kĩ thuật nền tảng lại ko?Diva mà thua cả HNH thế này thì chết.

      Xóa
    12. Xin hỏi ad trong thanh nhạc có kĩ thuật tạo độ vang,rền ko?nếu có thì sao ko đưa vào vì t thấy những người hát nhạc hàn lâm học rất chú trọng độ vang rền trong giọng hát.

      Xóa
    13. Thanh Lam có thể có quãng giọng hẹp nhưng cô ấy có passaggio của mezzo soprano, nghĩa là vd note B4 với các mezzo khác cao bao nhiêu so với cô ấy thì sẽ cao bấy nhiêu.
      Nếu bạn tạo ra full resonance thì lên cao tự khắc giọng bạn sẽ có độ vang. Có thể nói như thế này sẽ gây khó hiểu khi vừa đọc comment bên trên, cần hiểu là tạo ra resonance không hẳn là PHẢI vang rền nhưng nó sẽ giúp có độ vang rền (một cách khỏe mạnh).

      Xóa
    14. XIn lỗi ad cho mình hỏi thêm một câu Hồng Nhung được cho có giọng hát vang tự nhiên,dù ko full resonance vẫn vang rất tốt,nói chuyện bình thường vẫn có độ vang nhất định???theo ad nguyên nhân do đâu.

      Xóa
    15. Câu hỏi của bạn có vẻ không liên quan đến kỹ thuật lắm, vì bạn cũng nói rằng giọng hát của Hồng Nhung là vang tự nhiên, cho nên mình không có kiến thức về sinh học hay cơ thể học để giải thích vấn đề này.

      Xóa
  4. https://youtu.be/KkAqy13eXaw
    Phân tích cho mình về đoạn head của HN dùm mình đi ad

    Trả lờiXóa
  5. https://m.youtube.com/watch?v=4yZ-IIH13hk
    Vào 5:11 thì HN có thể mix tới F#5 đấy Ad. Nên highest mixed voice phải là F#5 chứ.

    Trả lờiXóa
  6. https://m.youtube.com/watch?v=ohCzhClK4oo
    0:13 note B4 của HN có support không ạ?

    Trả lờiXóa
  7. http://soha.vn/diva-hong-nhung-bat-ngo-lam-duoc-dieu-nay-o-tuoi-u50-2018042621260098.htm
    Hồng nhung belt g5 và g5# ở clip thứ 2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đã nghe thấy note G5 còn G#5 chỗ nào mình không nghe thấy.

      Xóa
  8. Trong màn live này Hồng Nhung có còn cho thấy vấn đề nhiều với tongue tension ở quãng trung không ad? mình nghe thấy âm sắc cô phát ra có vẻ tự nhiên hơn mọi khi. Và nền breath support của cô có sự cải thiện nào không? Mình cám ơn ad
    https://www.youtube.com/watch?v=m8Bgf6A-NOc&t=47s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng còn tongue tension nhưng đúng là k nhiều, HN bị tongue tension khi đẩy dynamic, còn khi hát nhẹ nhàng thì tongue tension không nhiều.

      Xóa
  9. Úi giời blog lấy tiêu chí support range để đánh giá trình độ thanh nhạc hả =)))))
    Thế những kỹ thuật khác vứt đâu?
    T ko nghĩ 1 ca sĩ có thể xài ngon ơ Pianissimo lại bị xếp rank E+ đâu ��

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Pianissimo thể hiện khả năng breath control của ca sĩ, nó không liên quan gì đến supported range.
      Blog không hoàn toàn chỉ dựa vào supported range nhưng supported range là yếu tố được chú trọng nhất khi đánh giá.

      Xóa
    2. Bạn có thể cho mình vài dẫn chứng về việc HN "xài ngon ơ Pianissimo" không???

      Xóa
  10. Ad xem cô Nhung có tiến bộ gì không ạ nhất là từ đoạn 2:53 đến 3:23
    https://youtu.be/TkxMg7W_ihA

    Trả lờiXóa
  11. Ad ơi, Cô Hồng Nhung bắt đầu mix từ note nào ạ

    Trả lờiXóa
  12. 1:45 G3 chữ "mỏi" và 3:18 E3 chữ "chợt" có support ko ad?
    https://www.youtube.com/watch?v=ip9KoZGnTIM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1:45 có support nhưng 3:18 thì không, nó hơi bị closed throat.

      Xóa
  13. Ad có thể cho em một ví dụ về support A4 của Hồng Nhung được không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhấp vào chữ A4 ở chỗ highest supported note ấy bạn

      Xóa
  14. Dựa vào điều gì để xếp rank vậy ad?

    Trả lờiXóa
  15. "tạo resonant G#4" nhưng sao highest resonant belt là F4 nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc ad quên chưa sửa lại nội dung bài, mới chỉ cập nhật lại highest resonant belt

      Xóa
  16. cho mình hỏi long note này resonance ạ
    https://www.youtube.com/watch?v=aSTnOeEXCbY

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó strain khá rõ bạn ạ

      Xóa
    2. Mình nghĩ là throaty, throat tension khá rõ nhỉ?? But giọng bẩm sinh tốt nên nghe hay =)))))))))))))))))))))))))

      Xóa
    3. Đoạn đó strain nhiều nhưng cột hơi vững, giữ note A4 khá chắc chắn ko bị off pitch, mình thấy đó cũng là một điểm đáng khen. Chứ giọng bẩm sinh tốt mà hơi ko khỏe thì cũng phô lòi à =))))

      Xóa
  17. https://youtu.be/DrQsOalDhc0?t=222
    Cô Nhung hồi này xinh quá
    mà từ năm 1997 cô đã strained ở A4 rồi kia chậc chậc

    Trả lờiXóa
  18. https://youtu.be/W3piUTCG6-E?t=105 mình nghĩ G#4 này của cô Nhung có resonant. Vì ad đã nhắc là cô từng res G#4 nên không biết có phải này không

    Trả lờiXóa
  19. https://youtu.be/hY_ZIYD6Paw?t=81 1:21 2:27 có các phrased A4 supported nhẹ nhàng và không bị push giống bài Ru em từng ngón xuân nồng. mà thực ra perf này cũng lâu rồi từ những năm 9 mấy còn mấy năm về sau là cô không support được A4 nữa rồi
    về sau kĩ thuật cũng như style của cô đã thay đổi, giọng cũng nội lực hơn nhưng cũng push nhiều hơn

    Trả lờiXóa
  20. Ad ơi cô Hồng Nhung support E3 phải ko nhỉ. Cập nhật giúp mình với
    https://www.youtube.com/watch?v=z1ih37E7dsQ&t=37s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Unsupported nha bạn. Note này có neutral larynx nhưng không có độ mở, ngoài ra thì note này còn bị nasal.

      Xóa
    2. Thanks ad. Mình thấy nền breath support của HN có cải thiện hơn trước. Mình tin là nếu luyện tập cho breath support đầy hơn nữa cô Nhung sẽ có thể mang support xuống những nốt khó như E3 trong tương lại, khi mà cô đã hạn chế bớt những thói quen xấu ở quãng trầm :))

      Xóa
    3. có một lượng support nhất định

      Xóa
  21. Analysis từ 2017 mà không ai phát hiện ra nhỉ :v Màn trình diễn mà cô Hồng Nhung support được F#3 nhưng strained G#4 ad ghi nhầm tên thì phải. Bài này là Nhớ mùa thu Hà Nội, không phải là Hà Nội mùa vắng những cơn mưa ạ 😄😄

    Trả lờiXóa
  22. Ad nhận xét giúp mình đoạn đầu bài này với. Có những nốt E3 liên tục ở đầu mỗi câu mà HN hát tự nhiên quá.
    https://www.youtube.com/watch?v=4TZSv0xRRfk&t=38s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. khá là bị muffed không khác so với các E3 trước đó của cô
      https://youtu.be/bJw91EIwEVE?t=114

      Xóa
  23. https://youtu.be/QKHVpnuYHPg?t=66 1:06 ví dụ lại cho G#4 bị strain, 1:36 strain A4 bài cây vĩ cầm bị die link

    Trả lờiXóa
  24. https://youtu.be/2bJbWjmOkZc?t=399 updated G#4 hôm trước hơi có tension, 9:16 A4 vẫn như thường lệ của cô

    Trả lờiXóa
  25. https://youtu.be/xxgQrwizzz4?t=104
    1:44 supported A4 nữa
    trong phần best performance
    https://youtu.be/Usi7skAzU18?t=229
    3:50 supported A4 khác

    Trả lờiXóa