Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Võ Hạ Trâm's Vocal Analysis

Voice type: Soprano
Vocal range: B2 - D6 (3 octaves 1 note 1 semitone)
Supported range: A3 - D5
Supported range (có head voice): A3 - F5
Lowest/Highest supported note: G3 / E5 / F#5
Highest resonant belt: Eb5
Highest mixed note: G5
-I INTRODUCTION
        Võ Hạ Trâm là ca sĩ theo đuổi đa dạng các dòng nhạc. Cô giành được giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình năm 2007 khi tuổi đời còn rất trẻ (17 tuổi) sau khi trình bày xuất sắc ca khúc Quê hương của nhạc sĩ Trần Tiến. Đến năm 2014, Võ Hạ Trâm tốt nghiệp cử nhân loại xuất sắc chuyên ngành thanh nhạc tại Nhạc viện TPHCM. Là một trong số ít ca sĩ Việt Nam với tuổi đời trẻ nhưng lại sở hữu kỹ thuật chắc chắn với chất giọng biến hóa, khi mạnh mẽ, tươi vui, khi lại dịu dàng, da diết. Tuy vẫn còn chưa thực sự nổi tiếng, nhưng với tài năng hiện tại, có thể hoàn toàn tin tưởng rằng cô sẽ thành công trong tương lai.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Quãng trung support đầy đặn và ổn định, tạo resonance khá thường xuyên
  • Thỉnh thoảng good placement được giữ ở Eb5
  • Từng supported được G3 ở quãng trầm và E5 ở quãng cao
  • Vocal projection luôn rất forward với các note trong supported range
  • Vocal placement ổn định
  • Có thể produce full resonance đến tận D5
  • Head voice rất connected và project
  • Có thể hát legato tốt ở quãng trung, cao và head voice
  • Biết sử dụng chesty mix lẫn heady mix để phù hợp với bài hát
  • Breath support thường đầy đặn, breath control tốt
Weaknesses:
  • Gần như luôn bị low larynx từ G3 trở xuống
  • Mixed voice bị strain từ E5
  • Kỹ năng agility chưa phát triển nhiều
  • Có thể bị mất support ở quãng cao trong supported range khi thêm dynamic
  • Hiếm khi tạo được head resonance ở head voice
  • Cho thấy nhiều dấu hiệu của tension khi hát head voice từ F#5 trở lên
-III OVERALL ANALYSIS
       Bắt đầu với quãng trầm, đây là quãng yếu nhất của Võ Hạ Trâm. Cô chỉ có khả năng support đến Bb3 như note B3 trong Chưa bao giờ, B3 trong Chợt như giấc mơ, Bb3 trong Tình em mùa xuân, Bb3 trong Hello Việt Nam. khi hát những note thấp hơn, cô không còn giữ được vocal projection cùng với neutral larynx. Do đó các note trầm dưới Bb3 thường bị tù và tối như note A3 trong Gọi tên ngày mới, A3 trong màn trình diễn khác của Gọi tên ngày mới, A3 trong một màn trình diễn khác nữa của Gọi tên ngày mới, A3 trong Sakura Sakura, G#3 trong Anh cứ đi đi, G#3 trong Tôi mơ một giấc mơ, phrase G#3 trong Hello Việt Nam, G#3 trong Dấu chân phía trước, G3 trong Cô gái thông đường, A3 - G3 trong Gọi tên ngày mới, G3 trong Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, F#3 trong Tình em mùa xuân (airy), F3 trong I will always love you, F3 trong Mẹ tôi. Thỉnh thoảng B3 cũng tỏ ra khó khăn cho Võ Hạ Trâm như B3 trong Tôi mơ một giấc mơ, B3 trong Cô gái thông đường. Nếu quay về năm 2010 với màn trình diễn Như một giấc mơ tại Bài hát Việt, note trầm dễ như B3 thậm chí cũng còn quá sức với cô. Tính đến thời điểm viết bài này thì đã gần 7 năm trôi qua, nhưng Võ Hạ Trâm chỉ có thể support thêm được B3 và Bb3, điều này có thể coi là chậm phát triển ở quãng trầm.
       Quãng trung là quãng mạnh nhất và cũng là quãng ổn định nhất của Võ Hạ Trâm. Cô luôn biết cách đặt vocal placement ở xoang mặt và cách điều khiển hơi thở rất tốt để support cho quãng trung, hơn nữa Võ Hạ Trâm cũng còn biết cách cân bằng chest voice và head voice, giữ opened throat và gần như không bị nasal, còn độ ổn định thường rất tốt. Tất cả các điều đó làm cho Võ Hạ Trâm sở hữu quãng trung với support đầy đặn, âm thanh tròn trịa, vocal projection rất forward, vocal freedom thường tối ưu. Điều đó có thể nghe thấy ở note G4 trong Anh cứ đi đi, G4 trong Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, G#4 trong Chưa bao giờ, G#4 - F4 trong Hello Việt Nam, G#4 trong Dấu chân phía trước, A4 trong I believe I can fly, Bb4 - A4 trong Ngày mai anh rời xa, A4 trong Sakura Sakura, Bb4 trong Gọi tên ngày mới, phrase Bb4 trong Hello Việt Nam, B4 - Bb4 trong Chợt như giấc mơ, Bb4 trong Dấu chân phía trước, B4 trong Cô gái thông đường, B4 trong Chợt như giấc mơ. Do support chắc chắn nên tạo được full resonance là điều hiển nhiên với Võ Hạ Trâm, cụ thể như G4 trong Gọi tên ngày mới, G#4 trong Chợt như giấc mơ, A4 trong I believe I can fly, Bb4 trong Tôi mơ một giấc mơ, Bb4 trong Hello Việt Nam, B4 trong I believe I can fly, B4 trong Hello Việt Nam. Consistency ở quãng trung của Võ Hạ Trâm cũng rất tốt. Trong phạm vi bài phân tích này, có hơn 10 bài hát được phân tích nằm rải rác khắp từ cuối năm 2015 đến cuối năm 2016, trong đó gần như 85 - 90% note quãng trung đều được support, chỉ trừ một số lần như note G#4 trong Tôi mơ một giấc mơ, phrase B4 trong Biết ơn chị Võ Thị Sáu là có support  nông.
        Quãng cao được support khá tốt, mặc dù độ ổn định không bằng quãng trung như nếu so với mặt bằng ca sĩ Việt Nam hiện nay thì vậy đã là rất tốt rồi. Từ C5 đến D5, supported note của Võ Hạ Trâm có placement tốt, tonality rất rõ ràng, sáng và bay, nhưng rất ít khi cô gây cảm giác chói tai cho người nghe. Điều này có thể nghe thấy ở note C5 trong Gọi tên ngày mới, C5 - C#5 trong Chợt như giấc mơ, C5 trong Ngày mai anh rời xa, C5 trong Tôi mơ một giấc mơ, C5 trong Biết ơn chị Võ Thị Sáu, C#5 trong Chợt như giấc mơ, C#5 - D5 trong Tình em mùa xuân, D5 trong Sakura Sakura, C5 - D5 trong Gọi tên ngày mới, phrase D5 trong Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây. Cô thậm chí còn có thể tạo được resonance đến tận những note cuối cùng trong supported range của mình. Tiêu biểu như C5 trong Hello Việt Nam, C5 trong Cô gái thông đường, C#5 trong Tình em mùa xuân, C#5 - Bb4 trong Hello Việt Nam, D5 trong Gọi tên ngày mới, D5 trong Hello Việt Nam, D5 Mẹ tôi. Vấn đề thường gặp với Võ Hạ Trâm là khi cô muốn đẩy dynamic ở quãng cao lên, khi đó cô có thói quen squeeze các cơ cổ lại và tống một lượng khá lớn air pressure ra ngoài. Điều này làm Võ Hạ Trâm không thể produce được âm thanh relax và open như cô vẫn thường làm, thay vào đó âm thanh nghe nặng nề và tù hơn. Ví dụ như note C5 trong Ngày mai anh rời xa, C5 trong Anh cứ đi đi (jaw tension), C5 trong Chưa bao giờ, C5 trong Gọi tên ngày mới. Những note trên D5 thường được Võ Hạ Trâm hát với closed throat và throat tension, thỉnh thoảng là high larynx. Cụ thể như note Eb5 trong Anh cứ đi đi, Eb5 trong Tôi mơ một giấc mơ, Eb5 trong Cô gái thông đường, Eb5 trong Ước mơ, Eb5 trong Dấu chân phía trước, Eb5 trong Chợt như giấc mơ. phrase E5 trong Biết ơn chị Võ Thị Sáu, E5 - F5 trong Gọi tên ngày mới (strain), F5 trong Ước mơ (strain), F#5 trong Bang Bang, G5 cũng trong Bang Bang. Thỉnh thoảng Võ Hạ Trâm vẫn giữ được placement khá tốt dù đã ra khỏi supported range như note Eb5 trong Chợt như giấc mơ.
       Võ Hạ Trâm có thể support head voice của mình tới F5, mặc dù không quá rộng nhưng head voice của cô luôn rất connected. Có thể nghe thấy điều đó ở Hallelujah, Think of me, I will always love you, Tình ta biển bạc đồng xanh. Ở những bài hát trên, Võ Hạ Trâm sử dụng head voice rất nhiều và thường cho thấy dấu hiệu support đến F5. Dù vậy, Võ Hạ Trâm rất hiếm khi tạo được head resonance vì thanh quản của cô chưa ở trạng thái mở tối ưu khi hát head voice, vậy nên những note bằng head voice của cô chỉ đơn thuần là supported sound. Chính vì điều này, đôi khi Võ Hạ Trâm cho thấy khó khăn để project âm thanh khi hát bằng head voice, kết quả throat tension xuất hiện. Cụ thể như Eb5 trong Dấu chân phía trước, E5 trong Ngày mai anh rời xa, E5 trong Nổi lửa lên em, F5 trong I will always love you. Ra khỏi F5, throat tension xuất hiện rõ ràng hơn, Võ Hạ Trâm hát head voice với shirll tonality và nghe mỏng hơn rất nhiều so với những note dưới F5 của cô. Ví dụ như note F#5 trong Tình ta biển bạc đồng xanh, Bb5 trong Tình em mùa xuân, Bb5 trong Hallelujah, B5 trong Think of me.
        Agility là một trong những điểm yếu của Võ Hạ Trâm. Ở những đoạn melisma có tốc độ chậm, dù sự chính xác về cao độ có, nhưng Võ Hạ Trâm chưa cho thấy khả năng điều khiển vocal cords một cách linh hoạt nên melisma của cô thường hơi thiếu kết nối và mang khá nhiều độ nặng. Tiêu biểu là đoạn vocal run trong Hello Việt Nam. Với những đoạn melisma có tốc độ nhanh hơn, khuyết điểm của Võ Hạ Trâm lộ càng rõ. Ngoài những vấn đề đã nói, cô còn có thói quen "lướt note", tức là lướt qua note nhạc chứ không phải hát chúng, nhiều khi điều đó làm cho người nghe không thể nghe được những note trong đoạn vocal run, thành ra chúng nghe rất messy, đôi khi lại pitchy. Cụ thể là đoạn melisma trong I believe I can fly, Ngày mai anh rời xa, Anh cứ đi đi, đoạn melisma khác cũng trong I believe I can fly, hay rất nhiều đoạn vocal run tốc độ nhanh trên head voice trong Hallelujah (tiêu biểu là ở 1:44), cô gần như không hát vào được center of pitch của bất kỳ note nào mà thay vào đó chỉ là lướt thoáng qua các note nhạc. Thế nhưng đôi khi Võ Hạ Trâm cũng có thể thực hiện được những đoạn melisma tốc độ chậm khá tốt như trong Biết ơn chị Võ Thị Sáu.
Update 11/2017:
     Võ Hạ Trâm vừa có những tiến triển rất tích cực về kỹ thuật thanh nhạc của mình. Ở quãng trầm, trước đây khi mà Võ Hạ Trâm  chỉ cho thấy dấu hiệu của support đến Bb3, thì bây giờ cô đã support rất ổn định được A3, cụ thể như note A3 trong Mong ước kỷ niệm xưa (0:41, 0:57, 1:05, 1:09, 1:24, 1:34, 3:36, 3:46,...),A3 trong  Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui (0:14, 0:33, 0:39, 0:57, 1:22, 1:40, 2:06, 2:26, 2:52,...), A3 trong Bà tôi (3:19). Không những vậy, Võ Hạ Trâm còn có thể support được G3, note trầm khó với các soprano như những note G3 với "crystal clear" tonality như trong Mong ước kỷ niệm xưa (0:41, 0:56, 3:46). Sự tiến bộ này chính là nhờ kỹ năng breath control đã có tiến bộ khá rõ cùng với việc chuyển placement xuống ngực nhiều hơn.Thế nhưng support G3 vẫn không ổn định, nhất là khi Võ Hạ Trâm đi từ mixed voice, cụ thể là trong Mong ước kỷ niệm xưa (1:54, 2:20), cô đi từ E4 xuống G3, và G3 mất hoàn toàn support cũng như tonality. Do đó, supported range của Võ Hạ Trâm tạm thời chỉ đến A3.
       Quãng trung của Võ Hạ Trâm cũng có tiến bộ, nếu trước đây, resonance không đạt được quá thường xuyên thì bây giờ resonance phát ra đã khoảng 90% khi cô hát ở quãng trung. Điều đó có thể được kiểm chứng ở những phần trình diễn vừa trích dẫn phía trên và rõ nhất là trong phần trình diễn Chợt như giấc mơ và Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Resonance phát ra rất tròn trịa và dễ chịu khiến cho âm thanh vừa project vừa làm cho tonality rất trong và đầy.
       Sự tiến bộ tiếp tục xuất hiện ở quãng cao, khi mà Võ Hạ Trâm ngày càng ổn định trong khoảng từ C5 đến D5, D5 dù không có resonance quá thường xuyên và một số khá tight nhưng tất cả chúng hoàn toàn supported như những note D5 trong D5 trong Sakura Sakura (0:25, 2:05, 3:16), D5 trong Mong ước kỷ niệm xưa  (2:14, 4:26). Với breath support được cải thiện, Võ Hạ Trâm còn có thể support những note nằm ngoài supported range đã biết của cô bằng mixed voice như note Eb5 trong Chợt như giấc mơ (1:36, 3:44, 4:20), E5 trong Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Sự khác biệt về breath control và breath support sẽ hiện ra rõ ràng khi so sánh supported E5 đó với note E5 nằm trong 1 phần trình diễn trong quá khứ của Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Note E5 trước đó strained và đóng với nền breath support hơi yếu khiến nó không project mạnh và nghe hơi chới với, trong khi supported E5 hiện tại rõ ràng project và chắc chắn hơn, dù support của nó không thực sự đầy.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank B-
-VI BEST PERFORMANCE(S)

184 nhận xét:

  1. https://m.youtube.com/watch?v=UXFcLlorySQ
    Ad cho em hỏi một chút về Ái Phươnh với ạ.
    Đoạn 3:45 và 3:51 như thế nào ạ. Và đoạn chuyển giọng đó là head voice đúng không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở 3:45 mình chưa thấy có sự chuyển giọng nào cả, 3:51 cũng vậy, ở 3:54 bắt đầu chuyển sang head voice ở đây. Đoạn chuyển này Ái Phương làm rất tốt, rất connected, và note F5 head voice của cô ngay sau đó well-placed và có resonance. Cô bắt đầu strain trên head voice ở 3:58.

      Xóa
    2. À xin lỗi ad ý mình hỏi ở đoạn3:35, 3:51 những note đó strain hay resonant ạ.

      Xóa
    3. 3:35 resonant trước khi cô ấy lên note F5. Tại 3:51 cô ấy sustain C5 nhưng có xuất hiện throat tension cùng glotta tension.

      Xóa
    4. Add có thể giải thích giúp mình chị Trâm có lần nào đạt Resonance Eb5 ko ạ
      Mong add rep cmt , xin cảm ơn ạ

      Xóa
    5. Đương nhiên là có rồi, trên bài analysis ad ghi hẳn hoi highest resonant belt là Eb5 mà bạn 👀 cái này đâu cần hỏi lại đâu. Mà ad off lâu rồi nên chắc ko rep cmt nữa đâu bạn
      P/s: royal moon à :v

      Xóa
    6. Royal Moon cày nát blog để dìm ca sĩ Việt Nam nên chắc sẽ không hỏi những câu như này đâu =)))

      Xóa
    7. Dira Divo nhưng VHT là cả sĩ Việt Nam duy nhất bạn ấy thích =)))

      Xóa
    8. Theo như sự phân tích có lý của mình thì Việt Cam Lào chính là Mặt trăng hoàng gia nha 🤣🤣🤣🤣 hahaha

      Xóa
    9. Tự nhiên nghi kỵ nội bộ vậy =))) Con đó cũng lâu r cũng ko sinh hoạt trong đây mà chắc n ko mò vào nữa đâu, hồi trước bài analysis TT nó cứ nhất quán nhất quán mãi hài vãi

      Xóa
    10. Nhất quán 🤣🤣🤣🤦🤦🤦 ko biết cái từ qq đó học được ở đâu nữa 🤷🤷🤷

      Xóa
  2. Quãng cao của tenor thì được tính từ đâu vậy Ad?

    Trả lờiXóa
  3. AD xem giúp mình trong video này https://www.youtube.com/watch?v=HAkDrL426hI quãng trung của TQ có support ổn không và có tạo ra resonance ko?
    Cảm ơn AD!!!
    Và bạn check mail giùm mk, cảm ơn bạn đã dành tgian

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TQ sắp được analyse nên mình nghĩ mình sẽ giữ lại cho đến khi bài analysis xuất bản.

      Xóa
  4. Cho mình hỏi là chest voice và mixed voice làm sao để phân biệt vậy Ad ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là dựa vào muscle coordination. Chest voice có sự tham gia gần như chỉ có sự tham gia của thyroarytenoid muscles trong khi mixed voice là sự "mix" của cả 2 nhóm cơ thyroarytenoid muscles và cricothyorid muscles. Điều này làm cho mixed voice có tính chất sáng và bay bổng hơn chest voice.
      Tuy nhiên, nếu không thể nghe muscle coordination, bạn có thể dựa vào passagio. Những note qua khỏi primo passaggio thường đó là mixed voice.

      Xóa
    2. Quãng primo passaggio có đặc điểm gì vậy Ad ?Ad nói như thế mình cũng khó phân biệt lắm ạ ?

      Xóa
    3. Primo passaggio không phải là quãng, nó là một loại passaggio. Bạn xem lại phần Các thuật ngữ để biết về passaggio.
      VD: Ở tenors, primo passagio là ở D4, do đó những note trên D4 là mixed voice.

      Xóa
    4. À, không Ad, ý mình ko phải như vậy, ví dụ như cái bảng passagio của tenor lyric thì khoảng chest voice của họ là từ C3-G3 và bắt đầu từ đó thì có phải giọng của họ đi ra khỏi ngực và cộng hưởng ở cổ phải ko Ad? Cụ thể là từ G3-D4 thì giọng sẽ có tính chất, đặc điểm như thế nào ớ Ad,Chớ về thanh nhạc mình chưa đc đào tạo bài bản nên mình ko thể nhận biết primo passaggio của mình nằm ở đâu Ad ạ ?

      Xóa
    5. Nếu khoảng chest voice của tenors từ C3 đến G3 vậy thì bạn gọi quãng từ B2 tới G2 là gì? Nhưng mình đã trình bày, từ D4 trở xuống đó là quãng chest của tenors. Phân biệt với vocal fry nhé, nó là 1 disconnected register.
      Còn về đoạn bạn nói " từ C3-G3 và bắt đầu từ đó thì có phải giọng của họ đi ra khỏi ngực và cộng hưởng ở cổ ", không phải cộng hưởng ở cổ mà ở mask, dưới D4 thì âm thanh chủ yếu nằm ở ngực, trên D4 âm thanh ở mask nhiều hơn.
      Về nhận biết primo passaggio, đó là lúc giọng hát bạn "take off", qua primo passaggio giọng bạn sẽ sáng hơn, nhẹ hơn và bay hơn.

      Xóa
    6. Ad nói như vậy có phải dưới D4 nó vẫn có một chút độ vang và độ sáng do cộng hưởng một chút từ mask và trên D4 vì do chủ yếu cộng hưởng ở mask nên giọng trở nên sáng hơn và vang ra từ mặt phải ko ạ ?

      Xóa
    7. Dưới D4 người ca sĩ vẫn có thể đặt giọng hát ở mask nhưng chủ yếu là ở ngực. Khi lên khỏi D4, ngoài lí do do placement cao hơn nhưng cũng vì các head voice muscles đã tham gia vào, làm cho âm sắc sáng, nhẹ hơn.

      Xóa
    8. Cảm ơn Ad nhiều.À, còn một điều mình muốn hỏi nữa là trong passaggio thì dưới chest voice còn có thêm Strohbass, vậy cái Strohbass đó có phải là vocal fry hay là một cái quảng âm nào đó ở dưới giọng ngực vậy Ad? Và nó vẫn còn sự rung động mạnh ở ngực phải ko ạ ?

      Xóa
    9. Mình không tìm hiểu rõ về Strohbass, nhưng theo mình nhớ là nó gần như tương đồng với vocal fry. Vì vocal fry là 1 disconnected register vì khi nhóm cơ Cuneiform cartilages và Corniculate cartilages bị squeeze với nhau rất chặt, nhưng vocal cords lại không stretch một cách bình thường (theo chiều dọc) điều đó làm cho chúng rất chùng, tạo ra âm thanh trầm hơn bình thường. Vì lẽ này mà vocal fry gần như không có placement, nhưng nếu để ý kỹ thì ngực cũng có rung một chút với vocal fry.

      Xóa
    10. Vậy primo passagio của bass - baritone hoặc bari tone là từ note nào ạ , mong ad trả lời ạ

      Xóa
  5. Ad có thể phân tích chi tiết Võ Hạ Trâm và Dương Hoàng Yến ở đây được không? https://www.youtube.com/watch?v=peos15hm0io

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Võ Hạ Trâm làm ổn, quãng ở đây từ C4 - D5, đúng là quãng cô có thể làm tốt. Cô hát heady hơn bình thường, có lẽ là để thể hiện sự nhẹ nhàng trong sáng của nhân vật. Quãng trung vẫn là quãng có resonant nhiều nhất.
      0:51 resonant C5, 1:00 note D5 có một chút glotta tension nhưng vẫn có thể gọi là supported, 1:44 resonant G#4, 1:46 resonant C5, 2:05 strained Eb5, 3:11 strained E5, 3:14 lại là 1 resonant C5, 3:21 strained E5, 3:28 supported D5, 3:38 note D5 này đi kèm với throat tension.
      Phần Dương Hoàng Yến, cô ấy hát không nhiều, đáng chú ý có thể là resonant A4 tại 2:55.

      Xóa
    2. Ở 1:32 và 1:33, Võ Hạ Trâm có tạo âm thanh nghe như tongue tension, mặc dù là để hợp với hoàn cảnh nhân vật nhưng bạn có biết Võ Hạ Trâm đã tạo ra âm thanh này như thế nào không?

      Xóa
    3. Mình cũng không rõ nữa.

      Xóa
    4. Vậy mình xin có câu hỏi cuối cùng, là giữa Bel Canto và Speech Level Singing, học theo đâu là hiệu quả hơn? Mình có nghe nói là ở Việt Nam vẫn sử dụng Bel canto, khi Speech Level Singing trở nên phổ biến và được các công ty như SM dùng ( và main vocalist của họ có chất lượng tốt )
      Và các ca sĩ thường làm gì để mở rộng supported range của mình?Mình thấy có nhiều ca sĩ tập luyện suốt nhưng không mở được còn một số thì theo năm tháng mở vèo vèo tới tận C6 như SoHyang ( thật là mình không hiểu nổi làm sao cô ấy có thể loại bỏ tension ở quãng A5-C6 nữa lol )

      Xóa
    5. Mình biết rất ít về Speech level singing vì mình dù học thanh nhạc ứng dụng như theo nền tảng của Bel Canto. Cho nên mình k thể trả lời câu hỏi thứ nhất được.
      Sao bạn biết Sohyang mở vèo đến tận C6? Có thể cô ấy mở từng note thì sao? Tuy nhiên, điều này có thể trả lời thế này, mình là 1 tenor như mình cực kỳ khó khăn khi mix A4, và Eb5 là note tối đa mình có thể mix được, nhưng 1 số tenor khác thì họ mix A4, thậm chí B4 nhẹ nhàng hơn rất nhiều, và A5 là note tối đa họ có thể mix được. Điều mình muốn nói là tuy cùng chất giọng như một số lại sở hữu hoặc là bẩm sinh giọng họ nằm hơi cao hơn hoặc singing approach bản năng của họ vốn có phần cân bằng và phù hợp với quãng cao. Nên những người đó sẽ dễ dàng support cao hơn nếu họ tìm được cách để phát huy tiềm năng đó.

      Xóa
    6. Nhưng nếu thế thì ad chưa trả lời đc là có các vocalist ko chỉ quãng cao mà quãng trầm của họ cx rất tốt so vs phần lớn vocalist.

      Xóa
    7. Speech level singing dựa trên Bel Canto là phần lớn nên không gọi là quá khác biệt.
      CVT mới là khác với 2 bên kia.

      Xóa
    8. CTV là Complete Vocal Technique ak

      Xóa
  6. https://www.youtube.com/watch?v=Qd2tf-wQHcg
    Bạn có thể xem qua giúp mình video mới này được ko, xin lỗi bạn vì vieo cũng khá dài.
    Mình thấy VHT hát khá heady và mình chỉ thấy có E5s bị strain thì phải.
    Mong bạn có thể giúp mình, có thể trong đây VHT có tiến bộ hơn.
    Cảm ơn bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho mình hỏi note C#4 ở 2:39 có phải là unsupported ko? Cảm ơn bạn

      Xóa
    2. Note C#4 được support tốt, chỉ là không có resonance thôi.

      Xóa
    3. https://www.youtube.com/watch?v=RtFKm7WeFg4
      Còn Eb5s ở 3:07 và 3:52 có strain ko bạn?
      Mình ko biết liệu Eb5s ở 4:02 có nasality ko?
      Cảm ơn bạn

      Xóa
    4. Tất cả note Eb5 bạn nói đều strain. Note Eb5 tại 4:02 có bị nasal do VHT hát âm "ưng" đó với khẩu hình rất đóng.

      Xóa
    5. Cho minh hoi tai sao VHT rat hiem drop support cac notes trong supported range ma consistency lai thap vay a?

      Xóa
    6. Mình hơi bất ngờ khi bạn gọi consistency của VHT là thấp? Decent/Good là thấp?????
      VHT ổn định chỉ trong khoảng B3 - B4 thôi, ra khỏi đó thì cô ấy vẫn có những lúc bị mất support.
      Nhưng mà mục consistency đang được xem xét bỏ ra khỏi Overall Assessment, kết quả có lẽ mình sẽ thông báo sau.

      Xóa
    7. Decent/Good ko phai la thap nhung y minh la no thap hon minh nghi. Minh nho co lan blog de consistency cua VHT la Good. Decent/Good la tu 6.5-7.3d neu nom na nhu minh hieu thi VHT support dc 68-75% cac note cua co. Minh kha chac VHT support on dinh tam 82-90% cac note dc hat.
      Neu ban bo muc consistency thi ban xet cung voi cac quang luon ha ban? Ex: Soprano supported upper range F5 -> Good nhung do consistency ko tot nen ha xuong Decent-Decent/Good phai ko ban?

      Xóa
    8. Nếu support của soprano đó quá không ổn định tại F5 thì chắc chắn note F5 sẽ không được thên vào supported range của soprano đó, nếu consistency không tốt chỉ bị trừ điểm nhưng hạ xuống 1 bậc thì sẽ không xảy ra.

      Xóa
  7. Đã thấy được một chữ excellent trong blog :)

    Trả lờiXóa
  8. Link mong ước kỉ niệm xưa sai rồi bạn ơi

    Trả lờiXóa
  9. https://www.youtube.com/watch?v=TUp8pMHstX4&feature=youtu.be&t=3m16s
    Phần trình diễn này của Hạ Trâm, ở 4:28 là strained G5, có phải cô ấy vẫn giữ được placement nên âm thanh vẫn nghe phần nào ổn và không bị chới với không bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đoạn head voice đúng là strained G5, placement cũng không được giữ, nhưng cái được giữ đây là breath support. Và thực ra, G5 trên head voice không khó lắm với các soprano, dù họ không có breath support đi nữa thì cũng không đến nỗi chới với được đâu bạn.

      Xóa
    2. À mình hiểu rồi!
      Hạ Trâm chỉ mới 27 tuổi,mình hi vọng cứ đà này thì có khi Hạ Trâm có thể thực sự consistent ở E5 hay F5, haha

      Xóa
  10. O trong clip Chot nhu giac mo ma ban moi cap nhat note Eb5 o 4:05 co dc supported ko vay ad?
    https://www.youtube.com/watch?v=R7Jv66oyYTk&t=4m05s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó khá strained. Và thực ra 3 supported Eb5 (trừ note Eb5 cuối cùng) trong bài đó cũng khá tight, không thực sự tốt nhưng support rõ ràng nhiều hơn tension nên chúng có thể coi là supported.

      Xóa
    2. https://www.youtube.com/watch?v=pWAFv3MNypc&t=5m8s va doan con lai o 9:19
      Ad co the cho minh xin chut y kien ve cac note tram cua bai nay dc ko? Cam on ban.

      Xóa
    3. Tại 5:08 note G3 đóng và gần như mất tonality. Tại 9:19 cô ấy hơi low larynx.

      Xóa
  11. Dạo gần đây thì kĩ thuật của Hạ Trâm có gì tiến triển không bạn?
    https://www.youtube.com/watch?v=fsBMa2Il80A
    ở 0:28, chữ '' niềm '' ấy, A3 có support phải không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gần đây mình bận nên không có nghe VHT hát.
      Và 0:28, note A3 hơi đóng nhưng vẫn có support.

      Xóa
    2. Kĩ thuật của cô ấy tiến triển khá bất ngờ nhỉ

      Xóa
    3. Và ở 2 phần trình diễn Chợt như giấc mơ và Biết ơn Võ Thị Sáu
      https://www.youtube.com/watch?v=R7Jv66oyYTk
      https://youtu.be/TUp8pMHstX4?t=3m16s

      Bạn có thể điểm ra các resonant notes tiêu biểu không?

      Xóa
    4. Ở phần trình diễn đầu có thể kể đến những note B4 1:24, Bb4 tại 1:33, B4 tại 1:39, G#4 tại 1:55, những note G4 tại 3:00, C#5 tại 4:40.
      Phần trình diễn sau có thể kể đến A4 tại 1:12, B4 tại 1:18, C5 tại 1:25, phrase B4 tại 2:50, B4 tại 3:30,C5 tại 3:35.
      Đó chỉ là những note tiêu biểu thôi, VHT tạo resonance thường xuyên, chỉ là không rõ bằng những note mình kể.

      Xóa
  12. https://www.youtube.com/watch?v=s0kh26HAhQs&t=81
    Ad co the cho minh hoi note E5 nay strained dung ko ban?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ban co the cho minh hoi luon doan head voice 1:39 va breath control 2:10. Cam on ban

      Xóa
    2. 2 đoạn head voice đều supported, breath control 2:10 tốt.

      Xóa
  13. Ad phân tích giúp mình đoạn Heavoice sau từ 2:19 đến 2:53
    Note cao nhất là gì? Có support hay bị strain ạ?
    Supported note cao nhất của đoạn này là gì ạ?
    Nếu có thể, ad cho mình xin time stamp của vài ba supported notes ạ?
    Nếu có strain thì bị strain từ note nào ạ?
    Kĩ thuật của Võ Hạ Trâm có tiến bộ gì k ạ?
    Cảm ơn ad!
    https://youtu.be/Uu394OQD5dE

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note cao nhất là G5 2:49.
      Về strain và support, nó đúng theo những gì đã analyze.

      Xóa
  14. https://www.youtube.com/watch?v=KMMkKUTC6Dg
    https://www.youtube.com/watch?v=hKD920eu5FA
    bạn nghe xem vht có tiến bộ gì k ạ

    Trả lờiXóa
  15. https://www.youtube.com/watch?v=Y9Ukfrxcp4s
    https://www.youtube.com/watch?v=pd0fHDcixDY
    bạn nghe 2 phần trình diễn mới này của VHT, không biết có sự tiến bộ hơn trong kĩ thuật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không có gì mới, 2 phần trình diễn này lại có phần không bằng những gì đã phân tích. Video đầu độ mở khá hạn chế, đoạn video 2 độ mở vừa phải và tốt hơn.

      Xóa
  16. https://www.youtube.com/watch?v=9DjRjiV8XKQ
    Mình xin hỏi các nốt G#3s ở 0:56, 1:07, 1:18 (A3), 1:29, 1:37, 2:11, 2:22, 2:32, 2:43 (A3), 2:51, 4:47 có supported ko bạn? Nghe tonality rất rõ. Còn một số low notes nữa khá nhiều ở đây ở khúc sau bài hát nữa, nhìn chung cũng tầm G#3-A3.
    Eb5 1:59 strained phải ko bạn?
    Eb5 3:36 thì sao bạn?
    Cảm ơn bạn nhiều

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những note trầm bạn đưa có vẻ như tất cả đều supported.
      Eb5 tại 1:59 và 3:36 strain rất rõ. Điều làm mình hơi ngạc nhiên là note C#5 liền trước supported nhưng k còn có resonance như trước.

      Xóa
    2. Ngoài note C#5 thiếu resonance thì các note ở quãng trung vẫn có resonance ổn phải không bạn?

      Xóa
    3. Mình nghĩ cô ấy không đạt được resonance do stylistic choice, cô ấy muốn tạo ra âm thanh như thế nhưng hậu quả là làm độ mở không tốt lắm

      Xóa
    4. Các note ở quãng trung support vẫn rất tốt nhưng độ mở chưa thể gọi là resonance. Mình đồng ý với ý kiến rằng đó là stylistic choice vì support vẫn rất tốt, chỉ cần cô ấy dùng nhiều lực hơn thì có lẽ thanh quản sẽ mở ra nhiều hơn.

      Xóa
  17. Ad nhận xét giúp mình các notes trong đoạn sau từ 3:28 đến 3:43. Note nào support note nào strained và lỗi cụ thể ạ!https://youtu.be/3ZWgg6dM01s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Đức Huỳnh phía dưới đã hỏi 1 câu hỏi tương tự rồi, bạn có thể tham khảo.

      Xóa
  18. https://www.youtube.com/watch?v=3pRWf09LJMU
    ad nhận xét trong phần trình diễn này võ hạ trâm làm tốt không ạ... bắt đầu strained =từ đâu ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phần trình diễn này rất đạt nếu nói về kỹ thuật. 95% note đều supported hoặc resonant, trừ một số note F3 bị low larynx.
      Mình không tìm ra note nào có thể gọi là strained ở đây.

      Xóa
    2. Sau bản viết lại của Thu Minh, bạn có ý định update lower range của VHT ko bạn? Suốt các tập trong chương trình HNTH gần đây VHT khá thường xuyên mang support xuống tới G3/G#3 mà

      Xóa
    3. Mình cần phải nghe cô ấy hát nhiều hơn mới có thể xác định rằng có update hay không.

      Xóa
  19. https://www.youtube.com/watch?v=phHNWpk7h7g
    6:15 (Eb5), 6:19 (G5, G#5 headvoice), 6: 29 (Eb5), 6:42 (Eb5)
    Những nốt trên VHT có support không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những note Eb5 khá strained, G5 và G#5 trên head voice strained, riêng 6:29 mình không nghe thấy có Eb5.

      Xóa
  20. https://www.youtube.com/watch?v=Teaozk5QZm8
    https://www.youtube.com/watch?v=y8Aq5wPIZ-Y
    ad cho mình hỏi trong 2 phần trình diễn này võ hạ trâm làm tốt không ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cô ấy vẫn làm rất tốt về kỹ thuật, trừ một số note trầm ở phần trình diễn thứ 2. Quãng trung cũng resonance không đầy bằng trước.

      Xóa
  21. Sắp tới bạn có dự định update bài analysis này không? Và mình muốn xin phép bạn nếu được mình sẽ chuyển bài analysis này thành 1 video, mình sẽ ghi nguồn đầy đủ, nếu bạn cho phép.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình dự định sẽ update về quãng trầm và quãng trung của VHT, quãng trầm có support tốt hơn và quãng trung bị giảm resonance/không có resonance.
      Mình rất ủng hộ kế hoạch làm video của bạn, bạn chỉ cần ghi nguồn là được. Nếu bạn cần giúp đỡ về xác định support có thể hỏi mình.

      Xóa
    2. Nếu mình có thời gian mình sẽ chuyển analysis thành video sau khi bạn update, mình sẽ hỏi nếu cần sự giúp đỡ.
      Thật tiếc khi resonance của cô ấy bị giảm sút, có lẽ trong thời gian thi Hãy nghe tôi hát thì phải theo style khá nhiều chăng?

      Xóa
  22. hi ad, mình nhớ là có 1 bạn từng comment trên bài phân tích của võ hạ trâm về âm vị học nhưng mình vẫn chưa hiểu lắm vấn đề âm vị học tác động như thế nào về kỹ thuật hát của ca sĩ(hỗ trợ, cộng hưởng), ad có thể giải thích cho mình hiểu được k?tks ad.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo mình là do một số âm khi hát như ư, ưu, i, ... ( ở tiếng việt nhé ) thì để có thể phát âm đó ra chính xác thì ca sĩ sẽ khó giữ open throat hơn vì lúc đó cổ mình sẽ khó mà mở hoàn toàn ra được. Để cảm nhận hơn thì bạn nên hát những âm đó ở một số từ như yêu,khi, ước, ưng, háo hức,.. ở note cao sẽ khó hát hơn những âm khác ( VD như a, o, ô, ơ, ... ), đó là cảm nhận của cá nhân mình hihi

      Xóa
    2. VD nhé Jung Dongha ở đoạn hát sau
      https://youtu.be/I1dzM97WT0Y?t=144 khi chuyển từ âm i sang a rõ ràng anh ấy đã dễ dàng hơn khi hát và đạt được Resonance

      Xóa
  23. Ad cho em hỏi video này từ 2:14 đến 2:24
    Nốt cao nhất là gì? Nó bị strained hay resonant ạ?
    Kĩ thuật thanh tổng thể qua clip thế nào nào ạ?
    Cho em hỏi thêm : Quãng trầm đầu bài, VHT có support nốt G3 hay dưới G3 nào k ạ?
    Nếu không có, support các notes trên G3 có ổn định không ạ? Có phát ra resonant k ạ?
    Em cảm ơn!
    https://youtu.be/wy-d0SaXD4w

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note cao nhất có lẽ là Eb5, tất cả đều strained.
      Kỹ thuật tổng thể, phần trình diễn ổn về kỹ thuật nhưng nó không phải ánh toàn bộ khả năng của VHT, những note C#5 bị tight, quãng trung thỉnh thoảng hơi closed throat.
      Mình không nghe supported note nào dưới G3 cả.

      Xóa
  24. https://www.youtube.com/watch?v=kMsd3ukCbCM&t=1m12s
    Note D6 này có được tính vào vocal range không bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Blog từng giải thích về vocal range đó là "Quãng giọng, tính từ note thấp nhất tới note cao nhất mà người ca sĩ có thể hát được.", nhưng có lẽ chưa rõ lắm. ý "người ca sĩ có thể hát được" được hiểu là có giá trị sử dụng trong hoạt động âm nhạc của ca sĩ đó. Hay cũng có thể hiểu là vocal range là quãng mà ca sĩ hát được, không phải hét được.
      Vì vậy, note D6 này sẽ không tính vào vocal range.

      Xóa
    2. Thường thì mình thấy rằng vocal range của các Soprano sẽ đến 6th octave, vậy nếu note D6 này không được tính vào, vậy bạn có nghĩ vocal range của VHT có thể cao hơn B5 không?

      Xóa
    3. Nhiều khả năng là cao hơn B5 vì B5 nghe không giống như tất cả cô ấy có.

      Xóa
  25. ad phân tích phần hát mới của VHT có giữ được tốt kỹ thuật không ạ. cảm ơn ad!
    https://www.youtube.com/watch?v=xtR2iM9JwXU

    Trả lờiXóa
  26. ad phân tích phần trình diễn never enough của VHT được không ạ. cảm ơn ad!
    https://www.youtube.com/watch?v=xP2RbAbkIzQ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ủa sao cảm giác kĩ thuật của VHT có phần sút đi vậy. Tai mình ko phải tai ad nên cũng ko biết nữa. Ad phân tích với!!

      Xóa
    2. Mình nghĩ nếu bỏ qua vấn đề resonance ở quãng trung thì hai clip trên cô ấy có supported các Eb5s mà, dù có resonance như clip bên dưới

      Xóa
    3. Rất tiếc là mình không đồng ý, mình đã nghe thử và không thấy có supported Eb5, tất cả đều hơi strained.

      Xóa
  27. Bạn ơi, ở 2:51 có phải là C#5 không? Và nó có resonant không? https://www.youtube.com/watch?v=DJn4c1cs9Iw
    Bạn có thể đánh giá tổng quan về per này không, mình xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại 2:51 đúng là C#5 và nó có resonance nhưng rất hạn chế. Nếu muốn nói về resonance, bạn có thể tham khảo note Eb5 tại 3:27.
      Phần trình diễn này là rất tốt về kỹ thuật so với các ca sĩ khác nhưng với những gì mình biết về VHT thì cô còn có thể làm tốt hơn nữa.

      Xóa
    2. Vậy note Eb5 ở 3:19 hình như có vẻ strained phải không bạn, và phần từ 3:32 còn support không?

      Xóa
    3. hình như từ 3:32 cô ấy hết breath support nên strained luôn nhỉ :v

      Xóa
    4. Bạn nói đúng, 3:19 note Eb5 khá strained, nhưng tại 3:32 thì VHT vẫn tạo resonance, không hề mất breath support. Mình hình như chưa từng nghe VHT mất breath support, có chăng chỉ là breath support hơi nông.

      Xóa
    5. Mình không biết tại sao khi đến cuối note lại nghe như chị ấy như mất hơi vậy.

      Còn về các nốt trầm từ đầu bài đến 0:30 cô ấy có support đến đâu vậy bạn?
      Chị ấy có vẻ vẫn chưa ổn định được với Eb5, mới ngày hôm trước hát LIG, mình không biết có đúng không, có vẻ tất cả Eb5 ở 1:19, 1:23, 1:27 đều strained cả:
      https://www.youtube.com/watch?v=bpF7whChRDE
      Thực sự hi vọng cô ấy tiếp tục tiến bộ

      Xóa
    6. Vậy là VHT đã resonance được Eb5, đây là lần đầu tiên đúng ko ạ

      Xóa
    7. @Thái Văn Hoàng: Note thấp nhất cô ấy support được ở Let it go là G#3 0:27. Còn phần trình diễn ở link này https://www.youtube.com/watch?v=bpF7whChRDE thì tất cả Eb5 đều strained.
      @ Thanh long Nguyen ngoc: Đúng vậy, những note Eb5 khác tuy strained nhưng kiểm soát tốt hơn hẳn, không còn nghe quá gắng sức hay chới với nữa.

      Xóa
    8. À em hỏi ad tí, em hát khoảng tầm dưới A4 vẫn thoải mái nhưng chỉ cần lên Bb4 là em thấy khó kiểm soát hơn rất nhiều, có cách nào để hát qua second passagi dễ dàng hơn ko ạ. Em không cảm thấy vướng hay đau ở cổ nhưng rất khó để sustain được Bb4 tròn trịa

      Xóa
    9. Ad ơi trả lời giúp em với

      Xóa
    10. Bản I will always love you này được biểu diễn cùng ngày với Let it go. Nó có điểm gì đáng chú ý không bạn? https://www.youtube.com/watch?v=NA3zpsaF9Ds

      Xóa
    11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    12. Phần trình diễn bên trên có dc coi là tốt về vocal connection và dynamics ko vậy bạn?

      Xóa
    13. Phần trình diễn đó vẫn rất tốt vể kỹ thuật, chi tiết đáng chú ý như resonant F#5 head voice tại 4:17.
      Vocal connection và dynamics thì VHT vốn đã tốt về vocal connection. Dynamics cũng tốt nhưng không xuất sắc, có lẽ vì bản gốc đã quá xuất sắc nên mình cảm thấy nó dừng ở mức đạt hơn là hoàn hảo.

      Xóa
    14. Hú ad ơi, giúp em với, hú hú hú

      Xóa
    15. Oh cảm ơn bạn nhé! Vậy là highest supported note trên head voice nên dc updated r bạn ơi. Với cả sau bản update của MT thì bạn có dự định update lại bài analysis của VHT ko?

      Xóa
    16. @thang buiquang: Mình đã update, cảm ơn bạn.
      @Thanh long Nguyen ngoc: Đây là topic của VHT, bạn theo dõi blog lâu nên chắc cũng biết rằng câu hỏi của bạn lạc đề và hiện tại mình không còn tiếp nhận những câu hỏi như vậy. Lần thứ 2 mình sẽ xóa câu hỏi nhé. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mình trả lời như vậy thì mình sẽ trả lời cho bạn. Muốn hát cao qua Bb4 nhẹ nhàng hơn thì bạn có 2 cách, 1 là mix heady hơn hoặc dùng cách mix co kéo vào thanh quản giống Dimash hay BAT (khi hát bài Hoang mang tại The Voice). Thứ hai là đi lên bằng support, support đúng cách giúp cho các cơ thanh quản phát triển bền bỉ và khỏe mạnh, nhưng cách này khó hơn cách trước và đòi hỏi sự kiên trì và sự đào tạo bài bản.

      Xóa
    17. Em cảm ơn ad nha, tại ad mãi không mở lại question center mà câu này em định hỏi khoảng tầm một, hai tháng rồi nên ... Không có lần sau đâu ạ.

      Xóa
  28. Em nghĩ ad nên cập nhật thêm vào phần strenght là có khả năng support tới Eb5, thậm chí tạo ra resonance

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không, nếu có cập nhật, chỉ có thể ghi là: Từng tạo resonance tại Eb5.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  29. Ad có thể nhận xét phần cover Listen của VHT được không ạ.
    https://www.youtube.com/watch?v=TMWNxPWcbRM

    Trả lờiXóa
  30. vibrato của Võ Hạ Trâm có phải healthy vibrato không ạ?

    Trả lờiXóa
  31. ad thấy Trâm hát bài này như thế nào? mấy note cao nhất có support ko
    https://www.youtube.com/watch?v=3ZhGdCwAEnM

    Trả lờiXóa
  32. @Dark Angel @Love và mọi người ơi, tại 3:18 3:19 và 3:22 3:23 Võ Hạ Trâm đã lên note C#6 và C6 phải không ạ?

    Nếu phải thì ad cập nhật vocal range nhé!
    Mình xin cảm ơn!
    https://youtu.be/Ej_WWCbGc2E

    Trả lờiXóa
  33. @Dark Angel ơi! Cập nhật vocal range của VHT giúp ạ.

    Trả lờiXóa
  34. https://www.youtube.com/watch?v=Ej_WWCbGc2E&feature=youtu.be&t=201 ad nhận xét ntn về hai phần trình diễn này ạ.

    Trả lờiXóa
  35. ad ơi cho em xin facebook của ad với ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://youtu.be/3ZhGdCwAEnM ad thấy phần trình diễn này của võ hạ trâm về mặt kĩ thuật như thế nào ạ

      Xóa
    2. Resonance, resonance, resonance, resonance quá nhiều resonance, resonance tràn bờ đê, bê đê khắp một miền quê!!!!
      P/s: =))) Đùa tí chứ đây là phần trình diễn rất tốt của VHT đó bạn dù vẫn strain tại Eb5 3:43 nhưng cách mix đã nhẹ nhàng hơn ít shouty hơn. Có lẽ cô ấy sẽ support được Eb5 sớm thôi.

      Xóa
    3. Vừa update best performace của VHT nhé mọi người, tối nghe nổi da gà da vịt.
      P/s: Cảm ơn bạn Unknown đã đóng góp nhé.

      Xóa
    4. AD làm em cười vl :v ad có thể chỉ ra những chỗ sup và res tiêu biểu đc ko ạ :3

      Xóa
    5. Á đù tưởng ad ngoan hiền thế nào :) cũng bung lụa ghê nhỉ :))

      Xóa
    6. @Thành Long: Các đoạn có resonance tiêu biểu như Bb4 1:33, C#5 1:41, Bb4 2:05, F4 - G#4 - C5 2:09, G#4 2:40, C5 3:24, Bb4 3:31, C5 3:52, C#5 4:14 C#5 4:28 C5 - Bb4 4:35, C#5 - C5 4:46, và còn nhiều chỗ nhưng mình tạm thời liệt kê nhiêu đó.
      @Unknown: Lâu lâu bung lụa cho nó zui nha bạn :V

      Xóa
    7. Hừm, nếu vậy thì cô ấy ko sup đc note nào trên Eb5 à nếu vậy thì best promance phải là Listen chứ, ad bảo bài đấy có 1 vài Eb5 với E5 sup đc mà. 0.0

      Xóa
    8. Best performance mà bạn là đâu phải bài có support note cao nhất là best đâu =))) Trong khi bài này nhiều resoant notes như vậy =)))

      Xóa
  36. https://youtu.be/rTsTOKTP04E phiền ad nhận xét kĩ thuật của phần trình diễn này đc ko ạ

    Trả lờiXóa
  37. https://youtu.be/uB181L14Ahs hình như các nốt Eb5 trong video này đều strained phải ko ạ à còn các nốt trong supported range của cô thì sao ạ ... mong ad xem xét

    Trả lờiXóa
  38. https://youtu.be/x9y5_4cDtlo
    1:51 Eb5 có supported không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://youtu.be/ep_-LyXv6kk
      3:25, 3:32 2 nốt Eb5s này có support không ạ?

      Xóa
    2. Tất cả đều strained, nghe mệt mỏi và không thư giãn như bình thường.

      Xóa
  39. https://youtu.be/XmPzZh8HoVU dạ ad ơi các nốt Eb5 trong video này có đc cô trâm support ko ạ

    Trả lờiXóa
  40. https://youtu.be/D2W1SbyyM7M vậy còn các nốt Eb5 trong clip này ntn ạ

    Trả lờiXóa
  41. https://youtu.be/tjg-FAnFeu8 dạ ad ơi trong clip này so vs clip trước thì kĩ thuật của cô trâm có j tốt hơn ko ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong video này nghe cô ấy hơi mệt mỏi. Resonance giảm vô cùng đáng kể nếu so sánh với phần trình diễn Eternal flame mà mình từng phân tích trước đó.

      Xóa
  42. ad co the lam ve Lam Bao Ngoc khong a?

    Trả lờiXóa
  43. Ad ơi, ad cập nhật vocal range của chị Trâm nhé. B2 nhưng ad nghe lại xem nó có airy quá không để tính là vocal range :)
    https://m.youtube.com/watch?feature=youtu.be&v=lmMprmVL3Zc&t=7m00s
    P.s: ad thấy em đóng góp cho page quá tích cực luôn. Nếu ad thấy tấm lòng của em thì hãy comeback comeback comeback đi nào huhu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ad ơi, những nốt trầm trong clip này có tính vào vocal range của VHT không?

      Xóa
    2. Mình cố gắng nghe kỹ mà sao không nghe ra được note B2 đó bạn ơi :((

      Xóa
    3. Vậy trong loạt nốt trầm đó, nốt thấp nhất là gì ạ?

      Xóa
    4. Phía trước của 7m00s cũng có một đoạn á.

      Xóa
  44. Các note Eb5 trong phần trình diễn Eternal Flame trên mục Best performances có được support không ad ơi? 3:01, 3:42, 4:18, 4:55
    Và cả note Eb5 trong bài Tình ca này nữa :v https://www.youtube.com/watch?v=yXcdZK35avo&t=3m41s

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ad có trả lời là Eb5 trong bài đó strain nhưng bài đó resonance nhiều nên thành best đó bạn

      Xóa
    2. ồ, mình cảm ơn :))

      Xóa
  45. Nghe cái này thử nè.
    https://www.youtube.com/watch?v=aDHgOLpDbFM

    Trả lờiXóa
  46. Nghe cái này thử nè.
    https://www.youtube.com/watch?v=aDHgOLpDbFM

    Trả lờiXóa
  47. Mong chế Trâm phát triển kỹ thuật hơn nữa để ăn được con excellent tròn trịa của blog. Và cho mình hỏi tí là mình nhớ không nhầm thì ở mục best performance trước có bài Mẹ tôi đúng ko nhỉ mà sao giờ vô lại bị mất r ta??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. trời, khả năng đó khó kinh khủng, soprano đạt excellent thì quãng cao thôi phải support consistent được g5, trong khi đó đến giờ vht vẫn hay strain trên eb5, sợ tới lúc support được e5 thì bắt đầu regress tiêu rồi

      Xóa
    2. @Người nào đó, ý bác trên là excellent ở middle range đó bác ơi, chứ nghĩ gì mà excellent nguyên rank đánh giá

      Xóa
  48. https://www.youtube.com/watch?v=P93RceJ9fUE
    Mọi người thấy kỹ thuật của chế Trâm trong vid mới này như thế nào?

    Trả lờiXóa
  49. https://www.youtube.com/watch?v=TohleOAvpZY
    Mn thấy thế nào

    Trả lờiXóa
  50. Mới tìm thấy blog qua cú search bừa mà thật ko ngờ ở VN lại có ng lm blog phân tích có tâm đến thế này. Nhờ coi blog mà em học được thêm quá trời thứ, ngưỡng mộ admin quá đi thôi.
    Btw ko biết ad có thể phân tích giọng kĩ thuật của Orange với Min đc ko ạ, nhất là Orange. Bản thân em nghe chị này live cực kì tốt nhưng ko biết kĩ thuật của chị ấy đối với ng học trog nghành sẽ thấy ntn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cả hai người đó đều hiếm khi support đó bạn

      Xóa
  51. https://youtu.be/mTjaVQ_BxDI?t=282
    Họa mi trong mưa từ năm 2012, F#5 headvoice của cô Trâm hồi đó flop quá
    bài họa mi hót trong mưa rõ ràng toàn headvoice mà có mấy bạn bảo bài này cô nguyên thảo xài mix chỉ vì cô hạ tone mới ghê~~~

    Trả lờiXóa
  52. https://youtu.be/YHu2R9QMiUc?t=205
    D5 bài Gọi tên ngày mới có vẻ có pre recorded, nghe không giống resonance hát live lắm

    Trả lờiXóa
  53. Võ Hạ Trâm run trong Show Me How You Burlesque này mn
    https://youtu.be/WSxzqbP0ML8?t=454

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 7:40 con này ổn phết, còn con run ngay sau đấy thì khó hơn nên bị pitchy nhiều

      Xóa
  54. https://youtu.be/xtIh4WEaXP4
    Đoạn headvoice của Trâm cao nhất là bao nhiêu vậy ạ ,em cảm ơn ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những note cao nhất ở đoạn cuối là B5 bạn ạ

      Xóa
  55. Đúng kiểu thầy bói xem voi, chẻ ra thì nốt này chuẩn nốt kia chuẩn nhưng nghe hát cái đúng như cơm nguội. ;))

    Trả lờiXóa
  56. Vocalist nào của VN rank SS thế các bác hoặc ai ngôi vị cao nhất ấy?

    Trả lờiXóa