Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Mỹ Linh's Vocal Analysis


Voice type: Mezzo Soprano
Vocal range: C3 - C#6 (3 octaves 1 semitone)
Supported range: G#3/A3 - Bb4/B4
Supported range (có head voice): G#3/A3 - E5
Lowest/Highest supported note: G3 / C5 / F#5
Highest resonant belt: C5
Highest mixed note: G#5
-I INTRODUCTION
         Mỹ Linh là ca sĩ theo đuổi đa dòng nhạc ở Việt Nam. Cô bắt đầu con đường ca hát chuyên nghiệp với bài hit đầu tiên là Thì thầm mùa xuân. Đến năm 1998, sau khi kết hôn với nhạc sĩ Anh Quân, cô cho ra album rất thành công mang tên Tóc ngắn và thực hiện tour xuyên Việt đầu tiên với tên gọi Tiếng hát Mỹ Linh. Sau đó cô tiếp tục phát hành nhiều album Tóc ngắn 2 (1999), Made in Vietnam (2003), Chat với Mozart (2005), Để tình yêu hát (2007), Tóc ngắn Acoustic (2011). Mỹ Linh ghi dấu ấn với người nghe bằng chất giọng quyến rũ và sang trọng. Cô cũng chính là 1 trong 4 diva Việt Nam bên cạnh Hồng Nhung, Thanh Lam và Trần Thu Hà.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Từng tạo full resonance tại B4 và resonance C5
  • Từng support được G3
  • Cho thấy tiến bộ khá lớn về giảm nasality trong giọng hát
  • Có sự phát triển nhất định về agility
  • Trong điều kiện tốt có thể tạo resonance thường xuyên ở quãng trung 
  • Chất giọng đẹp, hát rõ lời và có cảm xúc
  • Từng tạo resonance tại F#5 head voice, head voice cho thấy sự connect tốt
Weaknesses:
  • Vấn đề consistency có thể xuất hiện tại mọi khía cạnh kỹ thuật
  • Support được đến A3/G#3 nhưng vẫn có thể low larynx tại B3
  • Cho thấy sự thụt lùi về kỹ thuật khi không còn support được bất kỳ note ở octave thứ 5 trên mixed voice
  • Nasality có thể xuất hiện trong giọng hát
  • Cách mở khẩu hình nhiều lúc làm âm thanh thiếu tự nhiên, cùng với đó là tongue tension và jaw tension có thể xuất hiện
  • Thường xuyên low larynx từ G#3 trở xuống
  • Strained rất nặng từ C#5 trở lên
  • Cách hát light mixed chưa thực sự chuẩn xác
  • Có thể xuất hiện throat tension từ G4
-III OVERALL ANALYSIS
        Mỹ Linh nhiều lần cho thấy dấu hiệu support đến Bb3/A3 như B3 - A3 trong Trên đình Phù Vân, B3 trong O Holy Night, B3 trong Em mơ về anh, B3 trong I believe I can fly, Bb3 trong Đêm qua nhớ bạn, A3 trong Em mơ về anh, A3 trong Mùa thu cho em, A3 trong Tình ca. Thỉnh thoảng dù bị nasal nhưng cô vẫn giữ được support ở quãng trầm như note B3 trong Biển khát, B3 trong Sống như những đóa hoa. Thỉnh thoảng Mỹ Linh có thể support được những note trầm hơn A3 như G#3 trong Biển khát, G#3 trong Đất nước bên bờ sóng, G3 trong Biển hát chiều nay, note G3 khác cũng trong Biển hát chiều nay. Tuy vậy, vấn đề về consistency ở quãng trầm là điều rất đáng quan tâm khi Mỹ Linh nhiều lần low larynx hoặc mất tonality ngay trong supported range của mình như B3 trong Em mơ về anh, B3 trong Biển khát (mất tonality và giảm projection), Bb3 trong Đất nước bên bờ sóng (mất tonality, nasal), A3 trong Em mơ về anh (low larynx). Đặc biệt trong màn trình diễn Trưa vắng, Mỹ Linh đã cho thấy cô low larynx rất nhiều ở A3. Với những note từ G#3 trở xuống, low larynx xuất hiện thường xuyên hơn như G#3 trong The Prayer, G3 trong O Holy Night (mất tonality và projection), G3 trong Biển hát chiều nay, G3 trong Trưa vắng, F#3 trong Sống như những đóa hoa, F#3 trong Gửi anh, E3 - F#3 trong Trên đỉnh Phù Vân, E3 trong Sống như những đóa hoa, E3 trong Đưa em tìm động hoa vàng, E3 trong Tình ca, D3 trong Hà Nội đêm trở gió.
       Cách hát của Mỹ Linh chú trọng nhiều về khẩu hình và độ mở của phraynx, cách hát này bộ lộ rõ nhất ở quãng trung của cô. Cách hát này hình thành có lẽ là để tránh nasality. Nếu quay lại với Mỹ Linh của trước đây, khi cô hát Hương ngọc lan vào năm 1998, không khó để nhận ra nasality là đặc trưng rõ nét của giọng hát Mỹ Linh. Có lẽ sau này khi tiếp xúc nhiều với thanh nhạc,  có lẽ cô đã được dạy cách để loại bỏ nasality trong giọng hát, và cách hát này hình thành. Thế nhưng nasality hiện tại ít hơn rất nhiều so với trước đây, chúng vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn. Điều đó thể hiện trong Biển khát, Trưa vắng, I believe I can fly, đặc biệt là rất nhiều lúc bị nasal trong O Holy Night. Ngoài ra, cách hát vừa nói trên nhiều lúc làm phần lưỡi và phần hàm của cô khá căng do độ mở khẩu hình nhiều hơn mức cần thiết, điều đó khiến cho support của Mỹ Linh nhiều lúc không đầy và âm thanh nghe hơi nặng nề và thiếu tự nhiên. Về support, Mỹ Linh nhiều lần cho thấy support đến Bb4, thỉnh thoảng là B4 như E4 trong F#4 - E4 trong Em mơ về anh, E4 trong Trên đỉnh Phù Vân,  F4 trong Đất nước bên bờ sóng, F#4 trong The Prayer, F#4 trong Mùa thu cho em, G4 trong Trưa vắng (airy nhưng supported), A4 - G4 trong Biển khát, G4 trong O Holy Night, G4 trong Em mơ về anh, G#4 trong I believe I can fly, A4 trong I believe I can fly, A4 trong Em mơ về anh, A4 trong Biển hát chiều nay, Bb4 trong Đất nước bên bờ sóng. Cách hát của Mỹ Linh như đã ở trên phát huy công dụng đáng kể trong ở quãng trung của cô, nhờ pharynx mở rộng và soft palate nhấc tốt, cộng thêm những lúc support đầy đặn, Mỹ Linh hoàn toàn có thể tạo full resonance đến tận note cuối cùng trong quãng trung của cô. Ví dụ như note F#4 trong The Prayer, G4 trong Mùa thu cho em, G4 trong Trưa vắng, G4 trong Em mơ về anh, G#4 trong The Prayer, A4 trong Trên đỉnh Phù Vân, note A4 khác cũng trong Trên đỉnh Phù Vân, A4 trong Em mơ về anh, A4 trong Sống như những đóa hoa. Tuy nhiên, do thói quen mix rất chesty, placement chưa chuyển linh hoạt và đặc biệt là push rất nhiều khi cô càng lên cao đã làm cho consistency ở quãng trung của Mỹ Linh thỉnh thoảng có vấn đề. Lỗi thường gặp nhất là throat tension như ở note A4 trong O Holy Night, A4 trong Em mơ về anh, A4 trong Biển hát chiều nay (strained), Bb4 trong Đất nước bên bờ sóng.
       Vè quãng cao, nhiều lần Mỹ Linh cho thấy cô có thể support đến B4 như B4 trong I believe I can fly, B4 trong Em mơ về anh và thậm chí tạo resonance như B4 trong Trưa vắng, B4 trong Mùa thu cho em, note B4 khác cũng trong Mùa thu cho em, B4 trong Thuyền và biển, B4 trong Biển khát (drop support lúc gần cuối note). Thế nhưng sự thiếu ổn định trong kỹ thuật, thói quen push và vocal control chưa thực sự tốt đã làm cho Mỹ Linh mất support, thậm chí strained trên B4 như B4 trong The Prayer, phrase B4 trong Tình ca, B4 trong Trên đỉnh Phù Vân (strained + shouty), B4 trong Biển khát (high larynx). Thỉnh thoảng glotta tension cũng xuất hiện như A4 trong Tình ca. Hiện tại thì Mỹ Linh chưa thể support được bất kỳ note nào ở octave thứ 5, nhưng trước đây cô từng không những support mà còn tạo resonance ở C5 như trong Để mãi được gần anh. Thời gian gần đây thì Mỹ Linh cũng 1 lần nữa support được C5 như trong Biển khát dù cổ không mở đủ và không có resonance như trước. Nhưng nhìn chung tất cả note C5 sau này của Mỹ Linh đều không có support do sự thiếu ổn định từ quãng trung. Ngoài ra do thiếu support và cách hát với độ mở nhiều lúc hơi thừa so với chuẩn mực nhạc pop như đã nói trên mà jaw tension và tongue tension cũng có thể là vấn đề của Mỹ Linh ở quãng cao. Điều này thể hiện rõ ở note C5 trong Biển hát chiều nay (high larynx),  Trưa vắng (throat tension, high larynx), C5 trong I believe I can fly, C5 trong Để mãi được gần anh, C5 trong Biển khát. Ít khi Mỹ Linh hát trên C#5 nhiều vì cô hiểu rõ đâu là vùng an toàn cho mình, và quả thực Mỹ Linh strain rất nặng với những note trên C#5. Tiêu biểu như note C#5 trong The Prayer, C#5 trong O Holy Night, C#5 trong Trưa vắng, C#5 trong Đất nước bên bờ sóng (mix khá cân bằng và ít push nhưng high larynx), D5 trong I believe I can fly, D5 trong Trên đỉnh Phù Vân, note D5 khác cũng trong Trên đỉnh Phù Vân, D5 trong Trưa vắng, D5 trong Biển khát, E5 trong O Holy Night, E5 trong Em mơ về anh, E5 trong Fate, F5 - G5 trong Để mãi được gần anh. Mỹ Linh cũng có thể sử dụng light mix nhưng kỹ thuật của cô chưa đúng. Để thực hiện light mix thì người ca sĩ phải có khả năng breath control tốt để điều chỉnh dòng air pressure qua vocal cord, độ cao thấp của note thì phụ thuộc tần số rung của vocal cords nhưng độ lớn cũng như độ mạnh thì lại liên quan đến air pressure. Ngoài ra kỹ năng về muscle coordination cũng cần thiết để trở nên heady hơn bình thường. Mỹ Linh không dùng cách trên để thực hiện light mix, thay vào đó cô squeeze các outer muscles để làm giảm air pressure. Nếu ở octave thứ 4, dấu hiệu của squeeze thường không quá nhiều như trong The Prayer. Biển khát. Nhưng khi càng lên cao thì yêu cầu về sự chuẩn mực trong kỹ thuật lại càng cao hơn và Mỹ Linh không làm được điều đó. Do đó light mix của cô thiếu freedom và openess như trong Sống như những đóa hoa, Mong anh về. Tuy nhiên thì thỉnh thoảng Mỹ Linh cũng có thể support light mix của mình như trong note A4 - B4 trong I believe I can fly.
       Tuy không sử dụng vocal runs thường xuyên trong những bài hát nhưng Mỹ Linh vẫn có sự phát triển ở lĩnh vực này. Mỹ Linh có xu hướng điều chỉnh những đoạn vocal runs sao cho phù hợp với bài hát như trong bài hát như I believe I can fly, Mỹ Linh chú trọng nhiều về note separation, chỉ khi đoạn vocal run trở nên nhanh hơn ở 2:47, Mỹ Linh mới cho thấy dấu hiệu mất kiểm soát phần nào khi những note trở nên kém rõ ràng hơn. Với bài hát cần sự mềm mại như Tình ca, Mỹ Linh thực hiện đoạn trill với độ flow rất tốt và các note cũng chuẩn về cao độ. Tuy nhiên vì do quá tập trung vào độ flow nên note separation ở đây chỉ ở mức trung bình. Điều này lặp lại tương tự trong Sống như những đóa hoa, chỉ có điều lần này Mỹ Linh không làm tốt như trong Tình ca vì có nhiều note hơn. Mỹ Linh cũng có thể run trên head voice như trong Biển hát chiều nay, có lẽ vì tốc độ hơi nhanh nên Mỹ Linh không kiểm soát được note separation, nhưng độ bounce và pitch có thể nói là tốt ở đây. Với những đoạn vocal runs nhanh trên quãng cao như trong Gửi anh, do một phần vì hạn chế của kỹ thuật nên nhiều note bị lướt qua.
        Mỹ Linh từng support được note F#5 trên head voice như trong I will always love you, hoặc note D5 trong The Prayer, cùng với đó cô cho thấy việc kết nối giữa mixed voice và head voice khá mượt mà. Mặc dù vậy, vấn đề về consistency vẫn chưa biến mất hẳn khi nhiều lần placement của Mỹ Linh không phù hợp, dẫn đến head voice của cô bị squeeze và kém project như trong Biển hát chiều nay, hay đoạn head voice khác cũng trong Biển hát chiều nay, nhiều lúc cô cũng có thể bị mất kết nối giữa vocal cords, vì thế bản chất vẫn là head voice như bị airy như trong Biển khát, một lỗi khác nữa mà Mỹ Linh cũng có thể gặp phải đó là vấn đề với air pressure, cô sử dụng nhiều air pressure nhiều hơn cần thiết khiến cho âm thanh bị chói dù cho support vẫn shallow ở đây như E5 trong phần trình diễn khác của I will always love you, và rõ ràng khi giảm air pressure lại tại 5:55, âm thanh có support, độ mở cùng độ relax tốt hơn hẳn. Do đó, dù đã từng support đến F#5 nhưng nếu xem xét về consistency thì có lẽ sẽ chính xác hơn khi khẳng định Mỹ Linh hiện giờ chỉ có thể support head voice đến E5.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank D+
-VI BEST PERFORMANCE(S)

75 nhận xét:

  1. Công nhận support không phải dễ. Ad cho mình hỏi một câu hỏi quen thuộc. Support khi hát đúng nghĩa là như thế nào. Mình rất mập mờ về chi tiết này nên tập cũng vô càng mập mờ T.T

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo lý thuyết bạn đưa hơi sâu vào phần cơ hoành và nén hơi ở đó. Lúc lấy hơi bạn phải nhấc soft palate lên, lúc này bạn sẽ thấy hơi mát ở phần soft palate. Sau khi không khí đã vào, nếu bạn lấy hơi đúng cách thì phần cơ hoành bạn sẽ căng cứng ra một cách tự nhiên chứ không phải như một số người mới tập support cố ý phình to phần cơ hoành ra. Lúc này bạn nén hơi ở đây, lúc này bạn cảm thấy như có 1 lực tác động vào phần cơ hoành vậy. Bạn sẽ dùng lực này khi hát hay là dùng cơ hoành đẩy note. Support sẽ phát huy công dụng tối đa nếu người hát có thể đặt âm thanh vùng mask, không nasal hay một số lỗi thanh nhạc khác như tongue tension, glotta tension, jaw tension, low/high larynx,...
      Cơ bản là vậy, nếu ok bước trên thì bạn đã có supported range. Còn về độ ổn định support, độ sâu của support, độ rộng của supported range và resonance thì bạn phải tiếp tục luyện tập các bài tập về hơi thở để tăng kỹ năng breath control, cũng cố nền breath support cũng như loại trừ những thói quen xấu xuất hiện với những note ngoài supported range.

      Xóa
  2. Thực sự là mình có chút rất thất vọng. Mệnh danh là 1 diva, nhưng cô ấy chỉ suport tới B4, cái này bê qua kpop vocal analysis thì tối đa chỉ đạt cái rank Average to Above Average
    Việt Nam cứ sao sao, cứ như là không chú trọng giảng dạy support. Mình thấy bên Hàn ca sĩ mọc như nấm mà ca sĩ 19 tuổi support+ resonance C#5 cũng đâu thiếu....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. minh dang dung may cua truong nen ko go dc dau ban thong cam nhat :)
      Hau het ca si Han deu duoc huan luyen mot cach bai ban, co su huong dan cua trainer. My Linh thi t ko bik, nhung chac chan o thoi dai cua My Linh thi khong co duoc loi the nhu ca si Han.

      Thu 2 la My Linh cung gan den tuoi 40 (hoac hon r) la tuoi vocal regression da xuat hien tu rat lau va no it nhieu anh huong den giong hat cua co. Cac ca si kpop hien tai tuoi cx chi tam 18-25, con qua tre de vocal regression xuat hien. Chu thoi dinh cao cua My Linh la support dc C5.

      Va cung phai chap nhan mot dieu rang ca si Han Quoc ho rat gioi ve mang ki thuat.

      Xóa
    2. dù đỉnh cao của Mỹ Linh là C5 đi nữa thì cũng không hài lòng. Đã là một diva thì cũng phải E5 trở lên chứ :\

      Xóa
    3. Như mình ns r đó, điều kiện thời đaij ko cho phép. Mà diva cx ko có nghĩa là phải support rộng mà quan trọng là phong thái , phong cách và khả năng xử lý và truyền tải cảm xúc bài hát . Xtina Aguilera cx chỉ thi thoảng support đc Bb4 , Britney thì thôi khỏi ko support note nào, Madonna cx ko phải là ca sĩ kĩ thuật tốt, họ vẫn là diva đấy thôi
      Tại thời đại của Mỹ Linh cổ vừa là ng có kỹ thuật tốt nhất bấy h (hoặc 1 trong số đó) và cx là một trong những ng có phong cách và cách xử lý bài hát và tính nghệ sĩ tốt nhất nữa, quá xứng đáng để trở thành diva của VN.
      Tất nhiên Mỹ Linh cx chỉ là diva Vn , ko bc ra tầm Diva thế giới đc

      Xóa
    4. Brit-X-Madonna đều ko phải Diva. Mà mình nghĩ là DIva là do ảnh hưởng đến phong cách âm nhạc quá lớn thì đúng hơn.

      Xóa
    5. Định nghĩa về Diva nó đã thay đổi theo tgian rồi
      Nhưng bạn ns Xtina ko phải là diva thì t thật sự chịu bạn.....

      Xóa
    6. Kusabi: hình như bạn đang có sự nhầm lẫn giữa superstar và diva. Britney là công chúa nhạc Pop, Madonna là nữ hoàng nhạc pop. Họ được xem là biểu tượng của nhạc trẻ thập niên 80-90 chứ chưa từng được gọi là diva vì âm nhạc của họ mang nặng tính thương mại và trình diễn. Xtina mình tạm chấp nhận, một số người xem cô là diva nhưng nếu là diva được cả nước Mỹ và thế giới công nhận thì vẫn chỉ là Diva Trinity, có thể thêm vài người cùng thời như Toni Braxton... diva thế hệ mới mình chỉ thấy Beyonce là xứng tầm. và họ đều hát rất ổn định.
      @Anonymous Mỹ Linh có một âm sắc đặc biệt đẹp, vào cùng thời thì kỹ thuật của Mỹ Linh nằm ở hàng siêu tốt tại Việt Nam, đặc biệt là so với những giọng nữ trung cùng thời. Nếu Thanh Lam đưa lối hát cộng minh vào dòng nhạc nhẹ thì chính Mỹ Linh là người đưa lối hát phô diễn kỹ thuật vào nhạc đại chúng Việt Nam, làm tiền đề để sau này Trần Thu Hà hoàn thiện nó hơn, Hồng Nhung có công phổ biến lối hát nữ tính, tươi sáng, phát âm tròn vành rõ chữ đến đại chúng. Chính 4 người đó đã định hình cho dòng nhạc nhẹ Việt Nam khu vực phía Bắc và ảnh hưởng đến các thế hệ ca sĩ mãi về sau nên gọi họ là diva cũng có lý do cả (Trong nam vào thời điểm đó thì Làn sóng xanh mang tính chất trẻ trung, đa dạng thể loại và mang tính thị trường hơn vẫn thống trị)

      Do người Việt Nam mình đến tận hiện tại vẫn không được đào tạo thanh nhạc bài bản, chính quy ngay từ nhỏ như nước ngoài nên không phát triển tối đa tiềm năng vốn có được. Ca sĩ Mỹ Linh sinh ra và lớn lên vào thời điểm đất nước vừa thống nhất phải khắc phục hậu quả chiến tranh nên nghèo và lạc hậu, điều kiện thậm chí còn thua xa bây giờ.

      Xóa
  3. https://www.youtube.com/watch?v=183TPPwRrqo&sns=fb
    Bạn có thể nhận xét Fate của Mỹ Linh hay không? E5 ở cuối chắc strained lắm rồi :v

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng E5 rất strained và throaty, tuy nhiên Mỹ Linh ở đây mixed cân bằng hơn, ít push hơn và breath support nhiều hơn so với những note E5 mình biết của cô ấy.

      Xóa
    2. Bạn có thể nhận xét chi tiết hơn không?
      Tiện thể mình muốn hỏi rằng: mình khó thể nhiều lần đạt được F#6 bằng Falsetto, nhưng thời gian duy trì không quá 1 giây rưỡi, đôi khi không tới 1 giây. F6 thì mình lại có thể duy trì được 2 giây. Ở E6 D6 mình có thể duy trì lâu hơn thế nữa. Nếu theo miêu tả của mình thì đâu mới là nốt cuối cùng vocal range của mình vậy bạn?

      Xóa
    3. ML hát khá heady, closed throat và thiếu breath support khi bắt đầu. 0:34 note G#3 có shallow support. dù airy. Từ 0:43, ML hát đầy đặn hơn vè mặt giọng hát cũng như support. 0:53 C#5 head voice thiếu độ mở cũng như breath support. 1:13 supported Bb4. Cô ấy vẫn strain từ C5 trở lên. 1:58 C#5 được light mix không đúng cách, hơi squeeze và airy. 2:16 throat tension ở B4. 2:26 ML hơi bị high larynx khi hát note F#5 head voice. 3:09 strained+ shouty Eb5 và E5. 3:28 strained quá nhiều ở đây khi mà bài hát có nhiều note trên C5 tới E5. Và note E5 cuối cùng mình đã nhận xét ở trên.
      Về câu hỏi thứ 2 mình nghĩ vocal range của bạn có thể tới F6.

      Xóa
    4. Nếu 1 Light Lyric Soprano có supported range từ G#3/A3 - C#5, A4 B4 C5 cộng hưởng khá đều, head voice có support tới F#5, phát triển tới G#6

      Dù vẫn còn khá chung chung nhưng ca sĩ này có kĩ thuật có tốt không?

      Xóa
    5. Câu hỏi này có vẻ kì quái nhưng mình thấy rằng các gần như rất nhiều Light Lyric Soprano hiện nay thường bắt đầu support từ G#3/A3/Bb3, bạn có biết vì sao không?

      Xóa
    6. Mình cũng không rõ nhưng theo mình nghĩ là từ A3 trở lên là quãng thuận lợi với soprano, cũng giống như từ E3 trở lên với tenor vậy, cho nên nó dễ để support hoặc dù không có support thì người ca sĩ cũng có thể cho thấy phần nào sự dễ dàng. Mình sẽ không dùng từ tessitura ở đây vì nó chỉ những classical singers, những người mà đã rèn luyện rất nhiều năm theo classical technique mới có tessitura rõ ràng, trong non-classical thì thường dùng supported range.

      Xóa
  4. ad ơi viết 1 bài đánh giá về Hà Anh Tuấn được không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hà Anh Tuấn đã nằm trong danh sách những ca sĩ sẽ analyse rồi bạn nhé:
      http://myvocalanalyses.blogspot.com/2017/03/future-analysis.html

      Xóa
  5. https://www.youtube.com/watch?v=pbkGV9bLtug
    AD có thể xem giúp mình Mỹ Linh nốt E5 có tốt không ạ?
    https://www.youtube.com/watch?v=aZ5N_o0jTz0
    Đoạn 0:21-0:34 những nốt trầm có vẻ khá tù, liệu nó có support ko vậy bạn? Còn đoạn từ 2:58 bị nasal đúng ko bạn?
    Cảm ơn Ad!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note E5 của Mỹ Linh là 1 strained E5.
      0:21-0:34, trừ note F3 bị low larynx 0:26 thì support khá đều. 2:58 resonant Bb4, không nasal.

      Xóa
    2. Cảm ơn bạn, ý mình là sau đoạn 2:58 cơ
      Còn nốt Eb5 ở 3:35 tốt ko ạ?

      Xóa
    3. Sau đoạn 2:58 gần như không có nasality, chỉ trừ khi DHY hát các từ hơi đóng như "không", "xóa", "đứng" thì mới có nasality, còn lại soft palate nhấc rất tốt nên không có nasality. Note Eb5 đi kèm high larynx, throaty và strained.

      Xóa
  6. https://www.youtube.com/watch?v=9wYRC3rUTQ8
    ad ơi ad hãy nhận xét giùm mình về màn trình diễn này với ạ. Cảm ơn nhiều :v

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khá ổn, cô ấy có thể support B4 tại 0:57 và tạo resonance thường xuyên từ F#4 đến A4. Những đoạn vocal run của cô ấy hơi pitchy nhưng note seperation rất tốt. Head voice D5 - B4 cuối bài hơi đóng nhưng vẫn có support. Tuy nhiên, quãng trầm hơi kém phát triển khi cô ấy mất support thường xuyên ở A3.
      Ngoài ra cô ấy nghe giống như 1 soprano nhưng cô ấy có vẻ hơi bắt chước cách hát của Thanh Lam, nên đôi khi mình nghe cô ấy hạ thanh quản để "trở thành" 1 mezzo. Đó chỉ là suy đoán ban đầu, vì bài này cô ấy không hát trên C5 nên khó để xác định loại giọng.

      Xóa
  7. https://m.youtube.com/watch?v=rDZVLGtycXM
    ad ơi trong clip này cô Linh lên được La thăng 5 đúng ko?? Với lại ad thấy kỹ thuật cổ sao?

    Trả lờiXóa
  8. https://youtu.be/GUDfYfwm4z8
    Phân tích giúp mik note ở 2:05 nha ad

    Trả lờiXóa
  9. https://m.youtube.com/watch?v=TquJjBRK82Q
    5:30 Mỹ Linh mix tới G#5 phải không Ad?

    Trả lờiXóa
  10. Ad ơi, hình như Mỹ Linh hit được B5 rồi này, mời ad xem thử
    Với lại ad phân tích giúp mình tính đúng sai của bài báo này nhé
    Cảm ơn ad!
    http://m.soha.vn/my-linh-phan-tran-ve-viec-lan-luot-dan-em-20180212033813518.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thậm chí cô ấy còn hit C#6 tại 2:52. Mình cũng vừa update vocal range của ML, cảm ôn bạn.

      Xóa
    2. Mà ad ơi, hình như các noteb B5, C#6 của cô ấy bị phạm lỗi thanh nhạc phải không?
      Mà cụ thể là lỗi gì ạ?

      Xóa
    3. Bạn có thể đọc lại bài analysis để biết câu trả lời.

      Xóa
    4. Những note đó rất strain và pitch cũng không được chuẩn bạn ạ, nghe khá phô (thực ra note gốc phải là D6 cơ), có lẽ vì kỹ thuật và bình thường Mỹ Linh cũng không thường xuyên lên những note cao như thế cho lắm

      Xóa
    5. https://youtu.be/L0ZEaJLk-_U?t=167 đây là link youtube của note C#6 đó ạ !

      Xóa
  11. Ad phân tích giúp mình note B4 này, xem có phải là full resonance k ạ
    Từ 1:35:50 đế 1:36:00
    Cảm ơn ad!
    https://youtu.be/VOe59hSpxwE

    Trả lờiXóa
  12. Từ 1:10 đến 1:23 có note C3 và C#3 phải không anh?
    https://youtu.be/lvO3mAGA-EE

    Trả lờiXóa
  13. Vậy ad hãy cập nhật vocal range đi ạ!

    Trả lờiXóa
  14. Ad cho em hỏi, nasality thực sự là thế nào ạ. Em coi trên mạng mà thấy mơ hồ quá, có phải bịt mũi mà hát thoải mái là không bị phải không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nasal thực ra là do soft palate nhấc thấp nên không khí đi ra lên cả mũi, bạn tập nhấc soft palate là fix được nasal nhé

      Xóa
  15. https://www.youtube.com/watch?v=zUgj_KR8bds trong hero mỹ linh lên được G#5 trên mix voice ad ạ

    Trả lờiXóa
  16. https://www.youtube.com/watch?v=4f6Ip2tSrBs&feature=youtu.be&t=3m32s
    Dựa vào những tiêu chí nào mà bạn đánh giá đây là một supported F5 của Mỹ Linh vậy ban?
    Cảm ơn bạn

    Trả lờiXóa
  17. https://www.youtube.com/watch?v=Ul5x0DWbl8A
    Hương Ngọc Lan - Mỹ Linh, Bùi Anh Tuấn.
    Mình thích cách hát của cô: nhẹ nhàng, thoải mái, hát như bông đùa cùng câu chữ và giai điệu.

    Trả lờiXóa
  18. Đọc cmt thì đúng là ad có nghi vấn Mỹ Linh là nữ cao. Mình vẫn thích cô là nữ trung tại mix voice của cô là nữ cao thì hơi bình thường quá:< thời peak thì kĩ thuật của cô cũng rất tốt, full resonant C5 rất đẹp và headvoice giữ support tới F#5. Thỉnh thoảng cô hát bài key của nữ cao nên cũng hơi ngờ ngợ
    Việc đôi khi cô low larynx ở Bb3 là nghi vấn nhất nhưng phần lớn có thể do bad habit của cô cố gắng làm giọng mình tối hơn giọng thực chứ không hẳn là do kĩ thuật giữ support của cô không tốt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng ngờ ngợ ML là nữ cao. Bởi thực ra thì 70% các bài của ML là tone của soprano rồi, khi các soprano khác hát lại ko cần thiết phải lên thêm nữa (thậm chí còn phải giảm xuống cho đỡ cao). Những mezzo khác VD Thanh Lam, Hoàng Quyên, Uyên Linh khi hát lại cùng bài với ML đều hát tone thấp hơn khoảng 1-1.5 cung (đặc điểm chung của mezzo khi chọn tone so với soprano) chứ ngang tone thì lên sao nổi, vì ML thường hát khá nhiều nốt từ C5 đổ lên trong các bài của mình.
      Vs cả mezzo mà hát được Fate của Sò thì cũng khá là bất khả thi =))

      Xóa
    2. Những Mezzo bạn liệt kê (Thanh Lam, Hoàng Quyên, Uyên Linh) đều là Mezzo hướng trầm và chỉ phát triển quãng trầm chứ Mezzo Soprano đúng chuẩn trên thế giới (cả cổ điển lẫn pop) không hát thấp đến vậy đâu. Như Beyonce, Miley Cirus, Lady Gaga, Pink.... là nữ trung nhưng họ đều hát trên C5 vô cùng dễ dàng, hầu hết đều mixed được đến G5/G#5 tương tự cô Mỹ Linh, Mezzo không phải chỉ hát được mỗi quãng trung đâu bạn ơi, nếu được học bài bản phát huy tối đa quãng giọng như ở nước ngoài thì G5 là quá bình thường đối với Mezzo chứ đừng nói đến dăm ba cái C5, D5. Chưa nói đến màu giọng quá trưởng thành, quá tối, quá đầy đặn của cô Mỹ Linh thì nội việc những nốt G4-B4 của cô có âm lượng khủng khiếp, nhấn chìm tất cả ca sĩ hát cùng đã đủ chứng tỏ Mỹ Linh là Mezzo Soprano rồi
      Ở Việt Nam phần lớn đều là nữ trung hướng trầm (hay dễ hiểu hơn là Mezzo Soprano nhưng hát tone của Alto), những nữ trung hướng cao hiếm hoi như Mỹ Linh có thể kể đến Bích Phương, Orange và quãng thoải mái của họ khá tương đồng với Mỹ Linh. Bích Phương lúc hát "Có khi nào rời xa" có thể lên đến C#5 thoải mái vời đầy đủ độ nặng, dày, tối, trưởng thành của một nữ trung. Orange cũng tương tự như thế.
      Bích Phương: https://www.youtube.com/watch?v=DjvvU6o584Y&feature=youtu.be&fbclid=IwAR2M5jvE1Bu1rD_c2xb9qvaK2ceEhD4NtAoDnSAt3Krxs9fY0mvxrH_0yeM

      Orange: https://www.youtube.com/watch?v=hg8jC0gEAT8

      Xóa
    3. Mình nghĩ Orange là 1 Soprano khá rõ ràng :)
      Còn việc có nhiều bạn rất buồn cười khi so sánh với ca sĩ âu mỹ 😑 Cơ địa người ta sinh ra đã hơn người châu á rồi 😑 Cảm thấy giống như so koo VN với koo Mỹ vậy hahahaha 🤣🤣🤣
      Lại còn cái kiểu ko khai thác hết nữa :))) đmm người ta tập lòi lol chiến sĩ chứ ở đó 😑

      Xóa
    4. Bích Phương làm sáng mix rõ ràng nhất tại Eb5, chắc chắn cô ấy là 1 soprano, mà cho dù ko biết đc điểm làm sáng mix của cô ấy thì mình cũng có thể chắc chắn vì cô ấy gần như luôn hát tông (key) của soprano. Tương tự với Oảnge.
      Về việc loại giọng mezzo có thể chia ra nữ trung hướng trầm và nữ trung hướng cao không, mình nghĩ vấn đề này đã được bàn nát trong blog từ lâu rồi chứ nhỉ. Bản thân mình vẫn giữ quan điểm ko có khái niệm gọi là mezzo-alto, đây là 1 sự biến tướng trong cách gọi + một chút thủ dâm của mấy anh Việt Nam thôi, nên cần thiết bạn cứ nhờ ad cho ý kiến về vấn đề này, còn mình ko nhắc lại nữa nhé.
      Ở trên mình có nói "đặc điểm chung của mezzo là hát thấp hơn soprano khoảng 1-1.5 cung", đoạn này mình ám chỉ về việc chọn tông của mezzo NÓI CHUNG so với soprano. Tất nhiên có những ngoại lệ, có những mezzo soprano vẫn có thể hát tông rất cao như bạn nói, mình ko phủ nhận điều đó mà. Ngay tại Việt Nam thì Hồng Nhung cũng có thể belt đến G5 đó thôi. Nhưng bảo HN hát Hoa cỏ mùa xuân tông của Tóc Tiên hoặc Thu Minh thì chỉ có phô lòi trở lên chứ sao hát nổi (tông Thu Minh thì điệp khúc là D5, Tóc Tiên C#5) => vocal range là 1 chuyện, còn có hát tông cao đc ko là chuyện khác, mình biết nhiều bạn chỉ lên youtube xem vocal range rồi ngộ nhận rằng mezzo soprano hoàn toàn hát cao được như soprano? Tất nhiên là có nhưng nó chắc chắn ko phải điển hình bạn ạ, dăm ba cái C5 D5 nhiều soprano đã phải giả thanh hết hơi ra rồi đấy. Bắn vài nốt G5 hoặc phiêu lên nó khác hoàn toàn với việc chọn tông cao, treo nốt cao C5 D5 liên tục.

      Xóa
    5. Cá nhân mình cũng không gọi là Mezzo Alto, mình chỉ gọi là Mezzo Soprano hát tông Alto thôi bạn ơi, Mỹ Linh ngay từ nốt trung đã cực kỳ bùng nổ, trên C5 bắt đầu căng thẳng rất nghiêm trọng thì sao gọi là Soprano được bạn, "Trên Đỉnh Phù Vân" đúng là D5 liên hoàn đấy nhưng không hề sáng như B4 và miệng cô phải mở lớn đến nỗi muốn nuốt luôn cái mic đấy bạn à :)) Bạn kiếm Soprano nào mà G4 - A4 khủng bố như cô Mỹ Linh hộ mình :) Mình lại thấy Bích Phương sáng và rõ nhất ở A#4 chứ không phải Eb5 như bạn nói :)
      Bao nhiêu Mezzo Soprano ở Việt Nam bạn julysadness liệt kê được học trường lớn chính quy liên tục NGAY TỪ NHỎ như các ca sĩ nước ngoài hay phần lớn đều là học khi vào ĐH hoặc thậm chí còn không qua trường lớp mà chỉ học thêm giảng viên (Uyên Linh). Dù ở nước nào thì quãng giọng và tiêu chuẩn phân loại vẫn y như nhau thôi, dựa vào quãng giọng, quãng thoải mái và màu giọng, làm gì có chuyện Việt Nam là quãng giọng thấp hơn Âu Mỹ tới 3,4 nốt như bạn nói? Vậy phải nói Mỹ Linh là Vietnamese Soprano và US Mezzo Soprano à, logic gì ngang ngược thế :))
      Ngay cả Toni Braxton nữ trung chuyên hát tone của Alto cũng belt lên C5, D5 liên tục một tràng dễ như ăn bánh, còn kéo lên đến F5 được nữa là, Hồ Ngọc Hà cũng belt C5-D5 liên tục trong bài Gửi Người Yêu Cũ đấy thôi :) Những mezzo mình liệt kê như Pink, Beyonce...cũng không kém cạnh. Những nốt C5, D5 nó vốn dĩ không phải là thách thức với soprano nếu họ được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp liên tục NGAY TỪ NHỎ như ca sĩ nước ngoài, việc học thanh nhạc từ sớm của Việt Nam mình thua rất xa nước ngoài khiến cho kỹ thuật lấy hơi kém và quãng giọng hẹp hơn họ hẳn. Mezzo vốn dĩ có thể hát được những nốt đấy CHỨ KHÔNG PHẢI CHỈ VÀI NGOẠI LỆ NHƯ BẠN NÓI nhưng giọng họ bùng nổ ngay từ quãng trung, thoải mái quãng trung hơn, nốt trầm rõ hơn hẳn Soprano chứ C5, D5 mà còn đuối thì hóa ra là Contralto hết à :)) Chừng nào lên đến A5 họ mới chính thức bị tịt và nhường đất cho mấy chị Soprano bạn ơi, cái này là sách vở, giáo trình chứ không phải youtube vocal range đâu bạn :)
      Đúng là CHỈ SOPRANO MỚI TREO CAO THOẢI MÁI ĐƯỢC nhưng B4-D5 nó không phải là quá tầm với MEZZO :) Soprano thường xuyên xuống và treo được những nốt thấp của Mezzo thì không có lý gì chỉ mới đầu quãng cao mà Mezzo đã bị đuối vì quãng giọng của các loại giọng đều RỘNG NGANG NHAU chứ không có chuyện cứ hát cao là soprano và soprano quãng giọng rộng hơn mezzo. Mình không giỏi, chỉ học hệ Trung Cấp TN được 2 năm thôi nhưng cũng có chút kiến thức nên mình khuyên bạn dẹp bỏ suy nghĩ Mezzo chỉ hát thoải mái được đến B4 đi, Tiềm năng của một Mezzo Soprano được học kỹ thuật Bel Canto từ nhỏ kinh khủng hơn bạn biết nhiều :)

      Xóa
    6. Thực ra những giọng ca bạn vừa kể đều thuộc nhóm ngoại lệ mà (và thỉnh thoảng họ lên B4 cũng đuối vãi).
      Mình ví dụ 2 điển hình cho bạn dễ hình dung nhé.
      1. Hồng Nhung: Chọn tông thấp hơn Nhật Thủy nửa cung, đoạn đầu tông Bbm, 2 nốt C5 ở điệp khúc đều phải dùng giả thanh (tua đến 2:06), sang đoạn sau giảm tông xuống nửa cung, và cô có thể belt những nốt B4 trong điệp khúc (tua đến 3:28), sau đó bản phối lên nửa cung như đoạn đầu, và thế là cô lại sử dụng giả thanh ở những nốt C5 (tua đến 3:54)
      https://www.youtube.com/watch?v=XEtLsx_1tD8
      2. Thanh Lam:
      Trong suốt bài hát, có nhiều đoạn buộc phải sustain C#5, và cô chọn sử dụng giả thanh (tại ngay cả 1 số nốt B4) cho nó nhẹ. Duy nhất có 1 chỗ cô dám mạo hiểm belt lên C#5 và thế là cô đã flat sml (5:38). Rõ ràng là để hát trọn vẹn bài này, ít nhất cô cần hạ nửa cung hoặc 1 cung, quá rõ ràng luôn.
      https://www.youtube.com/watch?v=4bh6X78DQUo

      Vậy Thanh Lam và Hồng Nhung là contralto vì ko thể treo C5 D5 liên tục? Trong khi cả 2 đều có khả năng support, đều là người biết hát chứ giọng hát ko phải là phế phẩm.

      Trước mình cũng hỏi ý kiến ad về việc chọn tông cho giọng mezzo soprano, vì mình thấy khoảng 80% các bài trên thị trường đều là cho giọng soprano, ad cũng nói là nên chọn trong khoảng F3/F#3 ~ Bb4/B4 (ko biết ad còn nhớ ko).

      Mà mình lại hiểu ý của bạn Julysadness khác bạn. Đúng như bạn nói, đã là mezzo soprano thì quãng giọng ai cũng như nhau, nhưng tây nó khỏe hơn, cùng là C#5 nhưng tây hát 10 nốt mới đuối, trong khi ta thì 2 nốt là hết hơi, chắc ý bạn ấy thế, chứ ko phải ta quãng thấp hơn tây 3 4 nốt, nếu thế thì khác gì 2 loại giọng khác nhau r. Điển hình như bạn đã nêu, Toni Braxton kỹ thuật mixed voice cũng chỉ ngang Thanh Lam, rất thiếu ổn định trên Bb4, nhưng cô rõ ràng hát nốt cao khỏe hơn Thanh Lam nhiều.

      Xóa
    7. @viet: Đúng là đồng dâm có khác kkk
      Và mình thấy thế mạnh của ả Miley là quãng trầm :) các note cao trên c#5 của ả cũng chả ra gì 😑 G5 của ả như screaming :))
      Ngay cả Beyonce cũng đâu phải quá dễ dàng các note trên f5 đâu.

      Xóa
    8. Miley rất thoải mái trên C5 á? Mikey hát được đến G#5 nhưng mà cũng vẫn là 1 mezzo bình thường như bao mezzo thôi bạn. Bài này lên mấy nốt quãng 5 phô lắm này. Mấy con Bb4 còn hơi đuối ấy chứ
      https://www.youtube.com/watch?v=vufpHokMHmM&t=3m5s
      Thực ra nếu mezzo mà chịu khó luyện tập thì thông thường cũng ko ngán mấy bài ko quá cao của soprano cho lắm, chứ mà bảo đến A5 mới chính thức nhường đất thì đến mấy ca sĩ xuất sắc như Jojo hay Beyonce còn chưa chắc đã tự tin phun ra câu đấy được :) thông thường mezzo hát tone thấp tầm B4 đổ về là hợp lý, thỉnh thoảng có thể rú lên cao như Toni Braxton. Mà cô Toni mình nghĩ có 1 số supported B4 khá ổn đó chứ.

      Xóa
  19. https://youtu.be/xav1V5oa7os?t=46 hôm rồi cô linh có resonant B4 mà thực ra nó hơi flat tí nên đành tính là Bb4:v
    Mình có hỏi ad bên kpop vocal analysis thì ông ấy nghĩ Mỹ Linh là soprano. Nhưng giọng cô ấy có vẻ khá ambiguous. Quãng trầm của cô giống mezzo vì có thể đạt sự dễ dàng và hơi cao hơn các nốt trầm của soprano khác, mix cũng tốt hơn các soprano mà support đến B4 thường rất ít khi có res nhiều như cô. Nhưng quãng 5 vẫn có sự dễ dàng của soprano nên có thể là hiện tại cô Linh là mezzo nhưng lúc trẻ thì không, nhưng do train gò ép giọng + lớn tuổi nên cũng thành ra như giờ. Nếu cô train đúng cách thì có thể tiềm năng còn tốt hơn nhiều

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn còn giữ link ad bên đó trả lời ko :v mình muốn đọc quá

      Xóa
  20. https://youtu.be/RS-gswQks6o?t=286 bài này cô Linh cũng có một số resonant Bb4 đẹp tuyệt vời quá 5:11 nữa

    Trả lờiXóa
  21. 1:57+2:30 G4 2:03+3:44+4:19 A4. 3:28 F#4 4:03 headvoice C#5
    3:44 B4 cuối có lẽ strained
    bài này cô res nhiều vđ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.youtube.com/watch?v=zuFtxjxhqDY
      quên gửi link nha mn:'(

      Xóa
  22. Ad cho hỏi Mỹ Linh thua Mỹ Tâm ở điểm nào mà rank lại thấp hơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Support Mỹ Tâm có hơn một chút

      Xóa
    2. consistency, Mỹ Tâm support consistent hơn. Cơ mà Mỹ Linh resonance nhiều và ổn định hơn

      Xóa
  23. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  24. Ad ơi đây có phải supported C#5 của Mỹ Linh ko nhỉ??? @@@
    https://www.youtube.com/watch?v=ggWX8WiSfEc&t=1m24s

    Trả lờiXóa
  25. Nốt Bb5 của Mỹ Linh này ad ơi https://www.youtube.com/watch?v=NInXRSOwuwI&t=23s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @@ Có khi nào ML là soprano thật ko nhỉ. Giọng cao vãi.
      P/s: xem thấy tội cái thanh quản chị Hà quá :))))

      Xóa
  26. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa