Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Hồ Quỳnh Hương's Vocal Analysis

Voice type: Soprano
Vocal range: Eb3 - E6 (3 octaves 1 semitone)
Supported range: A3 - A4
Lowest/Highest supported note: G3 / C5 / G#5
Highest mixed note: B5
-I INTRODUCTION
       Hồ Quỳnh Hương bắt đầu sự nghiệp ca hát với album Vào đời (2003). Cô cũng từng đại diện Việt Nam tham dự Asia Song Festival (2008) với bài hát Love of my life. Đến năm 2010, Hồ Quỳnh Hương cho ra mắt album Anh và bài hát cùng tên trong album đã trở thành bài hát đánh dấu tên tuổi của cô. Đến năm 2016, Hồ Quỳnh Hương ra mắt MV và single Chỉ là anh thôi (Gái già lắm chiêu OST). Đến nay, Hồ Quỳnh Hương ghi dấu ấn bằng dòng nhạc chủ yếu là ballad với phong cách trình diễn khá thiên về phô diễn kỹ thuật. Tuy nhiên, cô cũng có thể hát đa dạng các dòng nhạc như rock, R&B hay thậm chí Bolero.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Quãng trầm khá phát triển, support được đến A3, từng support G3
  • Support thường xuất hiện khá ổn định đến A4
  • Rất ổn định trong việc sử dụng head voice
  • Từng support được G#5 trên head voice
  • Agility có sự phát triển nhất định
  • Legato mượt mà và liền mạch, đặc biệt là ở head voice
  • Hát được đa dạng các dòng nhạc
  • Gần như không gặp vấn đề với nasality
Weaknesses:
  • Thường bị mờ note và low larynx từ F#3/G3
  • Glotta tension và tongue tension gần như luôn xuất hiện với những note trên A4
  • Vocal projection thường bị giảm sút nhiều do glotta tension
  • Thường bị strain nặng ở octave thứ 5
  • Head voice thường shrill và push do thiếu độ mở của pharynx cũng như placement chưa chuẩn xác
  • Thường hát những bài quá sức so với kỹ thuật hiện tại
  • Những đoạn vocal runs thường bị lướt note hoặc messy
  • Dấu hiệu của vocal regression đã bắt đầu xuất hiện
  • Rất không ổn định với resonance
-III OVERALL ANALYSIS
       Khi nói đến những nữ ca sĩ Việt Nam có kỹ thuật tốt thì cái tên Hồ Quỳnh Hương gần như luôn luôn hiện diện. Người ta thường xếp cô gần như ở luôn trong top khi nói về kỹ thuật thanh nhạc, một số người lại còn xếp ngang cô với Thu Minh, Hà Trần. Tuy nhiên, sự thật là khoảng cách giữa họ cũng không phải là gần lắm. Điểm mạnh nhất của cô có lẽ là sự đa dạng về kỹ thuật và sự dễ dàng khi nói đến những note cao. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn về kỹ thuật thì có khá nhiều vấn đề.
       Dù cách mix của Hồ Quỳnh Hương khá là heady, điều đó nghĩa là các thyroarytenoid muscles (chest voice muscles) có thể ít được tham gia hoạt động, theo lý thuyết việc đó có thể dẫn đến các nhóm cơ đó sẽ ít được hoạt động, hậu quả là quãng trầm có thể kém phát triển. Thế nhưng Hồ Quỳnh Hương có thể duy trì support khá chắc chắn đến A3 như B3 trong Mẹ yêu con, B3 trong Hãy quay về khi còn yêu nhau, B3 trong Anh có hay, B3 trong Bài ca Hồ Chí Minh, Bb3 trong Anh, Bb3 trong All by myself, A3 trong Ánh sáng pha lê, A3 trong LK Một ngày mùa đông, A3 trong Sầu lẻ bóng. Nhưng Hồ Quỳnh Hương cũng không tránh khỏi những lúc không ổn định support ở những note từ A3 trở lên như A3 trong Ánh sáng pha lê (mất breath support), A3 trong Hoang mang (low larynx), Bb3 trong Anh (low larynx). Từ G#3 trở xuống, Hồ Quỳnh Hương từng support được 1 lần note G3 trong Sầu lẻ bóng và 1 lần trong Hãy yêu như chưa yêu lần nào. Note G3 có độ nặng của chest voice rất tự nhiên kèm theo breath support chắc chắn, dù không có resonance nhưng vẫn có thể gọi là tốt với 1 soprano. Thật không may, đó gần như chính là 2 lần duy nhất Hồ Quỳnh Hương support được note dưới A3. Những note dưới G#3 thường khá mờ và đi kèm với low larynx. Điều đó có thể nghe thấy ở note G#3 trong Bức thư tình thứ hai, note G#3 khác cũng trong Bức thư tình thứ hai, G3 trong Anh, G3 trong Ánh sáng pha lê, G3 trong Sầu lẻ bóng. Ở F3 và F#3, mặc dù low larynx là không thể chối cãi như Hồ Quỳnh Hương có placement rất tốt ở ngực và mask, kèm theo đó là breath support phần nào hiện diện. Do đó, mặc dù mix khá heady nhưng Hồ Quỳnh Hương vẫn có sự dễ dàng khi nói đến quãng trầm khi so sánh với những sopranos có cùng cách mix heady như Võ Hạ Trâm chẳng hạn. Điều đó có thể nghe thấy ở note F#3 trong Hãy quay về khi còn yêu nhau, F#3 trong Ước mơ trong đời, F3 trong Anh. Hồ Quỳnh Hương là số ít những soprano của Việt Nam dám hát dưới F3 khá nhiều, những note dưới F3 của Hồ Quỳnh Hương airy, không có breath support và bị low larynx như E3 trong Hoang mang (low larynx), E3 trong Halleluja (low larynx và airy), E3 trong Hãy yêu như chưa yêu lần nào, E3 trong Hãy quay về khi còn yêu nhau, E3 trong Anh có hay (airy và low larynx).
        Khi nói đến quãng trung, vấn đề có thể dễ dàng thấy là glotta tension và tongue tension. Cụ thể, vì cách mix heady làm cho Hồ Quỳnh Hương có vocal freedom nhiều trong suốt quãng trung, cô thường lợi dụng sự dễ dàng này mà quên đi một yếu tố rất quan trọng là độ mở của pharynx. Khi hát những note trên Bb4, Hồ Quỳnh Hương thường đóng chặt phần pharynx khiến cho glotta tension xuất hiện rất nhiều ở phần sau cổ, tiêu biểu là note Bb4 trong Anh, hay note Bb4 khác trong Bức thư tình thứ 2 với glotta tension đi kèm với throat tension. Ờ cả hai ví dụ, có thể dễ dàng nghe thấy Hồ Quỳnh Hương khá khó khăn để project âm thanh ra bên ngoài vì vocal projection lúc này đã bị phần pharynx rất đóng đã chặn hết tất cả. Ngoài ra, phần lưỡi của cô cũng khá tense (căng) do ảnh hưởng của phần pharynx bị đóng, khiến phần thân lưỡi chẳng những không được thoải mái mà phần gốc lưỡi lại hơi bị thụt vào bên trong. Kết quả là thanh quản cô bị đẩy xuống hơi thấp dù cho Hồ Quỳnh Hương không cố ý làm việc đó. Tongue tension và low larynx có thể nghe rõ ở note B4 trong Halleluja hay note B4 trong All by myself. Lắng nghe kỹ thì có thể nghe thấy âm thanh phát ra giống như Hồ Quỳnh Hương hát âm "r" với phần lưỡi cong lên chứ không phải hát nguyên âm "a", tongue tension là nguyên nhân của điều đó. Những note khác ở quãng trung cũng gặp vấn đề tương tự như Bb4 trong Anh (crack, strained), B4 trong Một ngày mùa đông (strained), B4 trong Bài ca Hồ Chí Minh, B4 trong Hãy yêu như chưa yêu lần nào (push, strained). Thế nhưng, với những khi thực hiện được kỹ thuật phù hợp, Hồ Quỳnh Hương có thể cho thấy mình có thể support đến A4 như F#4 trong Anh có hay, F#4 trong Hãy quay về khi còn yêu nhau, F#4 trong Sầu lẻ bóng, F#4 - A4 trong Bài ca Hồ Chí Minh, G4 - A4 trong Anh, G4 trong Anh có hay, G4 trong Chỉ là anh thôi, phrase G4s trong Hoang mang, phrase G#4s trong Hoang mang, G#4 trong Halleluja,  A4 trong LK Một ngày mùa đông, A4 trong Hãy quay về khi còn yêu nhau , A4 trong Ánh sáng pha lê, A4 trong Chỉ là anh thôi, A4 trong Anh có hay.
        Dù head-dominant mix có thể giảm thiểu vocal strain và cho phép nhiều vocal freedom hơn nếu so với chest-dominant mix, nhưng nếu dùng head dominant mix sai kỹ thuật thì vocal cords vẫn có thể bị tổn thương .Trong trường hợp của Hồ Quỳnh Hương, glotta tension và throat tension là rõ ràng nhất, tiếp đó là tongue tension.  Như có thể nghe thấy ở note C5 trong Ánh sáng pha lê, ở đây glotta tension và throat tension làm âm thanh kẹt trong cổ, ngoài ra thì tongue tension đã đẩy thanh quản của cô xuống nên âm thanh rõ ràng đầy và tối hơn một chút so với giọng bình thường của Hồ Quỳnh Hương. Điều này sẽ rõ nếu so sánh với note C5 trong LK Một ngày mùa đông. Tổng quan nhận xét về quãng cao thì trong khoảng từ C5 đến C#5, mặc dù dấu hiệu strain là không chối bỏ được nhưng điểm tốt là Hồ Quỳnh Hương vẫn duy trì được phần nào nền breath support khiến cho âm thanh của cô không bị quá mỏng và chênh vênh. Ví dụ như note C5 trong Hoang mang, note C5 khác cũng trong Hoang mang, C5 trong Hãy yêu như chưa yêu lần nào, C5 trong Ánh sáng pha lê, note C5 khác cũng trong Ánh sáng pha lê, C#5 trong Hãy quay về khi còn yêu nhau, C#5 trong All by myself . Điều thú vị là trong khi Hồ Quỳnh Hương là một Light Lirico Soprano, cô ấy lại làm sáng mix của mình tại nơi mà các Full Lirico Soprano thường làm. Trong một đoạn dài từ Primo passaggio đến Secondo passaggio của các Sopranos, họ thường thêm chất head vào ở Eb5 hoặc E5, tức là lúc đó giọng của họ sẽ tự nhiên sáng hơn màu giọng bình thường. Điều này thấy rõ trong video Quãng giọng của Thu Minh, cô đi từ note C5 - D5 - Eb5, note Eb5 cuối cùng rõ ràng sáng hơn  2 note trước, việc làm sáng mix cũng xảy ra ở Eb5 ở Han Sara trong Tuổi đá buồn. Thế nhưng Hồ Quỳnh Hương lại làm sáng mix ở C#5/D5, nơi mà chỉ có các Full Lirico Sopranos hoặc một số Mezzo sopranos làm sáng mix. Xét ví dụ bằng một Full Lirico Soprano nổi tiếng là Lara Fabian. Kỹ thuật của cô rất chuẩn nên việc làm sáng mix của Lara Fabian cũng rất chuẩn mực, trong video Vocal range của cô, ví dụ note C#5 tại 3:47, hoặc note C#5 tại 3:49, hoặc note D5 tại 4:02,... sẽ thấy cách mà cô làm sáng mix như thế nào. Hoặc Mỹ Linh từng bị nhầm là Full Lirico Soprano vì cô thường làm sáng mix tại D5 như trong Trên đỉnh Phù Vân, D5 trong I believe I can fly,... Điều tương tự xảy ra với Hồ Quỳnh Hương, có thể nghe rõ ở C#5 trong All by myself hay D5 trong Hãy quay về khi còn yêu nhau. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì cho kỹ năng mix của cô chưa chuẩn, ngoài việc bị strain nhiều từ C5, thì cô cũng làm sáng mix sớm hơn cần thiết. Bằng chứng là nhiều lúc Hồ Quỳnh Hương không làm sáng mix ở C#5 và D5 như D5 trong Anh, C#5 trong Ước mơ trong đời (audio).
       Từ D5 trở lên, ngoài cách mix heady làm cho giọng cô "bén" hơn, kỹ thuật mix không phù hợp làm Hồ Quỳnh Hương strain liên tục kèm theo đi kèm với một lượng push rất lớn. Điều đó có thể nghe thấy ở note D5 trong Anh có hay, note D5 khác cũng trong Anh có hay, D5 trong Chỉ là anh thôi, D5 trong LK Một ngày mùa đông, Eb5 trong Halleluja, E5 trong Chỉ là anh thôi, E5 trong Hoang mang, E5 trong Anh có hay, F5 trong All by myself, F5 trong Anh, F#5 trong Halleluja, G5 trong Anh.
      Hồ Quỳnh Hương do được đào tạo thanh nhạc chính thống nên cô rất ổn định trong việc sử dụng head voice, trong phạm vi những bài hát được phân tích, cô sử dụng 100% head voice thay vì falsetto. Ngoài ra, head voice của Hồ Quỳnh Hương có legato ổn, pure, connected và cho thấy sự kiểm soát tốt. Đó là những ưu điểm dễ nhận thấy. Về khuyết điểm, cũng giống như mixed voice, đó chính là pharynx của Hồ Quỳnh Hương không mở đủ để cho âm thanh phát ra có thể gọi là supported. Ngoài ra placement của Hồ Quỳnh Hương vẫn có khá nhiều ở cổ và lượng air pressure nhiều lúc hơi nhiều hơn cần thiết nên nhiều lúc cô strain đúng như cách Hồ Quỳnh Hương gặp ở mixed voice. Đó là chưa kể những khuyết điểm đó còn làm cho head voice của Hồ Quỳnh Hương shrill, push và strain từ khoảng E5/F5 trở lên. Tiêu biểu như chuỗi A5 - B5 - C6 trong Ánh sáng pha lê (high larynx), F#5 trong Mẹ yêu con, hoặc đoạn head voice của cô trong một Unknown performance. Nhưng vẫn có những ngoại lệ, đó chính là supported G#5 head voice của cô trong All by myself và F#5 trong Hãy quay về khi còn yêu nhau. Ngoài nguyên nhân là do nguyên âm "o" và "u" tạo sự dễ dàng để mở pharynx, thì một phần cũng là do nền breath support của Hồ Quỳnh Hương tốt khi thực hiện head voice và đôi khi thì placement vẫn đặt ở vị trí phù hợp để hát head voice.
      Về phần agility, Hồ Quỳnh Hương thường cho thấy cô vẫn dành cho lĩnh vực này sự ưu tiên khá đặc biệt. Nhiều lần cô lồng ghép những đoạn vocal runs khéo léo vào bài hát một cách vừa phải, vừa đủ để làm nổi bật và tạo sự mới lạ trong bài hát. Tuy nhiên, những đoạn vocal runs đó chưa thực sự là tốt vì đa số vẫn có lướt note như trong Ánh sáng pha lê, Halleluja, All by myself, Chỉ là anh thôi. Nhiều lần những đoạn vocal run của cô khá messy do kiểm soát note không tốt hoặc note seperation quá mờ như trong Hoang mang, Ánh sáng pha lê, phần trình diễn khác của Hoang mang (ft Davichi), Anh có hay, phần trình diễn khác của Hoang mang (2014). đoạn vocal run trên head voice trong Hãy quay về khi còn yêu nhau. Thế nhưng cũng cần phải thừa nhận rằng kỹ năng agility Hồ Quỳnh Hương một sự phát triển nhất định, bởi vì cần nhận thức được trong những đoạn vocal runs vẫn có những đoạn trên có độ khó trung bình đến trên trung bình. Ngoài ra, với những đoạn vocal run ít note hơn (nhưng tốc độ vẫn khá nhanh), Hồ Quỳnh Hương có thể thực hiện khá tốt như trong Hoang mang, và thậm chí đoạn vocal run trong All by myself với cao độ khó cũng được Hồ Quỳnh Hương làm khá tốt. Hy vọng rằng trong tương lai Hồ Quỳnh Hương sẽ tiếp tục trau dồi kỹ năng này.
        Hiện tại, một điều đáng lo ngại là vocal regression đã bắt đầu thấy xuất hiện trong giọng hát của Hồ Quỳnh Hương, bằng chứng là trong nhiều phần trình diễn gần đây như Anh, phần trình diễn khác của AnhƯớc mơ trong đời,.. có thể nghe thấy giọng Hồ Quỳnh Hương hơi run rầy, legato cũng kém mượt, và giọng nhiều lúc lại như sắp crack, breath support cũng không còn đầy đặn. Điều đó chứng tỏ thanh quản của cô đã bị tổn thương. Vì bản thân Hồ Quỳnh Hương cũng là một người từng học thanh nhạc, mong rằng cô có thể ý thức ra những gì đang xảy ra với giọng hát của mình và có giải pháp phù hợp trước khi quá muộn.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank D-
-VI BEST PERFORMANCE(S)

118 nhận xét:

  1. Cảm ơn admin rất nhiều vì bài viết chi tiết này. Đúng như mình dự đoán, cô Hồ Quỳnh Hương chỉ có thể support được đến A4 mix voice và G#5 head voice, và giọng cô đã bắt đầu đi xuống trong thời gian gần đây.
    Mình rất mong đợi vào các bài viết tiếp theo của admin.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn, chưa có bài analysis nào mà team mình lại có nhiều ý kiến trái chiều như bài này. Mừng là cuối cùng cũng đâu vào đấy.
      Và mình xin đính chính một chút là HQH đúng là từng support được G#5 head voice, nhưng đó chỉ là 1 lần duy nhất. HQH không ổn định với support ở head voice nên tạm thời thì quãng supported range (có head voice) của HQH là không có.

      Xóa
    2. Dù em nói thật là không để ý đến HQH nhiều nhưng mà bữa thấy 1 strained C5 là cũng đủ hiểu, việc này đáng buồn nhỉ

      Xóa
    3. Đáng lo hơn bạn ạ, HQH có chất giọng đẹp và cách xử lý bài hát tinh tế, văn minh. Nhưng do cô strain quá nhiều, nhất là ở octave thứ 5 nên giọng hát của cô đã bị tổn thương. Không biết cô ấy có thể lấy lại phong độ hay không nữa.

      Xóa
    4. Thực ra việc đáng buồn mình nói tới đó là việc mình từng hi vọng cô có thể support được ở octave thứ 5, cũng là 1 nhân tài ở Việt Nam
      Nhưng nếu với những gì là blog phân tích, mình nghĩ rằng nếu dựa theo xét rating ở một blog khác là Kpopvocalanalysis, cô ấy có khả năng là 1 Weak to Average vocalist, rating khá thấp
      Hi vọng là HQH nhận thức được sớm để mọi việc không trở nên tồi tệ
      Dù sao, cảm ơn team bạn đã cho ra 1 analysis đúng đắn!

      Xóa
    5. Mình thấy bài All By Myself là bài mà cô Hương strain rõ nhất ở quãng 5. Nghe cô hát strain như vậy mà cảm giác họng mình đau theo, thấy thương cô lắm.

      Xóa
  2. Chưa bao giờ thấy cổ mình dài như thế này, haha
    Bài viết rất chi tiết, cảm ơn các admin đã thực hiện bài viết này
    Hi vọng các analysis trong tương lai cũng chi tiết như thế!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn bạn, mình cũng thừa nhận bài này là lâu nhất trong các bài analysis. Phần vì team mình ai cũng bận, phần bất đồng ý kiến khá gay gắt nên mới kéo dài như vậy.

      Xóa
    2. Có vẻ đó là 1 quá trình khó khăn nhỉ
      Mình xin hỏi về analysis của Hà Trần. Có lẽ bài analysis đó sẽ sớm hoàn thành do team đã analyze cô ấy 1 lần, phải không?
      Những thiếu sót trong đó là gì?

      Xóa
    3. Là thế này, 2 bài analysis của Trọng Tấn và Trần Thu Hà chính là do cha đẻ của blog này thực hiện. Đó chính là người đăng ký blog, đi với blog trong những ngày đầu tiên nhất. Sau khi xong viết xong 2 bài, anh ấy mới rủ 2 trong 3 ad hiện tại phụ anh ấy viết blog. Đến khi xong bài của Thùy Chi thì anh đi làm nên không thể tiếp, tụi mình rủ 1 bạn trong lớp thanh nhạc vào nữa và 3 tụi mình đi với blog từ đó đến nay.
      Sau này, đọc lại thì thấy một sổ điểm chưa đúng (có lẽ mình không nên tiết lộ bây giờ nhỉ) nên đã xin phép anh ấy cho tụi mình viết lại và đã được chấp thuận. Do đó, có thể nói đây là lần đầu tụi mình analyse Hà Trần. Nên thời gian chắc cũng gần bằng như các bài analysis khác.

      Xóa
    4. Ồ, thì ra là như vậy, mình hi vọng là không có quá nhiều sự thay đổi.

      Xóa
  3. Supported range của chế thảm hại :((((

    Trả lờiXóa
  4. Ad,
    Breath Support luôn được hát với neutral larynx đúng ko ạ?
    Hồi trước giọng hát ổn nhưng hiện tại giọng hát đôi lần(rất ít) bị crack và stamina kém hơn, hay dùng heady mix hơn balanced mix thì có phải do vocal regression ko ạ?
    Cảm ơn ad ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa cần lắm đâu bạn, khi nào nói đến support mới cần.
      Breath support thì miễn sao bạn dùng cơ hoành đẩy note, lấy hơi đúng cách là bạn có breath support rồi. Nhưng đúng là với thanh quản bị high/low quá nhiều thì khó mà có breath support nổi.
      HQH lúc trước đã heady rồi chứ không phải đến bây giờ, nhưng lúc trước đúng là giọng cô ổn định hơn bây giờ.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    3. nếu bạn ko tin bạn có thể gửi link hát của cô ấy cho các ad của trang kpopvocalanalyses để kiểm chứng, các ad bên đó đều có kiến thức rất tốt. Và nếu mình nhầm thì bạn bỏ qua cho mình. Nhưng có phải bạn hay xem mấy trang fan diva divo việt nam không, nhưng trang đó mới chính là tào lao bạn ạ. Bản thân ad cũng từng chia sẻ là HQH, HN, ML, Hà Trần cho dù kĩ thuật có như thế nào thì với thẩm mỹ âm nhạc, đóng góp của họ cho âm nhạc nước ta đã là xứng đáng để gọi họ là diva. Page này ngay từ khi thành lập đã đặt tiêu chí kỹ thuật lên hàng đàu, các bài viết đều đc đầu tư kỹ lưỡng, công tâm nên ko có chuyện vùi dập đâu bạn. ( mình trả lời luôn câu hỏi ở comment bên trên của bạn)

      Xóa
    4. À nếu bạn tìm đc bằng chúng nào về việc cô có thể support cao hơn thông tin của page thì có thể đưa ra ạ, các ad sẽ giúp bạn trả lời.
      PS: mình chỉ là độc giả thông thường thôi.

      Xóa
    5. mình cũng có một số thứ cho bạn tự đối chúng.
      Hãy so sánh mixed voice của cô với clip sau https://youtu.be/q5nzlKeyp98 ( bạn sẽ thấy được quãng cao với resonance là như thế nào )
      và đây hãy so sánh quãng upper range với ít support của cô với quãng upper range của sohyang https://youtu.be/Al7J6TiLrvM

      Xóa
    6. @xuan truong, Đọc là biết bạn từ đâu qua rồi :)) bạn và team diva divo fans nếu tự tin vào kiến thức của mình thì hãy dùng nó vào đây tranh luận với người ta 1 cách lịch sự.
      Nhưng mà thành thật xin lỗi bạn là kiến thức của mấy ad bên kia chẳng khác gì đống rác hết :)) Mới đọ được bài đánh giá Đông Nhi và Tóc Tiên và tôi chỉ biết thốt lên wtf????? Méo hiểu sao cái page đó tồn tại và đi đánh giá chê bài rồi đá xéo người khác như đúng rồi.
      Chưa nói gì đến blog này, thử lướt qua 1 blog khác về vocal của người nc ngoài The vocal point, những tên tuổi đình đám như Jennifer Hudson, JJ, Carie underwood, Miley, Tinashe, Demi... Còn chưa support tới đc D5 nữa là ĐNhi " dể dàng cộng hưởng tại D5" , "TTien cộng hưởng E5" ??? The fuck???, xác đinh voice type cũng sai nốt luôn :)
      Khó hiểu :)))))

      Xóa
    7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    8. Mình biết HQH là thủ khoa thanh nhạc nhưng đó không phải là cái mình quan tâm. Cái quan tâm là những gì mà cô ấy thể hiện trên sân khấu. Dù HQH có là diva thế giới, mình cũng sẽ nói sự thật.
      Còn việc bạn nghĩ rằng blog không uy tín vì admin không tiết lộ danh tính. Bạn có vẻ thích lấy background của một người để phát xét gần như 100% con người đó, vậy thì quá nông cạn bạn nhé. Uy tín hay không sao bạn không xem cái mình thể hiện ở blog như cách mình phân tích, cách mình trả lời câu hỏi của độc giả,... Đời này thiếu gì người bằng cấp chất đống mà chuyên môn củ khoai củ sắn.
      Nếu nhiêu đó cũng không đủ thuyết phục bạn thì bạn có thể chọn nơi khác bạn thấy thuyết phục hơn. Còn nếu ở đây, vui lòng comment một cách lịch sự. Mình trân trọng những độc giả ghé thăm blog nhưng không đồng nghĩa với việc muốn nói gì thì nói. Để tạo dựng nên một blog như vầy là công sức của nhiều người, mình sẽ thẳng tay delete những comment thiếu lịch sự.

      Xóa
    9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    10. Mình không phải là ad nhưng đoạn từ 1:44 "Hãy gọi thầm tên nhau trong mơ" không cần C5 ở chữ "mơ" đâu mà Bb4 ngay trước đó ở chữ "Hãy" đã bị glottal tension (căng thanh hầu) rồi.
      Bạn để ý kĩ sẽ thấy âm thanh phát ra bị khàn/rè, cảm giác như cổ họng không được mở mà bị bó lại vậy. Đó là dấu hiệu của glottal tension.

      Xóa
    11. Có vẻ bạn Trường đang nhầm lẫn giữa việc hát một note strain với việc hát một nốt khó khăn hoặc gắng sức, vì thế nên bạn cho rằng một nốt hát lên nghe có vẻ dễ dàng cũng đồng nghĩa với ko bị strain. Mình cũng chỉ là người nghe nhạc bình thường và mình cũng thích nghe những người hát nốt cao nốt trầm dễ dàng lắm chứ, nhưng mình hoàn toàn hiểu được là không thể lấy cái cảm nhận chủ quan đó để đánh giá kỹ thuật của ca sĩ được. Đó là note C5 kia còn được dub để chuẩn hơn về pitch rồi đó nên nghe qua có vẻ dễ dàng chứ nếu nghe qua bản undubbed này bạn sẽ thấy nó rõ ràng strain, hơi flat nữa chứ ko dễ dàng như bạn tưởng đâu 0:53
      https://www.youtube.com/watch?v=vMDfHkAFxVM

      Xóa
    12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    13. Bạn đã xem qua mấy clip mình gửi chưa bạn, mình thấy bạn vẫn chưa phân biệt được giữa open throat và close throat nhỉ. Bnạ có thê xem qua ví dụ sau từ F#5 lên G5
      https://youtu.be/OoioALlrQlE?t=521
      Và một diều nữa là hát cao dễ dàng không đồng nghĩa với việc ca sĩ có kỹ thuật tốt. Bạn xem sara bareilles có support tới E5 nhưung nốt cao vẫn không dễ dàng với cô đó chính là cảm nhận của cô ấy qua cuốn tự truyện của mình. Vang mà bạn nghe được theo mình là reverb từ mic, đây là resonance với không mic đây bạn
      https://youtu.be/DKTQVnM6tO0?t=179
      Ngoài ra thì âm thanh phát ra lớn cũng không đồng nghĩa với không bị strain, dùng lượng hơi nhiều hơn bình thường là đã có thể tăng âm lượng lên rồi. Khi mà mình sử dụng lượng hơi vừa đủ với placement phù hợp sẽ tạo ra full resonance ntn
      https://youtu.be/IU7LgHST5e4?t=390
      Bạn xem có giống của cô Hương không?

      Xóa
    14. Vừa mò lại page diva sau mấy tháng bỏ like thấy hài vl, giọng điệu đúng kiểu ĐTSG

      Xóa
    15. Mình thì chỉ thấy cái "B5 lồng lộng" mà bạn nói nó phô không đỡ được thôi chứ ko thấy có gì đáng để người ta tung hô thái quá như vậy cả. Trước khi bàn luận về support hay open throat gì đó mình nghĩ bạn nên xem lại cả cảm âm của bản thân nữa :v
      HQH đã từng support được C5, nhưng ko phải là note C5 flat đó :)

      Xóa
    16. Cảnh báo bạn Xuân Trường nhé, bạn hiểu sai người khác chỉ giúp mà còn quay lại mắng người ta, bạn bảo thủ là chuyện của bạn, nhưng những bạn phía trên mình thấy comment rất đàng hoàng, không ai công kích cá nhân bạn thì mình không cho phép bạn công kích họ. Nếu bạn có lí lẽ thì hãy đem ra một cách lịch sự, rõ ràng. Đừng hở ra là công kích người khác, con nít lắm bạn ạ.

      Xóa
    17. Ủa ad xóa mấy comment chửi r à, nếu họ chửi thì để bọn em đỡ cho, ad không cần nhúng tay vào, chỉ cần viết bài cho bọn em đọc là đc rồi mà ^-^

      Xóa
    18. Đúng vậy, mình xóa rồi. Những comment đó đi ngược lại tiêu chí của blog, mình chắc chắn không thể nào để nguyên được.

      Xóa
  5. Ad ơi phút 3:45 trong bài Hãy quay về khi còn yêu nhau ở mục best perfomances có phải là vocal run không? Ad có nhận xét thế nào về đoạn đó?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó quá chậm và giống như HQH hát từng note hơn là làm trên 1 legato. Tuy nhiên, HQH làm tốt ở đoạn đó.

      Xóa
  6. ad ơi trước mình hay thấy ad ghi là closed throat, còn trong bài này là pharyx đóng, 2 cái đó có giống nhau ko ad?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Closed throat nghĩa rộng hơn pharynx đóng. Một khi đã closed throat thì pharynx gần như không thể nào mở được. Nhưng ở những bài mình ghi là closed throat, strain nằm ở phần phần cổ và larynx nhiều hơn phần pharynx. Nhưng HQH thì strain nằm rất nhiều ở pharynx hay nói cách khác đó chính là glotta tension. Thế cho nên ghi là pharynx đóng thì sẽ cụ thể hơn.

      Xóa
    2. ồ cám ơn ad nhiều. Các thuật ngữ này còn rất mới với mình.

      Xóa
  7. Mình xem video quãng giọng của Hồ Quỳnh Hương trên youtube thì nốt D#3 là E3 và các nốt F6 chỉ là E6. Admin kiểm tra lại giúp mình nhé: https://youtu.be/De2mEERDrx4
    Cảm ơn bạn ^^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note E3 là note đúng trong bài hát, nhưng nó hơi bị flat xuống Eb3 và note F6 đúng là E6, mình đã update, cảm ơn bạn.

      Xóa
  8. 1. Mỹ Linh rank cao hơn HQH. Cô vẫn xứng đáng là diva vì những đóng góp tới nền âm nhạc VN.
    2. Tụi mình sẽ suy nghĩ về việc đó.
    3. Blog chỉ nhằm chia sẻ kiến thức thôi, k dám mơ đến chuyện " làm cho nền âm nhạc nước nhà đi đúng hướng và phát triển mạnh".
    Và cảm ơn những lời động viên của bạn, bạn có thể ghé thăm kpopvocalanalysis, blog phân tích về các ca sĩ Kpop.

    Trả lờiXóa
  9. Có lẽ mình đã nhớ nhầm về bài của Thùy Chi. Còn về analysis của HQH thì sao bạn? Analysis viết là HQH từng support G#5 trên head voice, có phải lúc đó pharynx vẫn chưa hoàn toàn mở để support trọn vẹn hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, đó là sơ xuất của mình. Mình đã update lại rồi. Cảm ơn bạn.

      Xóa
    2. Mình còn 1 thắc mắc nữa là HQH từng support C5 trên mixed voice sao? Nếu vậy thật thì tốt quá

      Xóa
    3. Ở mỗi supported note mình đều có kèm link. Bạn lên phần Lowest/Highest supported note click vào chữ C5 để nghe supported C5 của HQH nhé.

      Xóa
    4. Ồ, mình không để ý. Mình xin cảm ơn!

      Xóa
  10. Ad cho mình hỏi là việc xếp rank thế này có phản ánh trình độ kỹ thuật của ca sĩ ko? Mình là fan chế Tâm nhưng chưa bao giờ nghĩ rank của Hương lại thấp hơn cả Tâm và Hà thế này??? Cứ tưởng là phải cở Thu Minh hay Hà Trần chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có chứ, không hoàn toàn nhưng một phần. Blog lây khả năng support làm thước đo chính để đo khả năng ca sĩ. Điều đó có thể để bạn tin cậy được vì những ca sĩ hát bản năng sẽ không có support, những ca sĩ không chắc những kỹ thuật như breath support, placement, muscle coordination,... thì quãng support sẽ rất hẹp. Tuy nhiên, nói đi thì cũng sẽ nói lại, bất kỳ sự so sánh nào cũng khập khiểng, cho nên với những ca sĩ rank sát nhau như bạn nói là Hồ Quỳnh Hương và Mỹ Tâm thì kỷ thuật chênh lệch thường không quá rộng. Tuy nhiên nếu so sánh giữa Hồ Quỳnh Hương và Thu Minh thì rõ ràng Thu Minh có kỹ thuật tốt hơn.

      Xóa
    2. Vậy à. Tại lâu lâu mình đọc trên mấy pages DIVA nhiều người bảo (cả mấy Ad bên đó) là kỹ thuật của chị Hương cách xa chị Tâm rất nhiều :)) Thật ra là mình ko quan tâm đến vấn đề kỹ thuật lắm đọc thì biết vậy thôi chứ đâu có chuyên môn mà phản bác. Mà bạn cho mình hỏi chị Tâm có phải là 1 vocalist không? Và nếu chỉ chịu tập luyện thì kỹ thuật và quảng giọng bây giờ có khá hơn được ko? tks ad.

      Xóa
    3. Nếu tạm hiểu theo contemporary music và không xét khắc khe thì ca sĩ và vocalist thỉnh thoảng vẫn dùng chéo qua lại. Nếu MT chịu khó luyện tập chắc chắn quãng giọng và kỹ thuật sẽ được cải thiện.

      Xóa
  11. AD ƠI Ad có thể phân tích phần trình diễn này của HQH đc ko ạ, cảm ơn ad !
    https://www.youtube.com/watch?v=vJhQjCrTQ1U

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 0:33 supported Bb3. 1:01 supported A4 nhưng không có resonance. 1:11 đã xuất hiện throat tension ở note Bb4 do phần cổ đã trở nên tight. 1:19 phrase Bb4 này cũng gặp vấn đề tương tự. 1:33 note Bb4 này nhiều throat tension hơn những note Bb4 trước. 2:32 note F3 với low larynx. 3:42 strained Eb5 và F5 kèm theo là 1 đoạn vocal run rất pitchy. 4:04 strained F5. 4:10 head voice F5 với placement và breath support tốt nhưng nó không thể coi là supported vì throat shape vẫn còn rất đóng. 4:28 những note Eb5 rất strained. 4:34 note C5 dùng có throat tension nhưng placement tốt và muscle coordination khá cân bằng.

      Xóa
  12. https://youtu.be/SKmqWgpVo4Q bạn có thể cho mình nhận xét ko ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Strain có lẽ là điều duy nhất mình có thể nói về video bạn dẫn.

      Xóa
    2. Mình có hơi thất vọng khi cô Hương tuy học thanh nhạc nhưng kĩ thuật lại ko tốt như vậy

      Xóa
    3. cho mình hỏi hình như ở video dưới thì đỡ strain nhiều hơn video trên đúng ko ad ?
      https://www.youtube.com/watch?v=s8sQE5wEpJc

      Xóa
    4. Chỉ có thể gọi là đỡ push hơn, tuy nhiên, không đỡ strain hơn là mấy, âm thanh vẫn rất squeeze.

      Xóa
  13. https://youtu.be/jduZEgvfBjQ cho mình hỏi ở 1:35 cô Hương có support đc note đó ko

    Trả lờiXóa
  14. Đoạn này cũng khá chậm không biết có phải là vocal run không ad nhỉ? Nếu phải thì Hồ Quỳnh Hương làm đoạn đó có ổn không ad? Phía trước cũng có một đoạn tương tự nhưng cô Hương bị flat
    https://www.youtube.com/watch?v=KVZh8vQ5Ttg&t=5m26s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là vocal run, nhìn chung đoạn vocal đó tốt về cao độ (pitch) nhưng sẽ còn tốt hơn nếu note emphasis, ý mình là độ bounce nhiều hơn nữa thì đoạn vocal run đó sẽ chuẩn hơn.

      Xóa
  15. https://youtu.be/OyLPSuYcp64 bạn có thể cho mình nhận xét về giọng hát của cố Hương trong video này đc ko,mình thấy bây giờ giọng cô mỏng hơn trước và thậm chí khó khăn để lên note cao và đoạn headvoice ở cuối nghe yếu lắm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1:23 low larynx tại G3, note G3 tại 1:33 cũng vậy, 1:56 note A3 này không low larynx nhưng không mang breath support, nên có thể gọi là unsupported A3.2:11 supported A4, 2:20 strained B4 và C5. 2:37 phrase B4s đều strain. 2:50 note G4 này không đến mức strain nhưng placement đã hơi xuống cổ một tí, breath support ở đây cũng rất nông, cổ hơi đóng.3:39 note A4 có một chút throat tension.4:39 head voice A5 và G5 có placement ổn nhưng hơi squeeze.4:41 strained và shrill head voice B5. 4:52 supported G4. 5:00 strained E5.

      Xóa
  16. Mình muốn hỏi một câu khá chung là mặc dù mid range của Hồ Quỳnh Hương nghe strain rõ ràng nhưng khi cô lên cao hơn (trên c5) và đã mix với head voice thì nghe khá ấm áp và mượt, mặc dù ad đã phân tích là unsupported. Có phải vì nghe ấm nên mình bị lầm tưởng là supported không vậy ad? Và thường những người mix tốt thì hẳn phải có muscle khá phát triển, vì sao HQH lại thể điều khiển giải thoát throat tension nhỉ? Câu hỏi nếu có hơi khó hiêu mong bạn bỏ qua nhé :-)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hỏi thứ nhất: "Có phải vì nghe ấm nên mình bị lầm tưởng là supported không vậy ad", thực sự đó là cảm nhận của bạn mà, sao lại hỏi mình, mình cũng k biết là có phải vì nghe ấm nên bạn nghĩ là supported hay không.
      Câu hỏi thứ 2, hơi khó hiểu thật, " vì sao HQH lại thể điều khiển giải thoát throat tension nhỉ", sự thật là HQH vẫn chưa giải phóng được throat tension khi hát trên A4 mà? Bạn có thể nói rõ hơn không?

      Xóa
  17. Khi nói đến những nữ ca sĩ Việt Nam có kỹ thuật tốt thì cái tên Hồ Quỳnh Hương gần như luôn luôn hiện diện. Người ta thường xếp cô gần như ở luôn trong top khi nói về kỹ thuật thanh nhạc, một số người lại còn xếp ngang cô với Thu Minh, Hà Trần. Tuy nhiên, sự thật là khoảng cách giữa cũng phải là gần lắm

    Mình nghĩ câu cuối nên sửa thành " Tuy nhiên,sự thật là khoảng cách cũng không phải là gần lắm ".
    Có thể là do tính mình quá quan trọng tiểu tiết,nếu làm phiền ad thì mình xin lỗi nhé :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình đã update, cảm ơn bạn.
      P/s: Bạn góp ý rất chính xác, mình không thấy phiền gì cả.

      Xóa
  18. Ad nhận xét giúp về kĩ thuật thanh nhạc của Hồ Quỳnh Hương trong clip sau ạ, note nào support, note nào strained, cảm ơn ad!
    Từ 45:08 đến 45:22
    https://youtu.be/LuxAnTL0E9g

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả đều khá strained, không note nào có support cả. Strain rõ nhất từ 45:13

      Xóa
  19. ad nhận xét về phần hát của Hồ Quỳnh Hương trong clip này ạ,cảm ơn ad
    https://www.youtube.com/watch?v=8ji1jL14-P4

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô ấy support khá ổn dù độ mở vẫn còn hạn chế. Tất cả là supported trừ phrase G#3 tại 0:44 không có support,1:04 strained E5, 2:00 strained C5, 2:05 tiếp tục là những strained C5s.
      Tuy nhiên, bạn hát chung HQH có kỹ thuật rất ổn, độ mở tốt hơn hẳn HQH. Khi hát ở những âm mở, bạn ấy tạo ra được resonance rất tốt như Bb4 tại 1:21, G#4 tại 1:37.

      Xóa
    2. Mình có một chút thắc mắc.Trước đây mình cũng có gửi cho ad một phần biểu diễn của PN vs HQH cụ thể là video này https://youtu.be/VC8p_kFDEyg.Và khi đó ad cho mình nhận xét là độ mở của PN kém hơn HQH và k có support đúng nghĩa,câu hỏi đó của mình đã bị ad xóa rồi nhưng mình vẫn nhớ và ở video bên trên cũng là PN biểu diễn với HQH thì ad lại nx PN có độ mở tốt hơn.Vì vậy mình có chút thắc mắc là do support của PN k ổn định hay ad đã nhận xét sai ạ ?

      Xóa
    3. Mình thì ko nghĩ là ad nx sai, vì 2 video này vốn nằm ở 2 tập hoàn toàn khác nhau (tập 4 và 17) và có thể nguyên nhân nằm ở chính PN. Lúc trước mình nhớ có một bạn cũng hỏi về phần trình diễn của PN trong X factor và giọng hát bạn ấy cũng được NX là từ shallow đến không có support, trong CLAT mình cảm giác cách hát bạn ấy không có nhiều thay đổi so với hồi thi X factor nên mình thấy đánh giá đó khá chính xác

      Xóa
    4. Mình không nhớ rõ lắm là liệu mình từng nhận xét PN là không có support. Tuy nhiên, nếu mình có nhận xét vậy, mình rất xin lỗi bạn và tất cả độc giả vì nhận xét sai. Tuy nhiên, PN trong video https://youtu.be/VC8p_kFDEyg đúng là độ mở k tốt bằng HQH, hơi thở cũng hơi shaky, support thỉnh thoảng shallow, không tạo resonance nhưng có support. Cảm ơn bạn Love phía trên luôn nhé, mình không biết là 2 phần trình diễn của PN cách nhau đến 13 tập.

      Xóa
    5. 13 tập, thì trong thời gian đó cũng khiến PN cải thiện chính mình.

      Xóa
    6. Mình nghĩ là thụt lùi chứ bởi hát chung vs HQH bài Căn phòng mưa rơi là tập 4 và Chỉ Là Anh Thôi là ở đêm chung kết thì phải

      Xóa
    7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    9. @Xuân Trường: Bạn nên phân biệt rạch ròi giữa công và tư, không nên vì blog đánh giá kĩ thuật thanh nhạc của cô Hương thấp mà nghĩ rằng admin cố tình vùi dập cô.
      Khi đánh giá giọng hát một người thì phải chí công vô tư, không được để các tiêu chí như thời gian học thanh nhạc, kinh nghiệm, tuổi nghề, độ nổi tiếng, cảm tình của người viết... khiến bài viết trở nên thiếu khách quan được.
      Nếu bạn nghe các clip so sánh về support, unsupport và strain của các ca sĩ nước ngoài nhiều, thì khi bạn nghe cô Hương hát bạn sẽ thấy kĩ thuật của cô đúng như lời admin nói. Giọng hát của cô thiếu hụt support rất nhiều so với các ca sĩ nước ngoài, dính nhiều tension và không được thoát mà bị bí ở trong cổ họng.

      Xóa
  20. https://youtu.be/ny25u1270P0 bạn cho mình nhận xét về video này nhé ? HQH trong video này có support đc các note headvoice và với mixed voice cô ấy có support được note nào trên A4 ko ? mìn cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài này nhiều Bb4 và tất cả chúng đều có throat tension như tại 0:46, 1:16, 1:24,... Thậm chí cả G#4 cũng mất support 0:51, 1:08.

      Xóa
  21. https://www.youtube.com/watch?v=vMDfHkAFxVM ad cho mình nhận xét trong clip này ạ,cảm ơn ad

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 0:01 low larynx tại F3, 0:26 tiếp tục low larynx tại F3, 0:36 supported Bb4, 0:45 tiếp tục là supported Bb4, 0:53 strained C5, 1:00 strained D5, 1:05 strained F5, 1:12 supported Bb3, 1:38 strained C5.

      Xóa
  22. Ad phân tích giúp em đoạn từ 2:52 đến 3:05
    Note cao nhất là gì? Có support k ạ?
    Các note có support hoặc resonace?
    Nếu các note bị strained thì ad chỉ ra lý do cụ thể giúp em ạ để qua đây em học thêm được một tí!
    Cảm ơn ad!
    https://youtu.be/PK3Y3QsuRQ4

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đoạn đó được hát bằng head voice và nó đúng như những gì đã analyze, bạn có thể đọc lại bài.

      Xóa
  23. https://www.youtube.com/watch?v=b9-jUI5w9eg&feature=youtu.be
    ad ơi kỹ thuật của HQH trong phần trình diễn này thế nào ko ad???
    Có người lại chửi ad mà nói ra sợ ad chửi mình sunsee :)) ahuhu :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình không thấy gì tiến bộ trong màn trình diễn này.
      0:21 supported F4, 0:31 note Bb4 với nhiều glotta tension, 0:46 strained C5, 0:52 tiếp tục là strained C5, 0:59 strained + high larynx F5, 1:39 strained Bb4.
      P/s: Mình không quan tâm lắm những chuyện bên ngoài blog, nếu có thắc mắc thì có thể vào blog comment một cách lịch sự, mình sẽ giải đáp.

      Xóa
  24. Anh phân tích rõ giúp em tính đúng sai của bài đánh giá này với! Em luôn tin vào kiến thức của anh!
    https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1650915208349267&id=616271431813655
    Anh nói rằng không thể tiết lộ Facebook cá nhân, vậy anh có thể cho tui em biết tài khoản Facebook của sư phụ của anh để tụi em theo dõi được không ad?
    Chúc ad sức khỏe và thành công!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài phân tích của Hương gây sóng gió quá :))) Học thanh nhạc 10 năm là phải support thật rộng :))

      Xóa
    2. Muốn biết đúng sai bạn cứ đối chiếu với bài analysis phía trên. Bài analysis đã viết quá rõ.
      Mình giờ không còn học thầy nữa nên không thể nào công khai facebook cá nhân của thầy. Thứ nhất không công khai thông tin cá nhân của những người liên quan là điều luật đã có từ ngày blog thành lập. Thứ hai, công khai facebook của thầy có thể làm thầy bị làm phiền bởi những thành phần xấu.

      Xóa
  25. https://m.youtube.com/watch?v=ipxLpWq7swA
    Trong clip này, headvoice của HQH có support ko ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có breath support nhưng nếu nói về support đúng nghĩa thì rất mờ và không ổn định.

      Xóa
  26. https://youtu.be/APsakkYnGe4
    Xin loi ad chut, ad co the nghe video tren va nhan xet ve Nhu Trang doi chut k, vi minh thay bạn nay hat rat tot, tks ad nhieu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy nay k thấy ad nói ji, ad bận quá ah?

      Xóa
    2. ad bận lắm bạn, khi nào ad hết bận thì mình sẽ giúp ad trả lời lần lượt từng thắc mắc một bằng cách nhắc ad ở từng câu hỏi một nhé ^-^

      Xóa
    3. À tại vì mình đang có một kỳ nghỉ nên lúc này hơi bỏ bê blog một chút. Khi mình trở về thì sẽ tiếp tục viết bài.
      P/s: Cảm ơn những bạn đã giúp mình trả lời các thắc mắc rất nhiều nhé!

      Xóa
    4. Ad oi, ban co the tra loi giup minh cau hỏi tren duoc khong ??

      Xóa
  27. https://m.youtube.com/watch?v=TH4a6dKiWG
    1:31 (B4) và 1:46 có bị glottal tension không ạ?
    1:47 (B4) hình như HQH bị throat tension phải không ạ?

    Trả lờiXóa
  28. ad ơi cho mình hỏi chút head voice của HQH trong video này có support không ạ ? https://youtu.be/KV6C-5B7o78

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ad trả lời những câu hỏi trong phần này đi ạ -.-, ngâm hơi lâu của các bạn ý rồi

      Xóa
    2. Trong video này head voice bắt đầu từ F5, có thể do HQH có placement khá tương tự với Sohyang nên có thể bị nhầm là supported, thực tế HQH hoàn toàn không có support ở khoảng được đề cập trong video, thay vào đó chúng đều strain tỉ lệ thuật với độ cao của note.

      Xóa
    3. ad ơi trong bài viết có nói note mix cao nhất của cô Hương là Bb5 nhưng mình tìm trong clip này có note B5 mix voice ở 5:32 nó là B5 hay Bb5 vậy ad ? https://youtu.be/De2mEERDrx4?t=5m32s

      Xóa
    4. Đó đúng là B5. Mình vừa update bài analysis, cảm ơn bạn.

      Xóa
  29. Ad có thể nhận xét về tình trạng giọng của Hồ Quỳnh Hương trong 2 clip gần đây được không ạ, liệu giọng của cô ấy có hồi phục so với lúc trước không?

    https://www.youtube.com/watch?v=MmELLggRG74

    https://www.youtube.com/watch?v=XQXkHkcgMpA

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài Anh hay thế :))) mình nghĩ đây là lần live Anh tốt nhất trong thời gian gần đây của HQH đó, chắc giọng chị cũng hồi phục ít nhiều rồi đấy

      Xóa
  30. HQH vừa cover niềm tin chiến thắng của MT, ko biết kỹ thuật cô ấy có gì cải thiện ko ad nhỉ
    https://www.youtube.com/watch?v=jW1u-JFzI1I

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giọng của HQH nghe thoải mái và có vẻ khỏe khoắn hơn trước đây nhưng tổng thể thì chưa có gì mới. Phrase Bb4 tại 1:00 vẫn còn tension xuất hiện, phrase C5 tại 1:30 có glotta tension dù 2 đoạn mình vừa nói vẫn còn giữ placement và nghe vẫn thư giãn.
      Những note cao hơn như Eb5, G5 tại 2:30 nghe heady hơn bình thường nhưng vẫn rất strained, rất nhiều glottal tension.

      Xóa
  31. Ko biết 4 note Bb4 trong khoảng từ 0:00-0:18 clip này của HQH có support ko ad?
    https://www.youtube.com/watch?v=_9ueSmqaWNc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù nó relax nhưng mình nghe nó vẫn còn glotta tension. Tiêu biểu như khi cô ấy sustain note Bb4 tại 0:09, có thể nghe tension khá rõ.

      Xóa
  32. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  33. https://youtu.be/6w34ipXZ0zM?t=265 C5 bài này dù cô Hương đã mix heady để cố giấu strain nhưng vẫn lộ liễu quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình như nó high larynx,throaty nặng đúng không bạn,cô Hương cũng không quá vững ở C5

      Xóa
  34. https://www.youtube.com/watch?v=ANqPpOho7xQ
    Haizz chế vẫn bị lời nguyền "và yêu anh", không support được Bb4 luôn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu feel sau đó nghe cũng hơi dị dị. Toang chị tôi rồi

      Xóa
  35. đào lại clip cô hương vs cô sohyang (headvoice)
    0:59 sustained G5 vẫn strain nhề, high larynx, B5 sau đó của cô Sò khác hẳn, 2:15 B5, 2:39 D5 có support though :3 3:22 full strain B5, Eb5 sau đó cũng nghe fail quá....
    3:52 D5 có support, relaxed, E5 và F#5 có push nhiều hơn rõ nhỉ. mà headvoice mà được D5 thôi thì cũng hơi :vv nhưng được cái cũng có sự dễ dàng, lên B5 nhiều ghê
    https://www.youtube.com/watch?v=Al7J6TiLrvM

    Trả lờiXóa
  36. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  37. http://ow.ly/YG4p50CYrUf Ad xem hộ e bản live mới nhất của HQH trog ctr Chào 2021 có support ko ạ? Bọn diva divo nó bảo sup E3 - G5 mới ghê chứ :)) cơ mà thấy giọng HQH cũng có vẻ tốt hơn trc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nghĩ màn này hqh có support đều đặn trong A3-A4, và giọng cô cũng khoẻ khoắn hơn trước rất nhiều, mừng cho cô

      Xóa
    2. Vậy là cũng chưa sup đến đầu quãng 5 hả b? Vậy mà bọn kia tâng bốc kinh qá 🤦‍♀️

      Xóa