Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Trần Thu Hà's Vocal Analysis

Voice type: Soprano
Vocal range: B2 - D6 (3 octaves 1 note 1 semitone)
Supported range: G3 - C5/C#5
Supported range (có head voice): G3 - F#5/G5
Lowest/Highest supported note: Eb3 / C#5 / G5
Highest resonant belt: C#5
Highest mixed note: C6
-I INTRODUCTION
      Một trong 4 diva của Việt Nam. Trần Thu Hà được sinh trưởng trong một gia đình "nhà nòi" khi cha cô là nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu, mẹ cô là nhà giáo Vũ Thúy Huyền, chú cô là nhạc sĩ Trần Tiến. Cô bắt đầu gây được tiếng vang với dự án âm nhạc Nhật Thực với những đổi mới trong phong cách âm nhạc, hòa âm, phối khí. Hiện tại, Trần Thu Hà ghi dấu ấn là một trong những giọng nữ cao có nền tảng kỹ thuật tốt và phong cách âm nhạc cực kỳ đa dạng trong làng nhạc Việt.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Có thể hát xuống tận B2 (note rất trầm với Soprano)
  • Phát triển khá đều các kỹ thuật
  • Đạt được resonance khá lớn từ G#4 tới B4
  • Có khả năng sử dụng kỹ thuật pianisimo và legato 
  • Điều khiển hơi thở và kỹ thuật lấy hơi chính xác
  • Aligity phát triển tốt với note separation rõ ràng và chính xác về cao độ
  • Head voice khá vang, placement linh hoạt và support ổn định đến G5 (còn khả năng có thể support cao hơn)
  • Xử lý bài hát tinh tế, có chiều sâu, truyền đạt cảm xúc ổn
  • Có thể hát nhiều thể loại với phong cách đa dạng, biến hóa
Weaknesses:
  • Có xu hướng hạ thanh quản từ F#3 trở xuống
  • Có thể bị hạ thanh quản ngay tại G3 nhiều lần trong 1 bài hát
  • Điều khiển hơi thở rất mất kiểm soát khi vocal fatigue xuất hiện
  • Note tính từ C#5 trở lên thường bị strain khá nặng
  • Push rất nhiều kể từ Bb4 trở lên
  • Strain thậm chí có thể xuất hiện ở quãng trung và cao trong supported range
  • Vocal runs thường bị messy với những đoạn vocal runs trung bình - khó, note separation thường hơi mờ ở những đoạn vocal runs trung bình
-III OVERALL ANALYSIS
         Là một trong 4 diva của Việt Nam, nếu nói về chất giọng, khi so 3 người còn lại thì rõ ràng chất giọng của Trần Thu Hà không nổi trội bằng. Cô không có chất lửa hừng hực như giọng hát của Thanh Lam, không có chất hàn lâm cùng sự nồng nàn như giọng hát của Mỹ Linh, cũng không có sự tinh tế và sự thuần khiết như giọng hát của Hồng Nhung. Chính Trần Thu Hà cũng từng thừa nhận điều này trên báo chí. Thế nên cô đã nổ lực để tìm ra hướng đi rất riêng phù hợp với bản thân mình, và đến bây giờ, khi nhắc đến Trần Thu Hà khán giả có thể dễ dàng nhớ đến một diva với phong cách cực kỳ biến hóa cùng những kỹ thuật tinh tế được đan cài khéo léo vào bài hát.
       Nhìn lại trước đây trong phần trình diễn Lắng nghe mùa xuân về (2:10), có thể nghe thấy Trần Thu Hà chọn cách hát vô cùng heady, dù có support nhưng vẫn rất nông, kèm theo đó là nasality, throat tension, glotta tension, và resonance hoàn toàn không xuất hiện. Note A4 tại 2:32 hơi closed throat và có một chút throat tension, trong khi ba note B4 - C5 - D5 tại 2:36 đều strain. Sang đến phần trình diễn Tình yêu tôi hát với Bằng Kiều, Trần Thu Hà vẫn heady nhưng không còn heady như trước, đáng nói là ở quãng trầm cô cho thấy khả năng muscle coordination phù hợp cùng tập trung vào breath control. Và kết quả là những supported G3 đã có. Thế nhưng quãng trung và cao của Trần Thu Hà vẫn còn chưa đạt độ mở thích hợp và cô vẫn còn strain khá nhiều ở C5 tại 4:12. Đó là trước đây, nhưng càng về sau, Trần Thu Hà càng cho thấy nhiều sự tiến bộ trong kỹ thuật của mình.
       Nói về quãng trầm, đây là quãng mạnh nhất của Trần Thu Hà khi cô thường xuyên cho thấy support đến G3, note khá khó với 1 soprano. Từ B3 đến A3, Trần Thu Hà cho thấy sự dễ dàng gần như tuyệt đối với vocal placement rất tốt, nền breath support đầy đủ và vocal cords kết nối tốt. Tiêu biểu như note B3 trong Mùa hè đẹp nhất, B3 trong Thu cạn, Bb3 trong Đường chiều lá rụng (resonance), Bb3 trong Sắc màu, Bb3 trong Vết lăn trầm, Bb3 trong Phố nghèo, A3 trong Đêm nằm mơ phố, B3 - A3 trong Cầu vồng đêm mưa, A3 trong Một mình, A3 trong Mẹ tôi. Từ G#3 đến G3, đây đã nằm ngoài quãng thuận lợi của một soprano nhưng Trần Thu Hà vẫn duy trì support đều đặn nhờ khả năng chuyển placement xuống ngực rất linh hoạt, muscle coordination tốt, và đặc biệt là nhờ sự phát triển mạnh của thyroarytenoid muscles (chest voice muscles). Những supported G#3 và G3 có thể kể đến như G#3 trong Tình ca, G#3 trong Mây, G3 trong Mẹ tôi, note G3 khác cũng trong Mẹ tôi, G3 trong Đường chiều lá rụng, A3 - G3 trong Sắc màu, G3 trong Cầu vồng đêm mưa, G3 trong Quê nhà, G3 trong Phố nghèo, G3 trong Anh cứ đi đi. Thế nhưng, đôi khi Trần Thu Hà cũng bị low larynx tại G3 trong Mẹ tôi, G3 trong Còn tuổi nào cho em, G3 trong Tóc gió thôi bay. Việc low larynx tại G3 của cô ngoài do consistency thì thỉnh thoảng nó cũng xảy ra khi Trần Thu Hà đã cho thấy dấu hiệu của vocal fatigue trong giọng hát, làm cô cho thấy nhiều khó khăn để điều khiển luồn không khí qua vocal cords một cách đều đặn, cho nên vocal control bị giảm sút là điều dễ hiểu như G3 trong Đêm. Dưới G3, điểm nổi trội của Trần Thu Hà là tuy bị low larynx nhưng do chest placement rất tốt kèm theo sự phát triển của chest voice muscles nên cô vẫn có thể giữ cho tonality không quá mờ, không airy và lời hát vẫn có thể nghe rõ. Điều đó có thể nghe rõ ở E3 - F#3 trong Anh cứ đi đi, F#3 trong Tình ca, F3 trong Mẹ tôi, note F3 khác cũng trong Mẹ tôi, F3 - D3 trong Cầu vồng đêm mưa, F3 trong Phố nghèo, E3 trong Mùa hè đẹp nhất, E3 trong Mẹ tôi, E3 trong Thu cạn, E3 trong Đường chiều lá rụng, E3 trong Một mình, E3 trong Mây, Eb3 trong Mây, D3 trong Phố nghèo, D3 trong Đêm, note D3 khác cũng trong Đêm, E3 - D3 trong Cầu vồng đêm mưa, D3 trong Đừng gọi tên em nữa. Trần Thu Hà rất hiếm khi hát dưới D3 vì có lẽ D3 đã là điểm giới hạn nơi mà cô có thể cảm thấy thoải mái nhất. Tuy nhiên nếu muốn cô vẫn có thể đưa giọng hát xuống tận B2 và đương nhiên là sẽ kèm theo low larynx nhiều hơn như B2 trong Mây, B2 trong Thu cạn (airy). Mặc dù với sopranos, support được G3 thường xuyên chưa thể gọi là "exceptional", thế nhưng nếu so với những sopranos khác ở Việt Nam thì khả năng support quãng trầm của Trần Thu Hà vẫn có thể gọi là rất đáng kể. Cô còn cho thấy tiềm năng phát triển support quãng trầm hơn nữa khi mà Trần Thu Hà từng 1 lần support được Eb3 trong Mây, note Eb3 không cần nhiều độ nặng của chest voice nhưng vẫn có thể hit với neutral larynx và support. So sành với note Eb3 của 1 soprano khác là Mariah Carey trong clip vocal range, dù cả 2 Eb3 đều có support nhưng note Eb3 của Mariah Carey rõ ràng hơi airy hơn và độ nặng của chest voice nhiều hơn. Điều muốn nói là nếu như Trần Thu Hà có thể support Eb3 thường xuyên với ít chest voice như vậy, nhiều khả năng cô còn có thể support thấp hơn cả Eb3.
        Ở quãng trung, Trần Thu Hà có thể đạt resonance thường xuyên. Từ C4 đến G#4, Trần Thu Hà làm chủ hoàn toàn giọng hát của mình với support rất đầy với resonance thường xuyên như F#4 trong Anh cứ đi đi, G4 trong Đường chiều lá rụng, G4 trong Một mình (resonance), G4 trong Vết lăn trầm, G4 trong Anh cứ đi đi, G#4 trong Quê nhà, G#4 trong Mây, G#4 trong Tình ca, G#4 khác cũng trong Tình ca (resonance). Từ A4 đến B4, Trần Thu Hà vẫn có thể duy trì resonance thường xuyên, ngoài ra do nghiêng khá nhiều về chesty mix, điều đó cho phép Trần Thu Hà có những note belt quãng trung rất đầy, có sức nặng và âm lượng lớn.Tuy nhiên, cô vẫn cho thấy mình có thể giảm chest voice xuống để tạo ra âm thanh nhẹ nhàng và bay bổng nhưng vẫn giữ được resonance. Những supported note từ A4 trở lên ở quãng trung có thể kể đến như A4 trong Thu cạn (resonance), A4 trong Sắc màu, note A4 khác cũng trong Sắc màu (resonance), A4 trong Một mình (resonance), A4 trong Cầu vồng đêm mưa (resonance), A4 trong Mây (resonance), A4 trong Phố nghèo, A4 trong Mùa hè đẹp nhất (resonance), Bb4 trong Mẹ tôi (resonance), Bb4 trong Đường chiều lá rụng (resonance), note Bb4 khác cũng trong Đường chiều lá rụng, Bb4 trong Vết lăn trầm, Bb4 trong Quê nhà, B4 - Bb4 trong Mây (resonance), Bb4 trong Phố nghèo, B4 trong Mùa hè đẹp nhất (resonance), B4 trong Thu cạn (resonance), B4 trong Ngẫu hứng phố (resonance), B4 trong Đêm (hơi tight như supported), B4 trong Tóc gió thôi bay (heady và placement cao hơn nhưng vẫn có resonance). Dù tạo resonance nhiều như vậy nhưng Trần Thu Hà vẫn thường push rất nhiều từ Bb4, quá nhiều air pressure sẽ dễ khiến giọng hát hơi squeeze vì larynx dễ bị đẩy lên, ví dụ như note B4 trong Mùa hè đẹp nhất hơi closed throat và high larynx hay note B4 trong Anh cứ đi đi cũng gặp vấn đề tương tự nhưng nặng hơn do nguyên âm khá đóng. Push nhiều cũng sẽ dẫn đến vocal fatigue nhanh, lại gặp nguyên âm khó thì Trần Thu Hà vẫn có thể bị strain như B4 trong Anh cứ đi đi.
      Quãng cao dù không phát triển mạnh bằng 2 quãng còn lại nhưng không thể gọi là không phát triển khi Trần Thu Hà vẫn cho thấy khả năng support đến C5/C#5. Những supported C5s của Trần Thu Hà thường kèm theo resonance nhưng chưa thực sự là tỏa sáng hết mức của nó. Lí do dễ hiểu là do đi kèm với push (đôi khi hơi nhiều) nên resonance không full và phần nào làm giảm độ đẹp của giọng hát như C5 trong Mùa hè đẹp nhất (resonance), C5 trong Đường chiều lá rụng (resonance), C5 trong Thăng hoa (resonance). Bên cạnh những resonant C5s, thì phần lớn thời gian C5s của Trần Thu Hà chỉ dừng lại ở mức supported như C5 trong Còn tuổi nào cho em (supported nhưng hơi shouty), C5 trong Mùa hè đẹp nhất (push, khá tight và closed throat, support shallow), C5 trong Vết lăn trầm (push, hơi closed throat), C5 trong Thăng hoa (ít push hơn bình thường). Trần Thu Hà ít khi bị strain ở C5, nếu có chỉ là những khi vocal fatigue xuất hiện rõ, ví dụ như C5 trong Cầu vồng đêm mưa (high larynx), note C5 khác cũng trong Cầu vồng đêm mưa, C5 trong Đêm (strain một phần cũng vì nguyên âm "ư" khá đóng). Trần Thu Hà là một ca sĩ rất hiểu giới hạn của bản thân mình, cũng như ở quãng trầm, cô ít khi hit những note trên C5 vì cô cho thấy rõ sự khó khăn khi với chúng. Lý do chính là mixed voice của Trần Thu Hà vốn rất chesty, khi càng lên cao, chesty mix sẽ làm cho giọng hát mang nhiều độ nặng không cần thiết, kể cả khi support được C#5 như C#5 trong Tình ca, note C#5 khác trong Tình ca, C#5 trong Mây, C#5 trong Tình yêu tôi hát thì tất cả đều thiếu vocal freedom, hơi tight và kèm theo một lượng không nhỏ pushing. Rất hiếm khi resonance có ở C#5, trong phạm vi bài analysis, chỉ ghi nhận được 1 resonant C#5 duy nhất của Trần Thu Hà trong Tình ca. Trên C#5, Trần Thu Hà gần như chưa từng cho thấy bất kỳ dấu hiệu của support, thay vào đó, note phát ra rất đóng, strained kèm theo pushing và high larynx. Điều đó có thể nghe thấy ở note D5 trong Đêm, D5 trong Đêm cô đơn, E5 trong Đêm cô đơn, những note E5s trong Thu cạn. Trần Thu Hà từng sustain note F#5 trong Dệt tầm gai, cô sử dụng cách hát khác đó là sử dụng đa phần cricothyorid muscles để tạo freedom cho mixed voice ở quãng cao, mặt khác dùng nhiều air pressure nhất có thể, squeeze các outer muscles và đẩy thanh quản lên cao, do đó note F#5 của Trần Thu Hà không có breath support, strained vì squeeze, push quá nhiều. Throat tension và glotta tension cũng có thể kể đến. Ở một phần trình diễn khác của Dệt tầm gai, cô cũng bị strain giống như cách cô strain ở note F#5 trước. Đỉnh điểm của giọng hát của mình, Trần Thu Hà từng 1 lần belt tận C6 trong 1 unknown performance, dĩ nhiên là đó không thể nào là 1 supported C6 được.
       Trần Thu Hà rất ổn định trong việc sử dụng head voice. Head voice của cô nhẹ nhàng và thanh thoát, dù không connected như head voice của các sopranos trong classical music, tuy nhiên Trần Thu Hà vẫn có thể tạo được head resonance đúng nghĩa với support duy trì đến G5. Placement trong head voice của cô cũng rất linh hoạt, cô có thể duy trì support dù đặt giọng hát ở đỉnh trán như C#5 trong Đêm nằm mơ phố, D5 trong Tình ca, Eb5 - E5 - F#5 cũng trong Tình ca (F#5 hơi push), F5 - E5 - G5 trong Thu cạn, E5 trong Mây, D5 - C5 trong Anh cứ đi đi, hoặc Trần Thu Hà cũng có thể chuyển âm thanh xuống vùng mask nhiều hơn để tạo ra head voice với âm thanh chắc, nặng, mang nhiều màu sắc của mixed voice như note D5 - F5 - E5 trong Mùa hè đẹp nhất, cùng 1 đoạn head voice trong phần trình diễn khác của Mùa hè đẹp nhất, D5 trong Đường chiều lá rụng. Hiện tại, G5 là note cao nhất được hát bằng head voice của Trần Thu Hà, dù note G5 hơi đóng và thiếu hẳn resonance, tuy nhiên, vẫn cho thấy tiềm năng rằng Trần Thu Hà vẫn còn có thể support trên G5, có thể là G#5 hoặc A5.
          Điểm nổi bật của Trần Thu Hà là cô phát triển đều các kỹ thuật, như đã phân tích, quãng trầm, quãng trung, quãng cao, head voice của cô đều được phát triển, và kỹ năng agility cũng không ngoại lệ. Dù chọn những đoạn vocal runs trung bình đến dễ và ít khi chạy vocal run thường xuyên, Trần Thu Hà vẫn có thể thực hiện chúng khá ổn như đoạn vocal run trong Sắc màu, đoạn vocal run trong Tóc gió thôi bay. Đa phần những đoạn vocal run thường nhấn vào độ flow hơn, cho nên note separation đôi khi hơi mờ như đoạn vocal run trong Thu cạn, đoạn vocal run khác cũng trong Thu cạn.
        Kỹ năng agility của Trần Thu Hà ngoài thể hiện ở những đoạn vocal runs, độ linh hoạt trong giọng hát còn thể hiện trong cách cô chuyển placement từ đỉnh trán sang mask, mask xuống ngực. Chính nhờ vậy mà vocal connection của Trần Thu Hà thường liền mạch. Ngoài việc connect giữa mixed voice và head voice như đã dẫn chứng ở những đoạn head voice phía trên, ví dụ trong Thu cạn, Tình ca, Trần Thu Hà còn có thể chuyển từ mixed voice sang head voice nhiều lần trong một câu hát mà vẫn duy trì được support như trong Thu cạn hay Đường chiều lá rụng. Trần Thu Hà cũng có thể chuyển từ mixed voice sang pure chest voice khá mượt mà và mềm mại như khi cô đi 1 legato từ G4 xuống G3 (1 octave) mà vẫn giữ được tonality và support đều đặn trong Quê nhà, hoặc khi đi từ D4 xuống G3 cũng được thực hiện khá tốt trong Phố nghèo. Khi connect giữa 2 note với cao độ trên 1 octave như từ Bb4 xuống G3 trong Vết lăn trầm,  dù Trần Thu Hà cho thấy cô vẫn có thể chuyển placement khá thuần thục nhưng support vẫn không đủ mạnh khi xuống đến G3, cho nên note G3 hơi bị low larynx và vocal projection không forward như những supported G3 của cô.
-IV OVERALL ASSESSMENT
-V RATING
Rank B-
-VI BEST PERFORMANCE(S)
 

64 nhận xét:

  1. Bạn cho mình hỏi đoạn vocal runs head voice này thế nào? https://www.youtube.com/watch?v=U81zdxWmF7Y&t=4m01s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trừ có một số note hơi off key thì đoạn vocal run đó khá tốt.

      Xóa
  2. https://www.youtube.com/watch?v=vRZfl6HtVeM&feature=youtu.be&t=4m12s Cho mình xin hỏi đó có phải là một resonant C#5?
    https://www.youtube.com/watch?v=N6hrYW1PEhU&feature=youtu.be&t=3m57s Note D5 có throat tension phải ko bạn?
    https://www.youtube.com/watch?v=Mb0s2KiydKE&feature=youtu.be&t=12s Note Eb3 bị low larynx ko bạn?
    Mình cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đoạn video đầu, note C#5 không có resonance, nó supported nhưng hơi shouty.
      Đoạn video thứ 2, note D5 cũng có glotta tension nữa.
      Đoạn video thứ 3, đúng là note Eb3 bị low larynx.

      Xóa
    2. Tai sao lower range cua Ha Tran lai bi ha xuong con Decent/Good vay ad?

      Xóa
    3. Vì chỉ khi soprano suppport quãng trầm tới F#3/G3 mới đánh giá là Good. Trong khi Hà Trần chỉ đến G3.

      Xóa
  3. https://youtu.be/S_0eVf6m9zg
    https://youtu.be/ohnb4iGnLoo
    Phân tích giùm mik 2 note đó đi bạn. Theo mik thấy thì bạn ấy là người belt cao nhật VN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hỏi này không liên quan đến Hà Trần. Bạn vui lòng chuyển vào Question Center.

      Xóa
  4. Ban co the cho minh hoi note F3 nay co supported ko ban? Minh nghe no dc hat vs neutral larynx https://www.youtube.com/watch?v=F-asbvauwrE&t=2m25s Cam on ban

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó supported nhưng không phải là note F3, đó là Bb3.

      Xóa
  5. bạn có định viết bài về các diva như mariah, whitney, barbra,... không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó không phải là ca sĩ Việt Nam bạn à. Đây là blog về VPOP/

      Xóa
    2. mình đang muốn hỏi là nếu bạn có thời gian, bạn có thể phân tích những người này dc ko ? trong trường hợp bạn cũng hay nghe nhạc diva .

      Xóa
    3. Những diva đó có nhiều trang nước ngoài phân tích lắm rồi bạn. Đâu phải chưa có ai làm đâu mà cần đến ad phân tích, bạn muốn đọc thì có rất nhiều mà. Trên youtube cũng rất nhiều clip về họ. Nên nếu bạn muốn đọc về kỹ thuật của họ thì nguồn tư liệu viết về họ nhiều vô kể. Mình nghĩ ad ko nhất thiết phải làm về họ làm gì. Giọng hát của họ vốn đã được rất nhiều chuyên gia thanh nhạc khác phân tích rồi. Làm về Vpop thôi, Vì hầu như chả có mấy bài viết phân tích chuẩn xác về kỹ thuật của ca sĩ VN, Người đọc muốn tìm cũng ko có. Làm nguyên về Vpop thôi ad đã đủ bận rồi, bao nhiêu ca sĩ VN chưa được phân tích. Ôm đồm thêm nữa sao nổi

      Xóa
  6. https://www.youtube.com/watch?v=oZKsrAD8t1U&feature=youtu.be&t=2m46s
    Ad có thể xem giúp mình đoạn runs này ổn ko ạ?

    Trả lờiXóa
  7. https://www.youtube.com/watch?v=vRZfl6HtVeM&t=3m22s
    Ad có thể cho mình hỏi note này có dc support ko? Nghe nó khá giống như d hit với neutral larynx. Cảm ơn bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất tiếc là nó bị low larynx. Hãy chú ý vào vocal projection, âm thanh không hề project ra ngoài, sẽ rõ hơn khi bạn so sánh với supported B3 ngay trước đó.

      Xóa
  8. "Cô còn cho thấy tiềm năng phát triển support quãng trầm hơn nữa khi mà Trần Thu Hà từng 1 lần support được Eb3 trong Mây, note Eb3 không cần nhiều độ nặng của chest voice nhưng vẫn có thể hit với neutral larynx và support. So sành với note Eb3 của 1 soprano khác là Mariah Carey trong clip vocal range, dù cả 2 Eb3 đều có support nhưng note Eb3 của Mariah Carey rõ ràng hơi airy hơn và độ nặng của chest voice nhiều hơn. Điều muốn nói là nếu như Trần Thu Hà có thể support Eb3 thường xuyên với ít chest voice như vậy, nhiều khả năng cô còn có thể support thấp hơn cả Eb3."
    Đọc đoạn này mới thấy quãng trầm của TTH khủng quá. Tiếc là chị hay bị hạ thanh quản.Theo ad thì nếu TTH sửa được lỗi này thì chị có thể support đến D3 không? Nếu vậy thì lower range của chị có khi đạt rank great/excellent đúng không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không nhiều khả năng TTH sẽ có khả năng support ổn định được đến tận D3. Với những soprano, chỉ cần support được E3 ổn định thì có thể đạt Excellent rồi, không cần tới D3 đâu.

      Xóa
  9. Nốt B4 này và nốt C5 chỗ chữ ''đã'' có phải cô Hà đã push nhiều phải không bạn? https://www.youtube.com/watch?v=rJgLfWtpZHk&t=3m18s

    Trả lờiXóa
  10. Xin phép hỏi tại sao Hà Trần support quãng trầm được đến G3 mà không được Good hay Good/Great theo như tiêu chí mà lại được Decent/Good? Xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. HT quãng trầm Decent/Good đúng r mà bạn, muốn được Good thì soprano phải support F#3/G3 cơ ad có giải thích ở 1 comment phía trên đó

      Xóa
  11. Ad ơi cho e hỏi là ở trong bài hát này ở 2:32 Hà Trần hát note A4 đúng ko ạ ? và nó có supprot ko ? và ở 2:42 có phải là 1 note D5 ko ạ ? https://youtu.be/b7dPEL2X3xo?t=2m32s

    Trả lờiXóa
  12. Đây có phải một màn trình diễn ổn về kỹ thuật của TTH ko ad? Note C5 head voice ở 3:40 có resonance không? Mình cảm ơn
    https://www.youtube.com/watch?v=iZT5g1XWGYk

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó vẫn khá ổn định so với những gì đã phân tích. Note C5 tại 3:40 không có resonance, nhưng nếu xét ko quá khắt khe thì bạn cũng có thể xem nó có phần nào resonance cũng có thể chấp nhận.

      Xóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  14. https://www.youtube.com/watch?v=B-XfrBgDRCU&fbclid=IwAR06x7iJF8GxXh9ZnYvSAvCs0dCM68SkboYn5vFuTLwCsCDXep2qf5Dk-tQ&app=desktop
    Ad ơi cho mình hỏi note F3 ở 3:14 có supported ko (còn ở 1:07 thì hình như bị low larynx)
    Note G5 head voice ở 4:56 thì có supported ko
    Cảm ơn bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note F3 không tệ nhưng vẫn hơi low larynx, bạn nghe kỹ sẽ thấy vocal projection bị giảm sút.
      Note G5 head voice hơi khó nghe vì có giọng của Thanh Lam nữa, có vẻ là supported.

      Xóa
    2. À tiện thể trong bài đó có khá nh lần Thanh Lam hát vocal runs, bạn có thể lấy làm phân tích thêm dc bạn ạ

      Xóa
  15. Bạn ơi còn note Eb3 ở đây thì sao (0:36)
    https://www.youtube.com/watch?v=GlYSLSFbBew&fbclid=IwAR0q1MD5IbHhKSndbSHZYDU4PrulN3aet9d0YfJbCVLcS0X4P_Qay8QciNQ&app=desktop

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế còn E3s ở 3:15 và 3:17, Eb3 ở 3:26 thì sao vậy bạn? Bạn có thể xem qua cả phần trình diễn đó dc ko?
      Thật lòng mà nói mình rất bất ngờ khi HT lại support dc nh E3/Eb3s trong bài nyaf tới như vậy, nhưng mình vẫn thắc mắc là vì sao ngay sau các note Eb3s thì Eb3 (hoặc D3) ngay sau đó lại low larynx ngay dc?

      Xóa
  16. https://www.youtube.com/watch?v=o3ozJX6p0e0
    3:52 strained phải không ad?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không hề, không có resonance chứ không hề strain.

      Xóa
  17. https://www.youtube.com/watch?v=jqlh9mcQWho
    1:20 - C#5 có support không ạ? Em nghĩ nó strained vì push quá nhiều.

    Trả lờiXóa
  18. https://www.youtube.com/watch?v=avJIkSSu0ss
    Ad cho em hỏi những nốt thấp trong bài này có nằm ngoài những gì đã phân tích không ạ?

    Trả lờiXóa
  19. Admin ơi, mình xin phép đưa ra ý kiến thế này, thông tin về mẹ của Hà Trần - nhà giáo Vũ Thúy Huyền cần được các bạn xem lại một chút. Cô ấy nguyên là trưởng khoa thanh nhạc của Nhạc viện Hà Nội và đã mất lâu rồi, từ hồi Hà Trần còn rất nhỏ, không còn giảng dạy ở Học viện nữa đâu ạ.

    Trả lờiXóa
  20. AD ơi Hà Trần hát head voice G5-G#5 này. G5 có support còn G#5 thì ko phải ko ad?
    https://www.youtube.com/watch?v=XE5As-VmTtg&t=2m51s
    Nhưng mà mình ngạc nhiên vì đang đoạn cao thế mà sau đấy HT vẫn chuyển ngay xuống quãng dưới được ko tí chông chênh, mà nghe giống nhép quá :v
    Và mình thấy là mix của Hà Trần đã có sự làm sáng mix hợp lí hơn, E5 ở 0:45 chẳng hạn, đúng ko ad?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cả 2 note G5 và G#5 đều strain hết bạn ạ.

      Xóa
    2. ôi tiếc nhỉ, thế thì head voice của Hà Trần chắc cũng ko nhiều tiềm năng support trên được G5 :(((

      Xóa
    3. https://youtu.be/VnaJxDepWJI?t=131 G#5 này mình nghĩ có support nè ad ơi. G#5 trên kia close throat thật

      Xóa
    4. tuy có hát hơi style nên support không tối ưu nhưng placement tốt và nghe nhẹ phết

      Xóa
    5. @Greninja nghe cũng ổn đấy, nhưng nó là F#5 =))

      Xóa
    6. G#5 mà bác @@ có nhầm với F#5 mix voice không

      Xóa
    7. ad check dùm mình nha ad, headvoice lên G#5 khúc vibrato ấy

      Xóa
    8. @Greninja Ko nhầm đâu fence, đoạn đó vibrato khá wobble vs cả cũng có sharp nhưng mà nốt đó là F#5. Fence nghe lại rồi bấm phím Fa# để so sánh nhóe
      https://www.apronus.com/music/flashpiano.htm

      Xóa
    9. là người hay đo bằng app nên mk hiểu bạn #greninja, nó hiện lên là G#5 thật, nhưng để mà nghe thấy G#5 thì phải tua chậm lại mới nghe đc có phần nào đó của G#5 tại nó mờ hơn F#5, hazz cũng ko biết ai sai ai đúng, chỉ tại chị ý Vibrato :(((

      Xóa
  21. Ad xem thử đoạn chuyển từ Bb4 xuống G3 này của HT có còn gặp khó khăn như hồi hát bài Vết lăn trầm không? Theo mình nốt G3 có support. Và có vẻ quãng trầm của HT có sự khỏe khoắn hơn trước, xuống ấy nốt D3 đầu bài nghe chuẩn quá
    https://www.youtube.com/watch?v=iW_g88QDN_A&t=5m47s

    Trả lờiXóa
  22. một số materials kiếm chơi
    https://youtu.be/UCtpbG0ZgMU?t=69 resonant B4
    https://youtu.be/g0cHNtS3EX0?t=169 strained D5. vs không may là F#3 4:15 trở đi đều low larynx. bài này không tốt lắm
    https://youtu.be/gRQgM-uuku4?t=2150 headvoice E5. cô hà xài headvoice hát nhạc dân ca hay gì đó max hay
    https://youtu.be/gRQgM-uuku4?t=2701 supported C#5

    Trả lờiXóa
  23. Nốt C#5 này của Hà Trần có resonance không ad nhỉ? <3 https://www.youtube.com/watch?v=ZcPQPBe4DvE&t=4m08s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. worse C#5 của Trần Thu Hà vì nó khá tight thực sự. best C#5 bài tình ca thì lại vừa vang vừa project tốt

      Xóa
    2. C#5 này mình không nghĩ nó là một "worse" C#5 của Hà Trần. Do cô push nên nó hơi tight, nhưng so sánh với nốt C#5 cũng trong Tình ca https://www.youtube.com/watch?v=v_3NfkcLlIw&t=4m13s thì mình nghĩ nốt C#5 này https://www.youtube.com/watch?v=ZcPQPBe4DvE&t=4m08s project tốt hơn, mình chỉ phân vân và muốn hỏi ad rầng nó có resonance hay không thôi :v

      P/s: @Greninija Mình không hỏi bạn :))

      Xóa
    3. C#5 đó không có resonance nha bạn.

      Xóa
  24. Ad ơi, nốt D5 này của Hà Trần có support không nhỉ? https://www.youtube.com/watch?v=U81zdxWmF7Y&t=2m21s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. supported D5 headvoice ... khá rõ mà
      example D5 in headvoice
      https://youtu.be/mRU0cESEIYM?t=420 Ock Joohyun
      https://youtu.be/0XfebK50W1k?t=98 Shannon

      Xóa
  25. Xin phép ad có thể nhận xét về màn trình diễn gần đây của cô Hà được không ạ? Mình xem thấy đỉnh quá trời đỉnh không biết về kỹ thuật thì như thế nào ạ?
    Từ phút 55:45 đến 1:05:30 ạ:
    https://www.youtube.com/watch?v=zY3c5C6HvCg

    Trả lờiXóa