Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Hồ Ngọc Hà's Vocal Analysis

Voice type: Mezzo Soprano
Vocal range: C#3 - G#5 (2 octaves 3 notes 1 semitone)
Supported range: F#3 - A4/Bb4
Lowest/Highest supported note: Eb3 / C5 / N/A
Highest mixed note: G#5
-I INTRODUCTION
         Hồ Ngọc Hà vốn xuất thân từ nghề người mẫu. Cô chính thức đặt dấu chân đầu tiên vào sự nghiệp bằng album 24 giờ 7 ngày hợp tác với nhạc sĩ Huy Tuấn. Sau đó Hồ Ngọc Hà hợp tác hãng đĩa Đức Trí và cho ra album Và em đã yêu. Đến năm 2009, với bản hit Xin hãy thứ tha (ft Suboi) nằm trong album The First Single, Hồ Ngọc Hà mới chính thức gây được tiếng vang và cô cũng sử dụng ca khúc này khi biểu diễn tại Asia Song Festival ở Hàn Quốc. Tính đến nay, dù có trải qua nhiều sóng gió nhưng Hồ Ngọc Hà đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong showbiz Việt với nhiều bản hit như Tìm lại giấc mơ, Destiny, What is love, và đặc biệt là Gửi người yêu cũ cùng với hàng loạt vai trò như huấn luyện viên Giọng Hát Việt 2012, huấn luyện viên The Face, giám khảo XFactor,...
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Quãng trầm phát triển tốt với support khá ổn định đến F#3
  • Từng support được Eb3
  • Từng tạo ra resonance ở A4 và Bb4 (dù không rõ ràng)
  • Support thường ổn định đến G#4 ở quãng trung
  • Cho thấy nhiều sự tiến bộ về support so với lúc mới debut
  • Muscle coordination có tiến bộ khi nói đến quãng cao
  • Có thể sử dụng head voice
Weaknesses:
  • Thường xuyên bị low larynx kể từ F3
  • Airiness rất thường xuyên xuất hiện, đặc biệt ở quãng trầm và trung làm cho support thường khá shallow
  • Throat tension có thể xuất hiện từ A4 và gần như luôn luôn từ B4
  • High larynx và strained xuất hiện liên tục từ C5 trở lên
  • Rất ít khi tạo ra resonance
  • Head voice thường bị squeeze, chưa thấy nhiều sự phát triển
  • Kỹ năng agility chưa thực sự phát triển, vocal runs thiếu chính xác và kỹ thuật phù hợp
  • Thỉnh thoảng hát có thể không rõ lời và hơi thều thào
-III OVERALL ANALYSIS
        Hồ Ngọc Hà nổi tiếng với chất giọng khàn đặc trưng. Dù vậy airiness là điều rất dễ nhận thấy ở cô. Chính airiness đã làm cho support của Hồ Ngọc Hà thường shallow và nhiều lúc cũng làm lời hát của cô kém rõ ràng. Không những vậy resonance rất hiếm khi đạt được ở quãng trầm và trung, vì airiness đồng nghĩa với việc vocal cords không hoàn toàn kết nối với nhau đúng cách, do đó resonance khó mà xuất hiện. Hồ Ngọc Hà không sở hữu chất giọng khàn và airy ở những ngày đầu trong sự nghiệp, bằng chứng là trong album 24 giờ 7 ngày. Ngoài ra, nếu xem xét về khía cạnh giọng nói, ví dụ như giọng nói của Hồ Ngọc Hà trong The Face thì giọng nói của cô có độ khàn tự nhiên nhưng airiness chỉ thỉnh thoảng xuất hiện. Do đó, có thể tạm kết luận được airiness xuất hiện là do sự lựa chọn theo style (stylistic choice) của riêng cô, hơn là do bản chất cấu tạo thanh quản.
         Quãng trầm chính là quãng mạnh nhất Hồ Ngọc Hà, dù rằng airiness thường xảy ra nhưng support có thể đạt đến F#3 và có thể gọi là khá tốt với một mezzo soprano. Điều này thể hiện rõ ở note B3 trong Destiny, B3 - A3 trong Bang bang, Bb3 trong Gửi người yêu cũ, Bb3 - A3 - G3 trong Nếu em được chọn lựa (airy, G3 có shallow support), A3 trong Em đẹp nhất đêm nay, A3 trong Tội lỗi, A3 trong Chạy theo lí trí, A3 trong Sau tất cả (good support), G#3 trong Gửi người yêu cũ, G#3 trong Anh cứ đi đi, G3 trong Tội lỗi, G3 trong màn trình diễn khác của Tội lỗi. Ở F#3, Hồ Ngọc Hà thường bị airy rõ hơn do đó support thường shallow đến không có như note F#3 trong Keep me in love, tuy nhiên nhìn chung thì dấu hiệu của support có. Cụ thể ở note F#3 trong Gửi người yêu cũ, phrase F#3 trong một màn trình diễn khác của Gửi người yêu cũ. F#3 trong Sau tất cả, phrase F#3 trong một phần trình diễn khác của Sau tất cả (2 note đầu supported nhưng hơi shallow, note cuối low larynx). Hồ Ngọc Hà thậm chí từ cho thấy tiếm năng phát triển ở quãng trầm khi mà cô từng support được note Eb3 (note khó với mezzo soprano) trong Gửi người yêu cũ, và trong 1 màn trình diễn khác của Gửi người yêu cũ, note Eb3 dù mất tonality và projection nhưng duy trì được nền breath support và neutral larynx. Nhưng khi nhìn nhận ở một góc độ tổng quan, Hồ Ngọc Hà gần như chưa cho thấy khả năng support dưới F#3. Cô thường bị low larynx hoặc airiness làm mất projection và tonality, ngoài ra nền breath support cũng không còn rõ ràng và đều đặn. Ví dụ như note F3 trong màn trình diễn khác của Tội lỗi (quá airy), E3 trong Chạy theo lí trí, E3 trong Keep me in love (low larynx), Eb3 trong Gửi người yêu cũ, D3 trong Tội lỗi, D3 trong Nếu em được chọn lựa, C#3 trong Yêu thương mong manh. Mặt khác, quãng trầm của Hồ Ngọc Hà cũng chưa thể gọi là quá tốt khi mà cô có thể bị low larynx ở Bb3 như trong Bang bang, mặc dù nếu xem xét thì việc low larynx xảy ra do Hồ Ngọc Hà muốn tăng âm lượng cùng projection của note Bb3 đó để phù hợp với nền nhạc bằng cách tăng lượng air pressure, chính điều này đã lấn át support để dẫn đến sự can thiệp của các outer muscles, kết quả là thanh quản bị đẩy xuống. Ở những lần khác, dù không nhiều nhưng thỉnh thoảng vấn đề mất support ngay trong supported range vẫn có thể xảy ra như note A3 trong Bang bang, G#3 trong What is love, G3 trong Em đẹp nhất đêm nay.
        Ở quãng trung, dù support có thể đến Bb4 nhưng quãng được support ổn định nhất của Hồ Ngọc Hà chỉ đến G#4, có thể thấy rõ ở note F4 trong Anh cứ đi đi, F#4 trong Keep me in love, F#4 - G4 trong Xóa ký ức, G4 trong Bang bang, phrase G4 trong Anh cứ đi đi, G4 trong Chạy theo lí trí, G4 trong Tội lỗi (hơi closed throat), G#4 trong Gửi người yêu cũ, G#4 trong Đừng đi, G#4 trong What is love, G#4 trong Destiny (hơi nasal). Ra khỏi G#4, vấn đề rất thường xuyên mà Hồ Ngọc Hà gặp phải chính là closed throat. Throat shape chuẩn rất quan trọng, không phải chỉ khi lên cao mới cần opened throat mà người ca sĩ phải biết cách giữ opened throat ở cả quãng trung và trầm. Opened throat không đồng nghĩa với sẽ có support nhưng có support thì phải có opened throat ở một mức độ nào đó, và opened throat là một trong những nhân tố cực quan trọng khi nói đến resonance. Vì vậy, do Hồ Ngọc Hà thường bị closed throat nên resonance gần như không có đến rất ít khi xuất hiện ở quãng trung. Và điều tất yếu là throat tension sẽ xuất hiện nhiều ở A4 và Bb4. Cụ thể như note A4 trong Đừng đi, A4 trong Tội lỗi, A4 trong Nếu em được chọn lựa, A4 trong Sau tất cả, note A4 khác cũng trong Sau tất cả, Bb4 trong Gửi người yêu cũ, Bb4 khác cũng trong Gửi người yêu cũ, Bb4 trong Bang bang. Mặc dù vấn đề có vấn đề với closed throat, nhưng những lần support được A4 và Bb4 của Hồ Ngọc Hà lại xảy ra thường xuyên hơn như phrase A4 trong Đừng đi, A4 trong Nếu em được chọn lựa, A4 trong Tội lỗi, A4 trong một phần trình diễn khác của Tội lỗi, Bb4 trong Đừng đi, Bb4 trong Xóa ký ức (có một vài dấu hiệu của resonance), Bb4 - B4 trong Destiny (Bb4 supported, B4 throat tension), Bb4 trong Gửi người yêu cũ (airy nhưng supported), Bb4 trong Tháng tư là lời nói dối của em.
        Hồ Ngọc Hà chưa cho thấy khả năng support ở quãng cao. Bắt đầu từ B4, Hồ Ngọc Hà thường xuyên bị throat tension do hiện tượng closed throat đã xuất hiện nhiều kể từ A4. Hơn nữa, do mixed voice của cô thiên về hướng chesty nhưng lại đi kèm pushing và closed throat (như đã nói), việc này đã làm cho Hồ Ngọc Hà có xu hướng đẩy thanh quản lên để hit note và vocal freedom từ B4 thường không nhiều. Ví dụ như phrase B4s trong Gửi người yêu cũ, note B4 khác cũng trong Gửi người yêu cũ (high larynx, push), B4 trong Sau tất cả, B4 trong Destiny, B4 trong Đừng đi (high larynx), B4 trong Keep me in love (strained). Thế nhưng vẫn có những lần Hồ Ngọc Hà giảm pushing cùng với sử dụng nhiều breath support hơn, cho nên cô có thể support được B4 thậm chí tạo ra resonance (dù không rõ ràng) như note B4 trong Keep me in love Về bản chất, dù là những supported B4s, chúng vẫn chưa ở trạng thái mở tối ưu của thanh quản và muscle coordination vẫn không thực sự tốt, cho nên việc support được B4 hiếm khi xảy ra và làm Hồ Ngọc Hà bị strained nặng và nhiều  khi hát những note cao hơn. Điều này rất rõ ràng bắt đầu từ C5 trở lên, ví dụ như note C5 trong Đừng đi, C5 trong Em đẹp nhất đêm nay (glotta tension), C5 trong Tội lỗi (strained), C5 trong Xóa ký ức (high larynx, strained), C5 trong Destiny (throat tension, high larynx), phrase C5 trong Gửi người yêu cũ (high larynx), phrase C#5 trong Bang bang (strained), C#5 trong Gửi người yêu cũ (strained, shouty). Ơ Việt Nam, có lẽ Hồ Ngọc Hà là mezzo soprano duy nhất dám hát những note từ D5 trở lên thường xuyên đến như vậy. Nếu là trước đây, có lẽ từ trước 2015, Hồ Ngọc Hà thường nằm trong vùng an toàn của một mezzo soprano, điều đó có thể là tốt hơn bây giờ. Việc hát cao thường xuyên thực sự không hề khuyến khích khi mà kỹ thuật của người ca sĩ chưa đủ để thực hiện. Tuy nhiên do quá trình vocal regression xảy ra ngầm ngầm hơn là rõ ràng và khán giả vẫn có tư tưởng người ca sĩ hát cao nhường nào thì giỏi nhường đó, cho nên không chỉ riêng Hồ Ngọc Hà mà còn rất nhiều ca sĩ khác vẫn đang tự hủy hoại chính giọng hát bản thân mình. Nên nhớ rằng khả năng chịu strain tốt hơn không bao giờ đồng nghĩa với có kỹ thuật tốt hơn. Quay trở lại, một số note từ D5 trở lên của Hồ Ngọc Hà như D5 trong Gửi người yêu cũ, D5 trong Chạy theo lí trí, D5 trong Keep me in love, D5 - E5 trong Sau tất cả, Eb5 trong Bang bang (high larynx, shouty), Eb5 trong Clip luyện thanh với nhạc sĩ Phương Uyên (strained), Eb5 trong Sợ (strained), E5 trong Bang bang (high larynx, strained), E5 trong Keep me in love (strained), F5 trong Chơi vơi (strained), E5 - F#5 - G#5 trong Bang bang, G#5 trong Unknown performance (strained) và note F5 nổi tiếng của cô trong What is love. Note F5 đó dù ít push hơn những note cao trên D5 thường thấy của Hồ Ngọc Hà, nhưng pushing vẫn rất rõ ràng, kèm theo đó là high larynx, closed throat với kỹ thuật mix không phù hợp.
       Dù có thể sử dụng head voice nhưng kỹ năng này không được Hồ Ngọc Hà trình diễn nhiều mà thay vào đó cô tập trung nhiều vào cảm xúc, cách xử lý và belt ở quãng cao hơn. Cho nên head voice của Hồ Ngọc Hà chưa có dấu hiệu của support mà thay vào đó âm sắc phát ra thường hơi shrill, push và đặc biệt bị squeeze rất nhiều. Điều đó có thể nghe thấy ở đoạn head voice trong Keep me in love, Lặng thầm một tình yêu, đoạn head voice trong một màn trình diễn khác của Lặng thầm một tình yêu.
        Cũng giống như head voice, agility cũng không phải là lĩnh vực được Hồ Ngọc Hà chú trọng. Những đoạn vocal runs với các note không được hát rõ ràng mà thường bị lướt qua như trong Sau tất cả và đoạn vocal run bị messy và off key trong Keep me in love, khi không lướt note, thì mặc dù pitch khá chính xác nhưng các note cũng kém rõ ràng và thiếu độ bounce như đoạn vocal run khác trong Sau tất cả. Vì thế kỹ năng agility của Hồ Ngọc Hà gần như chưa phát triển nhưng vẫn biểu hiện một vài tiềm năng để trau dồi trong tương lai.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank D+
-VI BEST PERFORMANCE(S)

90 nhận xét:

  1. Khá bất ngờ là rate của HNH cao hơn Mỹ Linh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và cả Tùng Dương nữa. Thấy có cái gì sai sai ở đây. Mình đảm bảo Hà Hồ mà hát chung với Tùng Dương, Mỹ Linh là bị đè dữ lắm luôn.

      Xóa
    2. Không biết là do Tùng Dương và Mỹ Linh là ca sĩ chuyên nghiệp nên sẽ bị chấm gắt hơn chăng?

      Xóa
    3. Thật sự mình thấy team chấm một số ca sĩ rất ghắt và một số lại khá dễ dàng. Như ST hay HNH chẳng hạn. Với ST, một người thường xuyên hát đè, nhép, và được một số clip live thì intonation rất cao, nếu tính statistics thì xác suất bị chênh phô đương nhiên sẽ bị ít hơn so với HNH, ĐN, hoặc Noo.

      Xóa
    4. Không hề có chuyện ca sĩ nào bị chấm gắt hơn ca sĩ nào. Khi bạn nói rằng HNH có thể bị đè khi hát chung với Tùng Dương và Thanh Lam sẽ bị đè, nhưng đè là sao? Mình sẽ ghi nhận nếu Tùng Dương hoặc Thanh Lam có thể phát ra resonance lấn áp HNH, tuy nhiên Tùng Dương rất rất không ổn định với resonance, thậm chí quãng trung của anh thường chỉ có shallow support, trong khi Thanh Lam thì hay bị throaty và vì chưa analyse Thanh Lam nên mình không dám khẳng định, nhưng nói với mình cô ấy chưa tạo ra resonance. Cái mà có thể "đè" được đó chính là âm lượng của họ lớn hơn HNH, và chẳng lẽ chúng ta đánh giá trình độ của một người ca sĩ thông qua âm lượng của họ hả bạn? Vậy thì chẳng lẽ những người bán hàng hay rao ngoài ngõ, hoặc những người bán cá ngoài chợ là những best vocalists rồi sao bạn?
      Về intonation của ST, mình hoàn toàn hiểu rõ việc ST thường hay hát đè nên cố gắng chọn những clip acapella để analyse. Bạn có thể để ý thấy rằng tempo của những bài hát đó thường khá nhanh nhưng ST vẫn có thể làm khá ổn. Ngoài ra nếu phân tích kĩ intonation thì cũng nên xem xét về mức độ chính xác của note, chưa nói đến phô chênh. Thì HNH, ĐN, hay Noo khi live thì note nhạc có thể on-key nhưng chưa vào center of pitch lắm, trong khi ST thì vào chuẩn note nhạc hơn. Bạn có thể tham khảo lại phần comment của ST, mình có dẫn chứng bài live Chắc ai đó sẽ về được hát khá chuẩn về intonation.
      Mình luôn sẵn sàng update bài analysis và rất cảm ơn những sự đóng góp vì chúng giúp cho blog ngày càng chính xác và phát triển hơn. Mình cũng hiểu rõ blog chắc chắn còn những sai sót. Nhưng mình chỉ update nếu đóng góp đó có sức thuyết phục hơn lập luận cũ của mình. Bởi vì nếu ai đóng góp gì mình cũng update theo thì blog này sẽ thành nồi lẩu thập cẩm mất.

      Xóa
    5. Vậy Hồng Nhung hát với âm lượng lớn hay tạo resonnance tối ưu vậy bạn?
      Điều thứ 2 là mk hỏi cá nhân một chút, mình hát nhiều bằng falsetto quá, bây h chest voice của mình thực sự không ổn,nghe thường yêu ớt + push khi lên các nốt over E4. Thế vậy nếu ngừng hát = falsetto thì có cải thiệt dc ko ad?

      Xóa
    6. Hồng Nhung bị vấn đề với tongue tension nên rất hiếm khi tạo resonance.
      Bạn nên ngừng hát falsetto vì falsetto có thể gây hại cho giọng hát. Khi bạn dùng chest voice nhiều hơn thì các chest voice muscles sẽ được luyện tập, mình tin là sẽ có thể cải thiện được.

      Xóa
    7. =)) Thật sự nghe Hồ Ngọc Hà Rank cao hơn Mỹ linh mà thấy buồn quá.
      Mình xin nói một số điều chưa chính xác theo các cách tính của các bạn AD
      1- Theo cách tính này, việc một ca sĩ chỉ phát triển ở 1 quãng mà họ thuận lợi mà ko tìm tòi mở quãng ( như chú Tuấn Minh hay một số ca sĩ gạo cội khác ) làm điểm Rank những người ý bị Down thậm tệ. Điều này là ko chính xác nhé, họ mạnh chỗ nào họ đầu từ chỗ nấy ko chứng mình họ Học thanh nhạc Kém
      2- Các luận điểm các bạn đưa ra là dựa theo các màn live trên Youtube, điều này ko sai nhưng mà sẽ gây sự không chính xác lớn. Các ca sĩ hát live có lúc này lúc nọ, ko phải ai lên sân khấu cũng hát hoàn hảo đc 10/10. Và điều mất đi sự khách quan lớn nhất là việc Âm thanh bị sai lệch rất nhiều ( do nhiều yếu tố, đã đc chỉnh lại, thu âm thanh ko chuẩn abc abc ...)
      => Việc đánh giá rank tốt nhất thì phải để họ hát cạnh nhau mới chính xác đc. Việc ai đàn áp ai ko phải dựa vào " độ to " hơn mà là bản lĩnh sân khấu, sự tư tin, chiếm lĩnh khán giả, điều khiển âm thanh và cảm xúc... Nhiều người hát âm lượng vừa nghe nhưng mà CHUẨN vẫn ăn đứt mấy bà cô hát gầm rũ.
      3- Việc soi tứng note một để so rồi nói lên kỹ thuật thanh nhạc của người ta cũng ko đúng. Phải nhìn vào cả 1 bài, xem họ điều chỉnh làn hơi và các kỹ thuật xuyên suốt mới chứng minh đc Sức mạnh Thanh nhạc của họ.
      Nếu cắt từng note từng note một để so sánh nó sẽ bị vụn ...

      Mình ko hề anti HNH hay là các bạn AD nhé. Đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi.
      Mình vẫn rất thích các bài viết của các bạn về sự đầu tư và tâm huyết. Chỉ là đối với mình, ở một vài luận điểm mình ko đồng tình thôi :D

      Xóa
    8. Có vẻ bạn chưa hiểu cách thức hoạt động của blog, mình cũng biết rõ điều này xảy ra với nhiều người nên mình sẽ cố gắng giải thích rõ:
      1. Việc ca sĩ nào giỏi ở quãng nào thì sẽ được đánh giá xứng đáng với quãng đó. VD Võ Hạ Trâm có thể tạo resonance khá thường xuyên ở quãng trung nên cô được đánh giá Great. Nhưng blog này không phải là để thấy người ca sĩ giỏi ở chỗ nào thì chỉ nói ra chỗ đó, mà blog của tụi mình đánh bao quát tất cả các quãng, bạn phải hiểu điều đó. Vì ý bạn cũng giống như 1 học sinh giỏi đại số, thì chỉ cần giỏi đại số thôi, không cần quan tâm hình học là gì. Vậy theo bạn bạn có thể đánh giá đó là 1 học sinh giỏi không? Và so với 1 học sinh khác vừa giỏi đại số lẫn hình học, theo bạn ai giỏi hơn?
      2- Để đảm bảo độ khách quan và mình cũng biết rõ ca sĩ cũng là con người, sẽ có lúc này lúc khác nên mình không dựa vào duy nhất 1 màn live, gần như trên 10 phần trình diễn nằm rải rác được phân tích ở mỗi bài analysis. Về việc âm thanh sai lệch, đúng, chỉnh sửa có thể làm sai lệch pitch, thu âm có thể làm chất lượng âm thanh nhưng SUPPORT thì không cái gì có thể sai lệch cả. Không có chương trình máy tính hay hệ thống âm thanh nào có khả năng biến 1 unsupported note thành supported. Đó là điều khách quan nhất ở đây. Dĩ nhiên nếu chất lượng âm thanh quá tệ, supported hay unsupported có thể không rõ, nhưng các màn trình diễn được analyse có chất lượng ở khoảng trung bình trở lên.
      Nếu đánh giá dựa vào "bản lĩnh sân khấu, sự tư tin, chiếm lĩnh khán giả, điều khiển âm thanh và cảm xúc" thì sẽ bị chủ quan. VD tôi thích những màn trình diễn sôi động, máu lửa, tôi sẽ thấy những ca sĩ trẻ có phong cách lôi cuốn như Đông Nhi hoặc Sơn Tùng MTP tốt hơn, nếu tôi hàn lâm, tôi thích nghe ca sĩ có giọng ca cảm xúc hay phô diễn kỹ thuật, tôi sẽ thấy những ca sĩ như Hà Trần tốt hơn. Ngoài ra, có 1 số thí sinh The Voice mình xem có phong cách khá kém tự tin, trình diễn cũng không lôi cuốn lắm, vd như Đức Phúc, nhưng được 1 điều là support có trong giọng hát và có lần mình còn nghe cậu ta phát ra resonance nữa. Nếu so với 1 ca sĩ khác vd Noo thì rõ ràng phong các và bản lĩnh của Noo trội hơn rất nhiều. nhưng khi so sánh về mặt THANH NHẠC, như tiêu chuẩn của blog này thì ai tốt về mặt thanh nhạc hơn? Noo sao? Bạn đã hiểu vấn đề rồi chứ?
      3- Nếu nhìn vào cả bài, bạn có thể cho mình biết tiêu chuẩn nào để so sánh không? Nếu về vấn đề điều chỉnh làn hơi, mục Breath support/ control và Intonation đã làm việc này, về vấn đề xuyên suốt, mục Consistency làm việc này. Việc cắt từng note ra để so sánh không nhằm cắt vụn bài hát mà để phục vụ cho việc dẫn chứng và để độc giả tiện theo dõi. Ngoài ra, có vẻ bạn chưa hiểu được bản chất của support khi bạn phát biểu như vậy. Khi bạn support được 1 note, ngoài khả năng điều chỉnh làn hơi như bạn nói (breath control/support) thì còn nhiều yếu tố thanh nhạc khác tham gia vào như kỹ thuật sử dụng muscle coordination, kỷ thuật mở khẩu hình, kỹ thuật điều chỉnh placement,... đó là lý do tại sao support được lấy làm tiêu chuẩn để đánh giá trình độ ca sĩ. Bạn có thấy ca sĩ nào được đánh giá là giỏi như Whitney, Mariah, Lara, hay Sohyang có quãng support hẹp không?

      Xóa
    9. Dù sao mình vẫn cảm ơn bạn đã bỏ thời gian commnent, nhờ vậy mình mới có thể nói ra những điều này vì chắc chắn vẫn có nhiều người thắc mắc như bạn vậy. Và cuối cùng, blog của mình không phải là nơi để chiều theo những định kiến số đông, vd như bạn nói là HNH không thể hơn ML, hoặc 1 số định kiến khác mình gặp là Thùy Chi không thể ngang Trọng Tấn, Mỹ Tâm không thể ngang Tùng Dương, Đông Nhi phải hơn Sơn Tùng MTP, Bùi Anh Tuấn không thể hơn Bằng Kiều, và có thể còn rất nhiều định kiến sẽ bị đi ngược lại sau này. Tụi mình không cố ý đi ngược lại chúng, không hề, chỉ đúng hơn là tụi mình KHÔNG QUAN TÂM chúng. Dù ca sĩ đó được học thanh nhạc ở trường nước ngoài, dù là giảng viên thanh nhạc, dù được báo chí tung hô đến mức nào đi chăng nữa tụi mình cũng không quan tâm. Cái tụi mình quan tâm là những gì họ thể hiện trên sân khấu đáp ứng bao nhiêu trong Overall Assessment, họ làm tốt, rank cao, làm không tốt rank thấp. Nếu một số người vẫn tin vào định kiến thì rất xin lỗi, blog mình không dành cho họ.

      Xóa
    10. Thật ra, việc các vocalist trẻ có trình độ thanh nhạc cao hơn các vocalist gạo cội cũng là điều khá dễ hiểu. Nền âm nhạc và đào tạo thanh nhạc nước mình giờ đã khá hơn rất nhiều sơ với 20, 30 năm trước. Các ca sỹ trẻ có điều kiện học bài bản và tiếp cận được những kiến thức "đúng". Chứ như thời ML, Bằng Kiều,... ca hát chủ yếu theo bản năng, năng khiếu. Sai kỹ thuật nhiều, nhưng dần dần nó thành thói quen khó bỏ. Đến sau này, dù đã biết những kiến thức đúng đắn hơn nhưng họ vẫn ko bỏ được kiểu hát cũ.
      Nhưng, thế hệ sau khá hơn thế hệ trước là điều đáng mừng đấy chứ. ;)

      Xóa
    11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    12. Mình thấy một điều ad đòi hỏi các ca sĩ "đè" theo ad là phải chuẩn thanh nhạc thì t thấy cũng hoàn toàn ko hợp lí.bởi khi song ca người ta dùng hết những gì của mình có từ bẩm sinh tới trau dồi kĩ thuật,dù học hay ko học,quan trọng vẫn là âm thanh họ phát ra có đẹp hay ko,có nổi bật hay ko,cách xử lí ca khúc tinh tế hay ko,một điều quan trọng là ca từ phải rõ lời chứ có support mà lời ko rõ thì cũng chả ăn thua vì chả ai nghe nhạc để nghe xem ca sĩ có support hay ko,khi hát song ca,top ca chả ai muốn cái giọng của mình chìm nghỉm cả,bởi nếu mình có support được nhưng chả ai nghe nổi giọng của mình thì để làm gì.Âm lượng,độ vang cũng là một lợi thế của ca sĩ sao ko được tính,nhiều ca sĩ họ hát sai kĩ thuật nhưng vẫn cực kì hay,cực kì đẹp và những cách sử lí riêng,khi hát cung họ vẫn cho thấy sự vượt trội trong giọng hát.ví dụ như Mỹ Tâm theo trang đánh giá kĩ thuật tốt nhưng khi hát với Hồng Nhung thấy rõ sự chênh lệch về độ đẹp âm thanh phát ra,sự tinh tế,cách nhả chữ,sự mượt mà.và quan trọng là giọng nổi bật hơn giọng Mỹ Tâm.
      P/s:Kĩ thuật thanh nhạc cũng chỉ để giữ gìn và phát huy tối đa giọng hát của một ca sĩ một cách tối đa nhất có thể của ca sĩ đó,chứ nó ko thể quyết định đẳng cấp 1 giọng hát so với người khác được,đơn giản có người phát huy tối đa cũng chỉ được 5 còn có người tối thiểu đã được 8 rồi.ví dụ cho những thế hệ danh ca đi trước như Tuấn Ngọc,Chế Linh,Khánh Ly,..kĩ thuật ko cao nhưng các ca sĩ trẻ có kĩ thuật bao la bát ngát vẫn phải chạy dài theo.

      Xóa
    13. Một ca sĩ có kĩ thuật phát huy hết tối đa giọng hát của mình mà vẫn ko bằng người ko có kĩ thuật chưa phát huy được giọng hát của họ,thì vẫn coi là kém hơn họ,bị "áp đảo".

      Xóa
    14. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    15. "Đè" ở đây đó là cái người ta gọi là nội lực.còn trình độ ad nói là trình độ thanh nhạc nhưng trình độ thanh nhạc cao hơn người khác ko đồng nghĩa với việc giọng hát hơn người đó.người có 1 giọng hát nổi lực,ít kĩ thuật "đè" người có kĩ thuật tốt là chuyện bình thường,có những người bình sinh nội lực đã hơn người.

      Xóa
    16. Cảm ơn bạn no name phía trên giúp mình trả lời nhé.
      Theo chỉ tiêu của blog thì việc đánh giá ca sĩ gần như bám rất sát vào support. Mọi chuyện khác như cách xử lý, cảm xúc, âm lượng dù quan trọng khi hát nhưng trong blog này hãy tạm bỏ sang một bên. Hiểu đơn giản là ai support rộng hơn thì sẽ đánh giá cao hơn. Ngoài ra, mình chưa bao giờ nói là ca sĩ rank cao hơn 100% sẽ hát hay hơn ca sĩ rank thấp hơn, hay hay dở còn thuộc về cảm nhận mỗi người, khó mà có một thước đo chung được.

      Xóa
    17. Blog phân tích về kỹ thuật mà mấy bặn bắt ad phải phân tích cả về độ đẹp của giọng hat, rồi nội lực, rồi phong cách trình điễn. thế thì nó thành nồi lẩu thập cẩm mất. Có lẽ các bạn ít đọc những blog phân tích kỹ thuật như này ở nước ngoài nên mới đưa ra câu hỏi như vậy. Chứ phân tích kỹ thuật là chỉ riêng về kỹ thuật thôi, nhưng cái râu ria dẹp hết sang một bên. Như blog của kpop họ cũng đánh giá chỉ về kỹ thuật và xếp hạng ca sĩ, nhiều ca sĩ nỏi tiếng vẫn thua những bạn trẻ mới vào nghề
      Còn đương nhiên ca sĩ hát hay còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tốt chứ ko riêng kỹ thuật. Có thể họ ko có kỹ thuật tốt nhưng chất giọng bẩm sinh họ vốn đẽ nội lực thì việc họ đàn áp người kia là có thể thôi.
      Kỹ thuật ko phải là tất cả nhưng nó thể hiện sự cố gắng của ca sĩ, một ca sĩ tuy chất giọng bẩm sinh ko hay nhưng kỹ thuật họ tốt chứng tỏ họ đã khổ luyện rất nhiều. Như Hà Trần đó
      Còn ca sĩ có sẵn giọng hay rồi kỹ thuật tốt thì sẽ càng hay hơn, tốt cho họ. Còn họ ỷ vào chất giọng và ko luyện kỹ thuật thì thật là một điều đáng tiếc cho giọng bẩm sinh tiềm năm như vậy

      Xóa
    18. Thứ nhất: Song ca là để nâng đỡ nhau, một màn song ca mà hai người ca sĩ chặt chém cố dìm nhau xuống là phản nghệ thuật nên nói người này đè người kia tức là hát tốt hơn nó rất buồn cười. Chắc gì người bị đè đã dùng hết sức hay người ta chỉ đang cố hỗ trợ để nâng bạn diễn lên thôi?
      Thứ hai: Còn tuỳ thuộc vào quãng thoải mái của ca sĩ, chẳng hạn khi một mezzo alto hát chung với một soprano ở những nốt quãng trung chắc chắn mezzo alto dễ dàng tạo cộng hưởng vang dội lấn át soprano nhưng ngược lại ở quãng cao như A5, B5 thì mezzo hát còn không ra hơi chứ đừng nói đến chuyện nuốt.
      Thứ ba: có những người sở hữu giọng siêu lớn, dễ dàng nuốt hết âm lượng của người khác. Đưa mấy người bạn kể hát chung với Siu Black, Phương Thanh hai cổ hú lên một cái sợ không nghe luôn giọng của họ ấy. Nhưng xét về mặt kỹ thuật support Siu Black và Phương Thanh đều không nổi bật. Đó là mình chưa kể tới những giọng dramatic được đào tạo chuyên nghiệp có âm lượng khủng như một dàn nhạc giao hưởng nhé, hát chung với họ là khỏi nghe tiếng bạn luôn.

      Xóa
  2. Ad ơiii cho mình hỏi vài thắc mắc của mình với ạ.
    Mình thấy bạn và admin bên trang kpop kia hay nói push, vậy push có kèm theo support hay resonance không ạ? Và mình cũng có nghe là yell, vậy thì yell có nghĩa là âm thanh nghe như tiếng hét đúng không ạ?
    Cám ơn ad nhiều ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mình ko phải ad nhưng theo mình biết thì support vẫn có thể đi kèm với push, thậm chí là cả resonance (dù hiếm). ở kpop điển hình là Ailee, thường mix cực kì chesty, tất nhiên style này không có lợi khi lên quãng cao, nhưng nhờ kĩ thuật tốt mà cô ấy vẫn support/resonant dù có thể đi kèm push ở những nốt cuối khu vực supported range.

      Xóa
  3. Push có thể support và có resonant ( nhưng là push resonant ) bạn nhé. khi mà quá chesty kiểu ailee. bạn trên nói đúng 100%

    Trả lờiXóa
  4. Bạn ơi về dẫn chứng Lặng Thầm Một Tình yêu cho head voice, phần head voice đó có dấu hiệu đè quá nhiều. Phần đè được thấy rõ 1:32, 1:35 cho nên không nghe rõ được giọng head voice thật của HNH
    Hơn nữa, đoạn head voice có ngắt khá rõ rệt với chest chứ không liên tục (trong cả 2 dẫn chứng của Lặng Thầm Một Tình Yêu).

    Về đoạn head voice trong keep me in love, bị airy, volume nhỏ hơn hẳn chest. Và với một dẫn chứng như vậy, mình không nghĩ Vocal Connection của HNh xứng đáng với AA/D. Nếu bạn có nhiều dẫn chứng hơn, xin hãy đưa vào bài viết. Cảm ơn bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong mục Chỉ tiêu đánh giá mình có viết rõ: Khi mà Sự chuyển đổi giữa 2 trong 3 loại giọng là chest voice, mixed voice, và head voice có sự chính xác. Có thể sử dụng head voice thì người ca sĩ sẽ được mức Decent hoặc Decent/Good. HNH không thể connnect head voice nhưng sự connect giữa mixed voice và chest voice tốt, quãng trầm của HNH phát triển, nhưng dĩ nhiên cũng chưa phải là tốt hẳn nên chỉ có thể ở mức Above Average/Decent.

      Xóa
    2. Cho thêm dẫn chứng vào bài viết được không bạn, mình không thấy Lặng Thầm Một Tình Yêu thuyết phục vì luôn bị đè, và chỉ có một bài KMIL thì không đủ thuyết phục

      Xóa
    3. Phần mà bạn nói là về head voice, không phải vocal connection. Do đó, mình chưa hiểu lắm về vấn đề cần "tăng sức thuyết phục", bạn có thể nói rõ hơn không?

      Xóa
  5. Mong ad bỏ qua vấn đề quốc tịch ca sĩ nhé, mình chỉ muốn biết phânf vocal run nào làm tốt hơn để học hỏi mà thui:
    1) https://youtu.be/fZ5l-yw8Ifo?t=1 của David Phelp
    2) https://youtu.be/fZ5l-yw8Ifo?t=18 của Sohyang
    3) https://youtu.be/wsVNgB_DS_g?t=141 của Tori Kelly
    4) https://youtu.be/dRwjkWLVIIs?t=386 của Yolanda Adam
    5) https://youtu.be/dRwjkWLVIIs?t=715 của Xtina nhưng bị ad làm clip chê là Melisma Ngightmare =))
    6) https://youtu.be/NOOa1gvapjQ?t=383 kết lại bằng vocal run siêu tốc 16 not của Sò

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất tiếc, mình chỉ trả lời các câu hỏi liên quan đến ca sĩ VN. Mong bạn thông cảm.

      Xóa
    2. vậy bạn có thể cho mình 1 vài ví dụ đc ko

      Xóa
    3. VN mình thì kỹ năng agility không bằng nước ngoài, nhưng bạn vẫn có thể xem lại bài analysis của ST, Bùi Anh Tuấn hoặc Tùng Dương từng có 1 đoạn vocal tốt.

      Xóa
  6. Ad có thể nhận xét phần ghi âm này của mình được không? Mình biết mình khả năng có hạn nên hát ở range tầm trung, không dám hát cao. Cảm ơn ad rất nhiều ạ <3
    https://soundcloud.com/music-lover-394698553/record20170531182052

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đang đẩy larynx xuống rất nhiều. Điều này xảy ra do bạn dùng phần gốc của lưỡi để đẩy thanh quản xuống, do đó tongue tension rất nhiều. Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý về đô mở của thanh quản, dù ở đây chỉ là range vừa phải nhưng cổ bạn rất đóng, khi lên cao bạn bị throaty nhiều. Cuối cùng là breath support, bạn chưa có breath support vì bạn không sử dụng cơ hoành lấy hơi. Trước mắt bạn đừng nên low larynx nữa, hãy hát nhẹ nhàng và thoải mái hơn sau đó học cách support.

      Xóa
  7. Cho mình hởi đây là kĩ thuật gì đc ko, nghe lạ lắm
    https://youtu.be/JbobBGowVng?t=50

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi bạn, mình cũng không biết đây là kỹ thuật gì.

      Xóa
  8. Cho mình hỏi Thu Phương thuộc giọng nào bạn ad ơi? Mình thấy cô hát trầm dày hơn cả Hồ Ngọc Hà nên có khi nào cô là nữ trầm không? Hay là trung trầm thôi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình chưa analyse Thu Phương nên mình không biết rõ, nhưng mình đoán có lẽ là mezzo soprano.

      Xóa
    2. Thanks ad. Cho mình hỏi thêm là ở Việt Nam mình có ai là nữ trầm không? Mình biết có mỗi Hoàng Quyên à. Giọng này hiếm lắm.

      Xóa
  9. https://drive.google.com/file/d/0B8CBUkMWWZtVU0lkb0NQQXpaTDA/view?usp=sharing
    ad cho em xin nhận xét được không ạ. mọi người bảo em là giọng trầm có phải k ạ.

    Trả lờiXóa
  10. Bỏ qua vấn đề quốc tịch thì ad có nghĩ một ca sĩ có thể có good breath support khi low hoặc high larynx giống như clip này nói không?, nghe nói người làm clip cũng là một giảng viên thanh nhạc
    https://www.youtube.com/watch?v=cVCiOjv0NQ4

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất nhiên là có. Ca sĩ có thể đi kèm với breath support ngay cả khi high/low larynx. Bởi vì high/low larynx nói về vị trí thanh quản, còn breath support nói về việc nén hơi và sử dụng cơ hoành để đẩy note. Chúng không có liên quan gì nhau nên chúng có thể không xuất hiện đồng thời.
      Thế nhưng nếu hỏi rằng low/high larynx có thể đi kèm với SUPPORT không thì câu trả lời chắc chắn là không. Support nghĩa rộng hơn breath support, breath support chỉ là 1 trong những nhân tố để tạo thành support.

      Xóa
  11. https://www.youtube.com/watch?v=9LL1F0TTzJ4
    ad ơi, bạn nhận xét giúp mình đoạn 2:53 của Hồ Ngọc Hà và đoạn head voice của Thu Minh ngay sau đó với ạ. Mình cảm ơn ad nhiều ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hồ Ngọc Hà belt note E5, larynx bị đẩy lên rất cao, closed throat, throaty và cần phải sáng hơn khi cô là 1 mezzo soprano. Thu Minh đi từ D5 đến C6 bằng head voice. Tất cả đều có throat tension và strained nặng từ G5. Kỹ năng head voice lúc trước của Thu Minh vốn không như thế, cô từng support được đến Bb5 nhưng từ khi vocal regression xuất hiện, Thu Minh không còn có supported range ở head voice nữa.
      Tóm lại, cả 2 đều strain.

      Xóa
    2. Ngu lozz hnh mà mezzo soprano ak???

      Xóa
  12. https://m.youtube.com/watch?v=jhgl4lSvOr0
    xin admin hãy nhận xét một chút về giọng ca này với ạ :) cảm ơn nhiều..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn này có chất giọng khá hay và có gì đó rất "Tây". Tuy nhiên bạn ấy rất nasal vì soft palate của bạn ấy gần như không nhấc. Ngoài ra cả khi hát ở quãng thoải mái mình cũng thấy có một chút throaty trong giọng hát. Và mình không ngạc nhiên khi 0:47 bạn ấy strain nặng ở F#4, những bạn có kiểu hát như vậy thường bị strain sớm.

      Xóa
  13. Ad ơi có vài link trong bài bị lỗi mất rồi. Link bài gửi người yêu cũ có supported Eb3 bị xóa rồi :((

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình biết rồi bạn. Một số bài trong blog cũng bị vậy mà mình cũng đau đầu không biết làm sao nữa, tìm trên youtube video giống vậy mà không ra. Có thời gian mình sẽ update lại bài analysis.

      Xóa
  14. Ad thấy thời kỳ năm 2010/2011 này kỹ thuật của chị Hà thế nào, cụ thể là trong màn live này chị ấy đã biết cách sử dụng support chưa vậy? Cảm ơn ad
    https://www.youtube.com/watch?v=DUr2weZk4bU

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình nghe đã có support rồi, nhưng cách cô ấy điều khiển luồn không khí qua vocal cords còn hơn vụng về, cho nên legato không liền mạch bằng thời điểm hiện nay.

      Xóa
  15. Mình muốn hỏi một chút về giọng của HNH,mong bạn ko cảm thấy phiền :)) Khi mình nghe HNH và Mỹ Tâm hát,cả người họ đều là mezzo và kĩ thuật thì mình thấy có vẻ HNH hơn MT 1 chút.Nhưng vì sao khi HNH hát âm lượng lại ko đều,mình k biết tả ntn nhưng khi mình nghe HNH hát nó khá là khó để nghe đc rõ lời và giữa các từ có vẻ có nhiều hơi thở đan xen vào,âm lượng cũng ko đều lúc to lúc bé kể cả trong 1 câu hát,mình k nghĩ là do mic bởi mình nghe rất nhiều lần HNH đều như vậy,cô ấy hát tạo cảm giác ko thoải mái cho lắm mặc dù là những câu hát bình thường ? Vậy lí do là gì hả b :)))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì như trong bài analysis đã nói, HNH chọn cách hát rất airy. Chính vì airy như vậy nên cô ấy khó mà kiểm soát lượng hơi thở đưa qua vocal cords để điều chỉnh âm lượng cho đều được. Trong khi Mỹ Tâm connect vocal cords tốt hơn rất nhiều, do đó âm lượng của cô ấy lớn và đều hơn.

      Xóa
    2. Vậy giữa HNH và MT nếu xét về cả 3 quãng thấp trung cao thì ai tốt hơn ạ ?

      Xóa
    3. Tổng quan thì kỹ thuật của Hồ Ngọc Hà tốt hơn Mỹ Tâm. Quãng support của Hồ Ngọc Hà rõ ràng rộng hơn Mỹ Tâm dù ở cận dưới hay cận trên. Hồ Ngọc Hà thậm chí còn từng support được B4 và Eb3 trong khi Mỹ Tâm chưa từng support tới được 2 note trên. Hồ Ngọc Hà có breath support không đầy bằng Mỹ Tâm nhưng cô có khả năng breath control thông minh hơn cho nên cô support rộng hơn Mỹ Tâm.
      Tuy nhiên, Mỹ Tâm cũng có điểm tốt hơn. Mỹ Tâm support được head voice đến D5 trong khi Hồ Ngọc Hà chưa thể support head voice. Ngoài ra, Mỹ Tâm cũng khá ổn định trong support so với Hồ Ngọc Hà.

      Xóa
    4. Vậy nếu so kĩ thuật của HNH vs Thanh Lam-1 mezzo thì ai tốt hơn hả b,mình thấy TL hát khá là dày và có sức nặng trong câu hát,vậy type giọng của cô ấy chính xác là gì và liệu cô ấy có support đc tới B4 ko bạn ?

      Xóa
    5. Mình chưa phân tích Thanh Lam nên không có thông tin để trả lời.

      Xóa
  16. Mình vừa đọc bài trên page divo, diva fan Vietnam và thấy họ nói rằng HNH có thể support được Eb3 và G#5 trong màn trình diễn này mà shock quá, cứ như là đang miêu tả về diva nào cơ, nên đành làm phiền ad phân tích qua về màn này một chút. Cá nhân mình thấy những nốt cao của Hà vẫn strain rõ, và quãng trung cũng có vẻ khàn và yếu hơn so với mọi khi đúng không vậy ad. Tất nhiên nếu cô ấy có thể support được Eb3 và G#5 thật thì mình cũng chúc mừng cho sự tiến bộ của cô ấy. Xin cám ơn ad nhiều
    https://www.youtube.com/watch?v=I1t_PU2c8E0

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có thể chỉ cụ thể note Eb3 và G#5 nằm ở time stamp nào trong video không?

      Xóa
  17. Xin lỗi ad mình cũng không rõ nốt Eb3 cụ thể nằm ở đâu trong bài nữa, cũng có thể là không có do mình đọc bài vội quá nên nhìn nhầm. Còn nốt G#5 ở 3:34 ạ, mình nghe admin page diva nói đó là một supported G#5 nhưng không rõ có chính xác không

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note G#5 đó quá strain, mình nghĩ điều đó rõ đến mức cả người không chuyên cũng nghe được.
      Về note Eb3, mình nghe qua thử đoạn video mà vẫn chưa nghe thấy note Eb3. Tuy nhiên, HNH từng support được Eb3 (dù rất hiếm khi), nên điều này cũng không phải là không có khả năng.

      Xóa
  18. Cho mình hỏi vì sao rank của HNH từ D lên D+ vậy ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây là lỗi của bất cẩn của mình, lúc trước (còn consistency), đáng lẽ điểm chỉ chia hệ số 12, nhưng bên HNH mình nhầm lẫn chia cho tận 13. Mãi đến lúc update bỏ consistency mới phát hiện, bây giờ, điểm của tất cả ca sĩ đều chia cho 11 và HNH ở rank D+ theo đúng khả năng của cô ấy.

      Xóa
  19. https://www.youtube.com/watch?v=q4fTarBYLMo
    Ad cho mình hỏi ad biết tại sao ở những đoạn 2:06, 2:21, 2:30....HNH lên note cao nhưng âm phát ra lại rất nhỏ
    Và Ad đánh giá giùm mình chuỗi note từ 4:48 trở về sau, mình nghe như cô ấy hát rất khó khăn!!!.
    Thanks ad

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô ấy dùng các outer muscles squeeze vocal cords để chúng run động nhẹ hơn nhưng tần số rung vẫn như cũ. Điều đó làm cho âm thanh phát ra nhỏ hơn, và mình cũng để ý rằng cô ấy cũng có xử lý mic để giảm độ lớn của âm thanh.
      4:48, chuỗi note đó nằm xa so với supported range của cô ấy, bạn nên tham khảo lại bài analysis trước khi hỏi,

      Xóa
  20. Ad cho hỏi những note A4 trong màn này có được support tốt không? Như ở 0:36 0:52 0:57 1:04 1:46 2:33. Thỉnh thoảng mình thấy chị ấy hơi strain như A4 ở 2:16 phải ko? Mình cảm ơn ad
    https://www.youtube.com/watch?v=bbzHVunDT6s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những note A4 đó có support nhưng không tốt lắm, khá closed. 2:16 note A4 chưa đến mức strain, chỉ bị tight thôi.

      Xóa
  21. Đoạn run này nghe ổn không ad?
    https://www.youtube.com/watch?v=QffoTjc1hNw&t=1m12s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngoại trừ nó không pitchy, note separation, độ bounce, độ flow đều có vẻ không tốt lắm.

      Xóa
  22. 2 note ở 14:09 và 14:23 có phải là supported Eb3 không ad? Quãng trầm của HNH trong màn trình diễn Gửi người yêu cũ này hình như có tiến bộ, những note F#3 cũng có support đầy đặn hơn trước phải không ad? Mình cám ơn
    https://www.youtube.com/watch?v=44hUAyhWtTU&t=14m09s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và cả note Eb3 này nữa, nó có support ko ad?
      https://www.youtube.com/watch?v=N3eg_ErV6NE&t=25s

      Xóa
    2. Note Eb3 đầu bị low larynx, support của HNH vốn đã khá ổn ở F#3 đó là tại sao supported range của cô ấy là F#3 - A4/Bb4, phần trình diễn đó không cho mình thấy sự cải thiện thêm nào cả.
      Note Eb3 sau supported, phần trình diễn đó từng nằm trong bài analysis nhưng sau này video đã bị xóa.

      Xóa
  23. Nghe HNH hát như thiếu hơi toàn bộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại cô ấy ko kiểm soát tốt hơi của ấy, chứ cũng ko phải do thiếu hơi, nó thuộc vấn đề cách hát của cô ấy

      Xóa
  24. Resonance có xuất hiện trong màn trình diễn này không ad?
    https://www.youtube.com/watch?v=IurnjPI6qFI

    Trả lờiXóa
  25. https://youtu.be/sq8PJq8bvt4 bạn cho mình nhận xét về phần biểu diễn này nhé,HNH có tiến bộ gì ở mixed voice ko ?

    Trả lờiXóa
  26. https://m.youtube.com/watch?v=AVWf3irqfmw
    0:19 có phải HNH hit nốt G#6 phải ko ạ?

    Trả lờiXóa
  27. không có ý gây war hay gì, nhưng cá nhân mình thấy kĩ thuật của hnh có vẻ nhỉnh hơn mt ở các nốt cao, belt cũng như rung, đây là cảm nhận của mình khi mình xem và so sánh giữa các clip hát live của cả hai. Ad cũng như các bạn có thể làm rõ cho mình được không ? ( ở đây mình chỉ nói về kỹ thuật hát ở các nốt cao nhé, mình không so sánh nốt trầm cũng như độ vang của giọng , cá nhân mình thấy ở phần này thì mỹ tâm làm tốt hơn). Sự hiểu biết về thanh nhạc của mình cũng hạn hẹp, không có học hành gì nên nếu mình có sai, thì các bạn hãy chỉ ra lỗi sai và phân tích cho mình thấy , hãy chia sẻ một cách có văn hóa nhé, thân và cám ơn các bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhìn supported range của cả 2 thì có vẻ HNH nhỉnh hơn MT ở quãng mix mà. Nhưng mà mình thấy dùng khả năng support để đánh giá khả năng hát cao cũng mang tính tương đối lắm. Như kiểu so sánh Ariana Grande với Hà Trần chẳng hạn, dù HT có thể support cao hơn Ari tận 1 note nhưng mà hát những bài tone cao rất chới với, còn Ari tuy support ko cao bằng nhưng lại có khả năng lên những note cao vút mà rất ít khi bị chênh phô như HT. Thế nên là mình nghĩ cũng tùy người thôi, ai quen hát cao rồi thì hát cao sẽ có lợi thế còn ai quen hát trầm thì cứ trầm mà phang :)

      Xóa
  28. HNH có tiến bộ gì k nhỉ??? lâu rồi ko thấy ai hỏi hang gì. Mình thấy có mấy bn nói HNH hát G2 với b2 suốt, ai fan HNH có thể dẫn link cho ad xác nhận k??? Muốn nghe mấy note trầm đó :))) vì thấy nữ ca sĩ ở Vn ít ai có thể hát được mấy note đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình biết cái video có note G2 đấy, thực ra nó là C#3. Bạn dẫn thử link B2 xem nếu đúng thì nhờ ad update luôn

      Xóa
    2. https://youtu.be/kchpdeb58gk?t=56
      phải clip này ko bạn love =)))))) Đây là C#3 hả Yêu??? =))

      Xóa
    3. Mình ko nhớ nữa, cái clip kia 0:56 là E3

      Xóa
  29. https://www.youtube.com/watch?v=fp2o7GQyGX8&feature=share

    HNH cuối năm 2017 có những tiến bộ không biết lên hạng được không bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phần trình diễn này gần với thời điểm viết bài này nên rõ ràng mình không nghe thấy điều gì khác biệt. Support không ổn định lắm khi trên G#4, strain tại B4 vd 1:52, muscle coordinate phát triển ở quãng cao hơn khiến cho cô hit được những note rất khó ở âm vực mezzo với âm sắc mình không cho là đẹp nhưng chấp nhận được nếu so với những mezzo khác khi hit những note cao như vậy vd như Hồng Nhung hay Mỹ Tâm.
      Với nền kỹ thuật như vậy thì không lên rank được đâu bạn ạ.

      Xóa
  30. Những note trầm ngoài supported range trong live mới nhất của HNH có support ko ad? E3 ở 7:40 và 8:04, F3 ở 11:25 và 11:52
    https://www.youtube.com/watch?v=xQS1enn-J9g

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2 note E3 đều airy và low larynx, âm sắc rất mờ, không project ra nhiều. Note F3 tại 11:25 khá tốt nhưng chưa đủ để gọi là có support, note F3 tại 11:52 nghe tonality rõ hơn, đầy hơn, đó chính là supported F3.

      Xóa
  31. Note g6 của chị ý đâu ???

    Trả lờiXóa
  32. Cho mình hỏi về head voice xíu.
    Chữ "hẫng" và chữ "nhất" ở cuối câu có phải head voice ko ad và chất lượng của nó có khác gì so vs thời gian trc ko?
    https://www.youtube.com/watch?v=CMu8BFlohnE&t=4m42s
    Còn đoạn chuyển giọng từ head voice D5 lên mix voice F5 này HNH làm ổn ko?
    https://www.youtube.com/watch?v=4-0R7tmbDsE

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đoạn bạn chỉ không phải là head voice.
      Đoạn bạn nói chuyển từ head voice D5 đến F5 mình không gọi là đoạn chuyển vì giữa chúng đã có 1 khoảng nghĩ. Nói sơ về kỹ thuật thì note D5 head voice có placement tốt nhưng closed throat, note F5 mixed voice strained + shouty.

      Xóa
  33. https://www.youtube.com/watch?v=_6altbH14LY
    1:03 chữ "is" có supported không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, dù hơi tight do âm đóng.
      P/s: Mình xin phép dùng nó vào highest supported note nhé, cảm ơn bạn vì đã đóng góp video.

      Xóa