Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

Noo Phước Thịnh''s Vocal Analysis

Voice type: Tenor
Vocal range: G#2 - C6 (3 octaves 2 notes)
Supported range: N/A
Highest mixed note: Bb4
-I INTRODUCTION
         Noo Phước Thịnh xuất thân là một người mẫu tuổi teen, nhờ được vô tình phát hiện bởi ca sĩ Thủy Tiên, con đường trở thành ca sĩ của anh mới thực sự bắt đầu. Với ngoại hình đẹp cùng chất giọng tươi trẻ và ấm áp, những bài hát đầu tay của anh như Nếu, 100% yêu em, Mất em nhanh chóng làm tên tuổi của anh được biết đến rộng rãi với khán giả trẻ. Tính đến nay, Noo Phước Thịnh là một trong những ca sĩ trẻ thành công nhất ở Việt Nam với rất nhiều album và single đã được phát hành. Hiện tại chất nhạc của anh hiện tại đậm chất Dance pop hơn thời kì đầu với nhiều sự đổi mới trong phong cách, cho thấy sự tìm tòi và nắm bắt xu hướng hiện đại của âm nhạc thế giới.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Chất giọng đẹp, tươi trẻ và ấm áp
  • Intonation và breath control có sự phát triển so với lúc mới debut
  • Nasality ít khi xuất hiện trong giọng hát của anh
  • Thỉnh thoảng có thể phát ra âm thanh khá relax ở quãng cao
  • Có thể sử dụng head voice
Weaknesses:
  • Thường hát với low larynx kể cả với quãng trung (1)
  • Hát với closed throat và glottal tension trong suốt quãng giọng
  • Vocal connection còn yếu
  • Chưa có sự đầu tư cũng như phát triển agility
  • Chưa cho thấy dấu hiệu của support khi hát
  • Có thể bị và strain từ F#4
  • Kỹ năng breath control nhìn chung vẫn còn chưa phát triển
  • Head voice luôn close và không có support
  • Âm thanh thường bị đẩy vào trong ở quãng cao
  • Có thể bị strain ở head voice từ C5 trở lên
  • Low larynx xuất hiện thường xuyên từ F3 đổ xuống
  • Dùng forced vibrato với xu hướng hạ thanh quản khi thực hiện
-III OVERALL ANALYSIS
        Lúc mới debut, Noo Phước Thịnh đã cho thấy giọng hát dù đẹp nhưng kỹ thuật vẫn còn rất thô mộc và bản năng. Tính đến thời điểm viết bài viết này thì anh đã có hơn 7 năm để đưa tên mình tỏa sáng như hiện tại, thế nhưng thật đáng tiếc rằng kỹ thuật của anh chưa có bước phát triển gì đáng kể, thậm chí anh còn bị thêm khuyết điểm so với lúc mới vào nghề. Điểm thứ nhất chính là Noo Phước Thịnh chưa có khả năng sử dụng breath support và khả năng breath control chưa thực sự tốt. Điểm thứ hai đó chính là glottal tension. Do Noo Phước Thịnh luôn hát với closed throat trong suốt quãng giọng của mình, cộng thêm nền breath support rất yếu, thế nên glottal tension gần như luôn xuất hiện trong giọng hát của anh, không ít thì nhiều. Glottal tension làm cho âm thanh luôn bị kẹt ở phần yết hầu, thiếu độ bao trùm và tonality thì không bao giờ đầy đặn. Điểm thứ ba chính là điểm đáng phải nói nhất chính là Noo Phước Thịnh có thói quen low larynx khi hát kể cả quãng trung, thường xuyên khi diễn live và ít hơn trong audio. Thường xuyên sử dụng low larynx là một thói quen rất xấu trong thanh nhạc vì nó làm cho người ca sĩ không thể support được giọng hát của mình, mất độ nét, độ vang của tonality, loại trừ vocal projection đáng kể, lý do trên hết cần phải tránh đó là nó tạo thêm tension và gây hại giọng hát của người ca sĩ vì quy tắc trên hết khi hát là những việc liên quan tới thanh quản (larynx) như nâng hay hạ phải được đưa vào việc nên tránh đầu tiên.
        Vì đây là lần đầu tiên đề cập đến vấn đề thường sử dụng low larynx khi hát, nên mình sẽ dành một đoạn để giải thích rõ hơn về vấn đề này. Thông thường thì ca sĩ sẽ hạ thanh quản khi hát những note trầm vì họ không đủ khả năng breath control, placement không phù hợp hoặc đơn giản là vì thói quen. Điều đó không nên nhưng cũng dễ hiểu. Thế nhưng hát với low larynx thường xuyên kể cả ở quãng trung thì không nên chút nào. Cụ thể có bao giờ bạn chú ý thấy tại sao giọng hát của Noo Phước Thịnh thường nghe dày và âm sắc hơi tối và nặng, âm thanh thường bị tù và kém thanh thoát không? Có thể nghe thấy điều đó rất rõ ở phần trình diễn Chợt thấy em khóc này. Vấn đề chắc chắn không phải ở voice type của Noo Phước Thịnh. Anh không phải là một Full lirico tenor lại càng không phải là một Baritone vì passaggio của Noo Phước Thịnh chính xác là của một Light lirico tenor. Độ dày của giọng hát Noo Phước Thịnh cũng không phải kiều dày của chesty mix vì chesty mix làm dày nhưng không làm mất vocal projection cũng như không làm tối giọng hát như vậy. Cho nên độ dày đó là điều bất thường. Việc hát với low larynx của Noo Phước Thịnh rõ ràng hơn khi anh song ca với một Light Lirico Tenor khác như màn song ca với Trấn Thành trong LK thập niên 90. Trấn Thành không có kỹ thuật tốt nhưng ít ra anh có thể hát với neutral larynx và âm thanh phần nào project hơn Noo Phước Thịnh. Tệ hơn nữa là do dùng forced vibrato với xu hướng đè thanh quản xuống khi thực hiện, cho nên những đoạn vibrato là những đoạn phô ra lỗi low larynx nhiều nhất của Noo Phước Thịnh. Nhưng lạ một điều là việc hát với low larynx không xuất hiện ở thời gian đầu của sự nghiệp của anh, cụ thể là trong bản audio Mất em, hay trong bản audio Lặng thầm có sự khác nhau về vocal projection và tonality là khá rõ khi so sánh với 2 phần trình diễn live Mất em và Lặng thầm gần đây. Sự thay đổi về cách hát xuất hiện chính xác là từ khi single Đổi thay được ra mắt. Không rõ sự thay đổi này là do đâu, nhưng đáng buồn là thói quen đó đã theo anh rất nhiều năm liền đến tận bây giờ.
      Quay trở lại bài phân tích, nói về quãng trầm, Noo Phước Thịnh chưa cho thấy dấu hiệu của support ở quãng này. Quãng trầm của tenor tính từ F3 trở xuống và Noo Phước Thịnh thường hạ thanh quản ngay từ F3. Ngoài ra, những note trầm của Noo Phước Thịnh cũng thường thiếu vocal freedom nên nhiều lúc note trầm có thể nghe không thoải mái lắm với anh. Điều đó có thể nghe thấy ở note G#2 trong Hè muộn, A2 trong Xa em, Bb2 trong Phía sau thiên đường, Bb2 trong Giá như, B2 trong Xa em, C3 trong Xin chào Việt Nam, C3 trong Đổi thay, C3 - C#3 trong Giá như, B2 - C#3 trong Mưa phi trường, C#3 trong Hè muộn, D3 trong Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, D3 trong Xin chào Việt Nam, D3 trong Chợt thấy em khóc, D3 trong Như phút ban đầu, Eb3 trong Hold me tonight, Eb3 trong Trống vắng, E3 trong Xa em, E3 trong Như phút ban đầu, E3 trong I don't believe in you, E3 trong Kiếp rong buồn, F3 trong Chợt thấy em khóc, F3 trong Hold me tonight, F3 trong Gạt đi nước mắt, F3 trong Phía sau thiên đường, F3 trong Giá như. Thông thường, F3 là một note dễ với tenor, ở những tenor có vocal coordination chưa phát triển để hát quãng trầm hoặc yếu về breath support hoặc ít khai thác và phát triển quãng trầm thì low larynx thỉnh thoảng có thể xảy ra ngay ở F3, nhưng thường những tenor đó có thể duy trì neutral larynx ở F3. Do đó, việc low larynx thường xuyên ngay tại F3 của Noo Phước Thịnh là do thói quen hát với low larynx hơn là những lý do vừa kể.
       Noo Phước Thịnh chưa cho thấy support ở quãng trung. Như đã nói, breath support chưa phát triển, glottal tension và low larynx xuất hiện rất thường xuyên ở quãng trung làm cho tonality của anh không full, âm thanh không project, thiếu openness. Ngoài ra, do low larynx xuất hiện thường xuyên nên những note ở quãng trung của anh thiếu kết nối với nhau, tức là âm thanh tạo ra có thể nghe rõ chỗ đứt giữa các note, điều này sẽ gây trở ngại cho Noo Phước Thịnh nếu anh cần sử dụng legato ở những bài ballad mượt mà. Tuy vậy, nhưng nếu công bằng mà nói thì nếu không xét kỹ thuật nhiều thì quãng trung của Noo Phước Thịnh vẫn nghe khá êm tai và hợp thị hiếu. Điều đó có thể nghe thấy ở note G3 trong Như phút ban đầu, G3 trong Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, G3 trong Xin chào Việt Nam, A3 trong Chợt thấy em khóc, A3 trong Lạc mất mùa xuân, A3 I don't believe in you, Bb3 trong Phía sau thiên đường. Từ B3 tới Eb4 là quãng rất dễ với tenor, nhưng Noo Phước Thịnh vẫn hát với closed throat nên quãng này vẫn chưa có support, nhưng có điều đáng mừng là low larynx dù vẫn còn nhưng xuất hiện không thường xuyên bằng những note dưới B3. Tiêu biểu là note B3 trong Tình yêu màu nắng, B3 trong Kiếp rong buồn, B3 trong Xa em (neutral larynx), C4 trong Những ngày xuân rực rỡ, C#4 trong Phía sau thiên đường (neutral larynx nhưng airy), C#4 trong Đêm lao xao, D4 trong Thành phố tình yêu và nỗi nhớ (neutral larynx), D4 trong Xin chào Việt Nam (neutral larynx), D4 trong Chợt thấy em khóc, Eb4 trong Giá như, Eb4 trong Kiếp rong buồn, Eb4 trong Mưa phi trường (throaty), Eb4 trong Lạc mất mùa xuân, Eb4 trong Trống vắng. Ở hai note cuối cùng của quãng trung là E4 là F4, Noo Phước Thịnh nhưng khuyết điểm do breath support chưa phát triển nên âm thanh phát ra vẫn còn đóng và nhiều lúc hơi squeeze, thỉnh thoảng vẫn còn bị low larynx ở E4, note F4 thì âm thanh thường hay bị đẩy vào trong (inward). Điều đó được kiểm chứng ở note E4 - F4 trong I don't believe in you (F4 hơi high larynx), E4 trong Xa em (low larynx, throat tension), E4 trong Tình yêu màu nắng, F4 trong Lạc mất mùa xuân, F4 trong Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, F4 trong Đổi thay, F4 trong Chợt thấy em khóc, F4 trong Hello Việt Nam (unsupported nhưng nghe khá relax).
      Quãng cao là quãng cho thấy khuyết điểm nhiều nhất của Noo Phước Thịnh. Do những vấn  đề đã nói trên mà những note từ F#4 trở lên không chỉ có glottal tension mà còn có throat tension, high larynx và thỉnh thoảng lại có thêm tongue tension. Thêm nữa, do thường đưa âm thanh vào bên trong (inward) từ F4 nên điều đó không thể nào xóa bỏ ở quãng cao hơn. Và thực tế cũng chứng minh là Noo Phước Thịnh cũng không có sự dễ dàng nhiều đối với những note từ F#4/G4 trở lên. Ví dụ như note F#4 trong Mất em, G#4 - F#4 trong Phía sau thiên đường (strained F#4, high larynx + strained G#4), F#4 trong Giá như (strain), F#4 trong Như phút ban đầu (tight), F#4 trong Tình yêu màu nắng, F#4 trong Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, phrase G4s trong I don't believe in you (push, high larynx), phrase G4s khác cũng trong I don't believe in you (crack), G4 trong Kiếp rong buồn (high larynx), phrase G4 trong Như phút ban đầu, G4 trong Chợt thấy em khóc (high larynx), G4 trong Những ngày xuân rực rỡ (high larynx). Noo Phước Thịnh ít sử dụng những mixed note từ G#4 trở lên, và dĩ nhiên anh luôn bị strain với những note đó. Điều đó có thể nghe thấy ở G#4 trong Chợt thấy em khóc, G#4 trong Mưa phi trường, A4 trong Chợt thấy em khóc, A4 trong Như phút ban đầu, Bb4 trong Đêm lao xao. Dù vậy thỉnh thoảng thì Noo Phước Thịnh lại cho thấy sự dễ dàng bất ngờ ở một số note trong quãng cao như note G4 - G#4 trong Hold me tonight, A4 trong Trống vắng.
       (2) Noo Phước Thịnh sử dụng head voice khá thường xuyên. Anh thường giữ head voice của mình relax ở khoảng dưới C5 và từ C5 trở lên head voice thường strain. Dù trong khoảng relax nhưng head voice của Noo Phước Thịnh vẫn không có support và thiếu connect, muscle coordination cũng không mạnh. Ví dụ như đoạn head voice B4 - C5 trong Mưa phi trường, G#4 - Bb4 trong Phía sau thiên đường, C5 - F5 cũng trong Phía sau thiên đường (strain), C6 trong Trống vắng (strain). Khả năng sử dụng head voice không phải là kỹ năng anh trau dồi thêm sau khi debut mà ngay từ bài hát Mất em anh đã cho thấy khả năng sử dụng head voice. Và cho đến nay, thì... vẫn vậy, anh không cho thấy bước phát triển cũng như thụt lùi nào về head voice, chỉ là có một số lần anh vẫn còn dùng falsetto như trong note A4 trong Đổi thay.
       Agility không phải là lĩnh vực được Noo Phước Thịnh chú trọng phát triển. Nhưng với nền kỹ thuật hiện tại anh, khi mà low larynx xuất hiện thường xuyên làm giảm độ linh hoạt của vocal cords và tăng thêm độ nặng (weight) không cần thiết cho giọng hát, có thể dễ dàng dự đoán được rằng sẽ rất khó khăn thực hiện những đoạn melisma. Và thực tế đã chứng minh rõ ràng dự đoán đó là đúng. Cụ thể là đoạn melisma trong I don't believe in you (lướt note), Đêm lao xao (pitchy), Mưa phi trường (lướt note), Giá như (sloppy, pitchy và messy).Dù Noo Phước Thịnh thường chỉ thực hiện những đoạn vocal run dễ tới gần trung bình, nhưng đó cũng tỏ ra là quá nhiều với anh. Nếu so với điều kiện khắc khe thì những đoạn melisma của anh chưa thể gọi là melisma đúng nghĩa vì dù thỉnh thoảng vào đúng note nhưng các note thường bị lướt qua hoặc thậm chí bỏ note, trong khi melisma đúng nghĩa yêu cầu người ca sĩ phải hát từng note một rõ ràng với độ liên kết (connection), độ chính xác cao độ (pitch), độ mượt (flow) cũng như độ nảy (boundedness) giữa các note phù hợp.
        (3) Dù kỹ thuật vẫn còn nhiều khiếm khuyết nhưng Noo Phước Thịnh vẫn có những ưu điểm như có thể sử dụng head voice, chất giọng đẹp, và một ưu điểm mà ít người nhận thấy đó là nasality. Trong khi nasality là vấn đề của rất nhiều ca sĩ hiện nay, một số người phải dành thời gian rất lâu mới loại bỏ hết được nasality ra khỏi giọng hát của mình thì Noo Phước Thịnh lại có giọng hát "sạch" về mặc nasality ngay từ khi debut. Tuy nhiên điều vừa nói trên không có nghĩa là giọng hát Noo Phước Thịnh hoàn toàn không bị nasal, anh vẫn có những "nasal moments" như trong Giá như và Hold me tonight.
         Với những ca sĩ không sử dụng support, lời khuyên đầu tiên là phải học cách support cho giọng hát. Nhưng trong trường hợp của Noo Phước Thịnh, điều cần thiết nhất bây giờ với anh là tập hát live với neutral larynx rồi mới tính đến chuyện support. Không phải vô cớ mà hát với low larynx thường xuyên được xem là một lỗi nghiêm trọng trong thanh nhạc. Trong trường hợp này, tác hại của nó rất nhiều. Nó làm cho quãng trầm của Noo Phước Thịnh không thể phát triển, vocal projection gần như bằng không, tension xuất hiện thêm, và âm sắc thì bị tù và bí. Noo Phước Thịnh có chất giọng đẹp, như trong màn trình diễn Thành phố tình yêu và nỗi nhớ. Có thể nghe thấy là nhờ low larynx rất ít khi xuất hiện mà âm sắc của anh có thể thanh thoát, bay bổng, nhẹ nhàng dù vẫn chưa có support. Mong rằng Noo Phước Thịnh sẽ sửa được lỗi thanh nhạc này để phát huy hết những tiềm năng cũng như thế mạnh sẵn có trong giọng hát của anh.   
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank F
-VI BEST PERFORMANCE(S)
* Chân thành cảm ơn ahmin3 (admin của Kpopvocalanalysis.net) vì sự giúp đỡ của anh ở mục (1), (2), và (3) trong bài viết 
* Special thanks to ahmin3 (admin of Kpopvocalanalysis.net) because of his valuable help at the points (1), (2), (3) in the article.

40 nhận xét:

  1. Ôi trời, mình trước đây cứ ngỡ Noo có kỹ thuật tốt dù không nghe anh này hát nhiều
    Mình có từng thấy bạn comment '' Noo là một trong những ca sĩ trẻ có kỹ thuật tốt '', mà tốt thế này đây thì thôi ca sĩ trẻ giờ... :v

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực sự nếu Noo fix được lỗi thường low larynx khi hát thì tiềm năng phát triển của anh ấy rất nhiều.
      Và mình khuyến khích tất cả những người xem blog của mình hãy coi những ca sĩ rank thấp là những ca sĩ có kỹ thuật CHƯA PHÁT TRIỂN hơn là có KỸ THUẬT KÉM. Kỹ thuật không phải là thước đo duy nhất cho sự tài năng và nổ lực của một ca sĩ nào cả, và bất kỳ ai trước khi giỏi cũng phải trải qua giai đoạn này. Không ai tự nhiên mà lại nằm ở rank B, A ngay được.

      Xóa
    2. Mình hi vọng kĩ thuật của Noo sẽ phát triển hơn, điều mình bất ngờ nhất là OVERALL ASSESSMENT, có lẽ để sửa thì mất 1 thời gian rất dài. Anh ấy hát với low larynx mình nghĩ rằng là cố ý vì muốn làm tiếng hát của mình nghe hay hơn chăng?

      Xóa
    3. Mình đã xem xét rất kỹ khi đưa ra Overall assessment rồi. Mình nghĩ kết quả đó là phù hợp. Còn thời gian sửa thì cũng chưa chắc là rất lâu đâu vì khi thu âm thì anh thường hát với neutral larynx mà. Cho nên chỉ còn điều chỉnh cách hát cho giống với khi hát trong audio là được thôi.

      Xóa
    4. Vậy thì có lẽ là cố ý để giọng mình nghe hay hơn rồi.

      Xóa
  2. Thật ra mình ko rành về kỹ thuật thanh nhạc lắm, mình nghe nhạc chủ yếu là cách ca sĩ trình bày và bài hát hay ko thôi. Cho nên khi thấy ad phân tích anh Noo vậy mình cũng thấy hơi bất ngờ vì đó h mình cứ nghĩ ảnh cũng ổn lắm, vì nghe hát live rất dễ chịu, có thể nghe được trọn bài, nghe ko có mệt mỏi, có chất riêng (nghe giọng là biết ai hát) và mình thường thích nghe bản live của ảnh hơn là bản audio. Có nhiều ca sĩ mọi người đánh giá tốt mà sao mình nghe live thấy mệt mỏi quá, mặc dù nghe phân tích thì kỹ thuật đầy đủ. Nói chung mình thấy việc ảnh bị hạ thanh quản như ad có thể do ảnh muốn giọng nam tính hơn, trầm hơn. Vì lúc mới hát hay bị đánh giá giọng nữ tính quá. Mình cũng cảm nhận được giọng thu và giọng audio của Noo rất khác chứ không "nuốt đĩa" như mọi người hay nói. Nhưng bù lại khi hát live như vậy giọng lại thu hút hơn. Có lẽ vậy nên ảnh mới phá giọng như vậy. Nhiều ca sĩ cũng phá giọng khi giọng thật của họ ko thu hút khán giả. Nói chung dù kỹ thuật như thế nào thì cách hát và cách chọn bài của anh ấy vẫn khá thu hút khán giả và hoạt động cũng rất nghiêm túc, mặc dù nếu đúng như ad phân tích thì mình vẫn mong ảnh chăm chút cho giọng hát hơn để hát được lâu hơn vì ca sĩ có chất giọng như vậy mà để mất giọng sớm thì tiếc lắm. Thanks ad

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn comment của bạn. Vì đây là blog chuyên về kỹ thuật, bất kỳ khuyết điểm hay ưu điểm nào của ca sĩ của phải được nói ra tất cả và xếp rank hoàn toàn dựa vào kỹ thuật. Không có bất kỳ yếu tố nào khác ngoài kỹ thuật thanh nhạc ảnh hưởng đến bài phân tích của mình. Tuy nhiên, mình hoàn toàn đồng ý với bạn rằng Noo có giọng rất hay và thu hút khán giả, và một số ca sĩ dù rank cao hơn nhưng giọng có thể không hay bằng của Noo.

      Xóa
    2. Mình hiểu mà, chỉ là mình hơi bất ngờ thôi. Nhưng mà mình có thắc mắc tại sao cùng là kỹ thuật chưa phát triển (những năm trước), nhưng Đông Nhi lại bị đánh giá thấp hơn Noo vậy ad mặc dù cô ấy hát với neutral larynx. Mình nghĩ là hát đúng thì dù cho kỹ thuật chưa phát triển thì cũng sẽ control thoải mái hơn chứ.
      Ah mà cho mình hỏi đây là clip fancam Noo hát gần đây, mình nghe khá khác với các lần live khác, nghe có vẻ thoải mái hơn, vậy có phải là hát với neutral larynx chưa
      https://www.youtube.com/watch?v=7vOtKiypyMc
      So với cái này thì chắc là low larynx rồi phải ko ad
      https://www.youtube.com/watch?v=hqnzSgNJ8nc

      Xóa
    3. Đông Nhi những năm trước hoàn toàn không có support, giọng live của Đông Nhi thường run rẩy, mỏng, yếu và intonation khá kém, trong khi Noo thì giọng chắc chắn hơn và anh biết cách điều khiển dòng air flow qua vocal cords đều đặn và chuẩn xác hơn, do đó anh control thoải mái và intonation cũng tốt hơn Đông Nhi. Vả lại hát với low larynx làm xuất hiện tension ở giọng hát chứ không ảnh hưởng nhiều đến intonation và lực trong giọng hát. Và bạn biết đấy, đa phần khán giả đánh giá ca sĩ chủ yếu là hát đúng note, giọng nghe ổn định "như bản thu" là họ cho hay, hit được những note cao bất kể strain thế nào là họ cho ca sĩ đó xuất sắc. Cho nên quan niệm đánh giá của khán giả chỉ nên để tham khảo trừ khi chúng có tính chuyên môn rõ ràng.
      Trong 2 clip bạn đưa, clip đầu đúng là Noo hát với neutral larynx (dù vài chỗ vẫn còn hơi low larynx). Nhưng mình nghi ngờ màn trình diễn đó là lip-sync vì giọng hát quá đều và sạch, âm thanh không giống như phát ra trong dàn loa, nếu là fancam trực tiếp thì nếu hát live thì âm thanh dàn loa không thể nào sạch và đều đến vậy. Đặc biệt là những đoạn head voice, nghe rất giống hiệu ứng compression (nén giọng) trong phòng thu, head voice của Noo thường thiếu kết nối và âm lượng thường chênh lệch với mixed voice của anh, do đó những đoạn head voice đó chắc chắn đã được chỉnh hiệu ứng. Việc Noo hát với neutral larynx trong điều kiện phòng thu thì không có gì mới với mình. Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán, mình xin lỗi nếu như Noo thực sự hát live trong clip đó.
      Về clip thứ 2, low larynx có xảy ra nhưng có vẻ ít hơn một chút so với trước đây. Ngoài điểm đó thì kỹ thuật của Noo vẫn chưa thấy dấu hiệu cải thiện nào.

      Xóa
    4. Mình cũng thấy lạ vì cách hát bài này hôm đó khác hẳn với những lần khác. Tuy nhiên trong 1 clip fancam 1 bài khác của Noo cũng trong chương trình đó thì chắc chắn là live vì không khác gì những lần live trước. Vả lại Noo có 1 đặc điểm là khi lipsync thường khẩu hình miệng trông rất giả và đôi khi không khớp, mình có để ý ở một vài chương trình. Mình cũng không thấy có lý do gì khiến anh ấy phải hát 1 bài live 1 bài lipsync trong cùng 1 chương trình với chất lượng âm thanh ko đến nỗi tệ cả vì bài này anh ấy cũng đã live nhiều lần lắm rồi, anh ấy hoàn toàn có thể hát với low larynx như bao lần cũng được mà. Với lại chương trình trực tiếp của HTV thì thưởng là phải hát live mà phải ko

      Xóa
    5. Bạn nói vậy không phải là không có lý, nhưng nếu Noo thực hát live trong clip đầu thì đó đúng là một trong những phần trình diễn tốt của anh.

      Xóa
    6. Theo ad cũng với clip thứ 1 ấy từ 0:11 liệu Noo có lấy hơi đúng 2 nhịp lấy ko, còn chỗ 0:59 hình như khẩu hình lấy hơi cũng không được đúng cho lắm

      Xóa
    7. Về lấy hơi mình chỉ nghe được tiếng lấy hơi thôi, còn về phần nhịp và khẩu hình mình cũng không biết nữa.

      Xóa
    8. noo hát theo bối cảnh. ví như bài best TPTYVNN đó. nghe bản fancam thì dịu tai lắm. vì đó ở trong nhà hát, không gian kín và có nhiều cán bộ cấp cao nên noo chỉ muốn truyền tải bài hát 1 cách nhẹ nhàng nhất nhưng vẫn đầy cảm xúc, sầu lắng. Còn để ý noo ngoài trời thì hát hoàn toàn khác, cần sự lan tỏa rộng, cảm xúc mạnh, nội lực hơn. như vậy mới có thể thuyết phục khán giả (chưa kể lúc nghe thì fan cả hò cả hét). còn lúc hát live ngoài trời mà mình xem thu hình ở nhà thì chắc chắn âm thanh không đáp ứng đủ, ảnh hưởng đến cảm xúc nhiều. nghe thu bằng fancam thì đang còn đỡ. Nghe nhạc mà...người nghe đồng cảm là đủ, đôi khi những sự không hoàn hảo mới tạo nên cảm xúc của người hát lẫn người nghe. Nói chung thanh nhạc đóng vai trò quan trọng nhưng cảm xúc đóng vai trò quyết định!!!

      Xóa
    9. Linh Vũ nhưng dù sao mình nghi Noo cũng nên cải thiện thanh nhạc, chứ ca sĩ chục năm trong nghề mà kỹ thuật vậy thì chán quá

      Xóa
  3. Dạo gần đây anh ấy có ra bài mới, mình thấy cách hát cũng khá hơn so với trước đây, nhờ ad xem hộ được ko https://www.youtube.com/watch?v=WJAXEWV7SaU

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất tiếc, mình chưa thấy bất kỳ tiến bộ nào cả. Đoạn đầu anh ấy hát với low larynx tại 1 vài đoạn, đặc biệt rõ với vibrato. Đến đoạn điệp khúc thì lại thành high larynx với rất nhiều squeezing. Ngoài ra những khuyết điểm cũ như glotta tension, âm thanh project vào trong ỡ quãng cao,... vẫn như vậy.

      Xóa
  4. Ad cho em hỏi cách nào tập luyện giọng nam trung tốt hơn AK

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn vui lòng chuyển câu hỏi vào Question Center, cảm ơn bạn
      https://myvocalanalyses.blogspot.com/2017/08/question-center.html

      Xóa
  5. Ad có nhận xét gì về bản live này ko ạ? https://www.youtube.com/watch?v=Foo1-Ss7b68
    Em thấy nghe dễ chịu hơn mấy bản trước. Em xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Noo hát bài này mình thấy hay, bài hát cũng hay.
      Nhưng mình chưa thấy tiến bộ về kỹ thuật, anh vẫn gặp vấn đề với glotta tension và không có breath support đúng nghĩa xuất hiện. Ngoài ra, để làm cho giọng hát mình mượt mà, anh lại có vẻ squeeze nhiều hơn đặc biệt là khi lên cao.

      Xóa
  6. em nghĩ Noo là baritone thôi chứ, nào đâu là tenor à

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì sao bạn nghĩ Noo là 1 baritone?

      Xóa
    2. em cũng nghĩ Noo là barritone tại quãng cao ổng mỏng quá, còn passagio của Noo em chưa xác định được ad có video nào bằng chứng cho passagio của Noo mà dễ nghe ko ạ

      Xóa
    3. Nụ làm sáng mix ở điểm G4, đó là điều quan trọng để xác định giọng baritone.
      Bạn nghe những ca sĩ có giọng mỏng sáng như Đan Trường, Lý Hải, Chi Dân, tất cả đều là baritone và bạn liệu phân biệt được với Nụ không ?

      Mà tessitura của Nụ cũng là của tenor mà

      Xóa
  7. Oh...Trấn Thành cũng là 1 tenor hả bạn? Mình cứ nghĩ giọng Tenor hiếm lắm cơ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. VN phần nhiều là trung và cao nha bạn. Giọng trầm mới hiếm

      Xóa
    2. thị trường Vpop hiện giờ quá nửa là tenor, một số ca sĩ có giọng dày bị lầm tưởng là baritone :)

      giọng baritone ở nam giới nhiều nhan nhản nhưng ít đặc biệt, hát hơi dở, thiếu nổi bật... nên đâu có mấy baritone làm ca sĩ đâu
      quãng của baritone lại quá hẹp nên khó chọn bài hoặc phải hạ tone, nếu mà giọng dở nữa thì sao mà lên sân khấu ? thế nên...

      Xóa
    3. Baritone thì thường phải kỹ thuật tốt đến xuất sắc như Hwanhee mới chơi quãng của nam cao đc, anh ý support đến G#4\

      Xóa
    4. trả lời bạn chimichangas nha. theo mình nghĩ thì những người baritone sẽ chỉ khó làm ca sĩ vì chất giọng không có điểm nhấn thôi, chứ thực sự để mà nói thì giọng baritone có độ nặng và dày nên gần như k có ai giọng baritone mà giọng dở cả, mà tenor vài ng thường thì bị chua chói

      Xóa
  8. https://www.facebook.com/mydung.200398/videos/1959119551050980/
    https://www.facebook.com/vitoithichNoo/videos/294493021188608/
    Cho em xin nx về kĩ năng của noo trong 2 bài live gần đây với. Có vẻ như ảnh đã khá tiến bộ so với trước đây .-.

    Trả lờiXóa
  9. https://www.youtube.com/watch?v=XXvfArKt6zw bạn nhận xét về giọng Noo trong clip này dc ko?

    Trả lờiXóa
  10. https://www.youtube.com/watch?v=N91vYYYhSyo
    Ad xem giúp mình phần live gần đây, có phải kĩ thuật của Noo có tiến bộ ko ?

    Trả lờiXóa
  11. https://youtu.be/PBpzTfOkRJ4 có phải trong clip này Noo bớt hạ thanh quản đúng ko ad?

    Trả lờiXóa
  12. mình cập nhật lại note c6 headvoice cho ad nhé. link cũ bị hỏng mất rồi

    Trả lờiXóa
  13. AD cập nhật rank các ca sĩ với ạ, từ 2017 rồi này

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho đến hiện tại thì Noo vẫn chưa có support

      Xóa
  14. Trang hết hoạt động rồi thì phải :D tiếc quá

    Trả lờiXóa