Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Bằng Kiều's Vocal Analysis

Voice type: Tenor
Vocal range: G#2 - Eb5 (2 octave 3 notes 1 semitone) (có thể cao hơn)
Supported range: F#3/G3 - C4/C#4
Lowest/Highest supported note: F#3 / C#4 / N/A
Highest mixed note: Eb5
-I INTRODUCTION
        Bằng Kiều là ca sĩ quê ở Hà Nội, anh từng tham gia nhiều ban nhạc khác nhau bao gồm Chìa khóa vàng, Hoa sữa, và Quả dưa hấu, sau đó tách ra hoạt động solo. Từ năm 2002, anh có thời gian định cư tại Mỹ và trở về nước tiếp tục hoạt động nghệ thuật từ năm 2008. Với giọng tenor cao vút cùng cách hát tình cảm, những bài hát của anh như Trái tim bên lề, Anh sẽ nhớ mãi, Nơi tình yêu bắt đầu,... đã chinh phục biết bao trái tim của người yêu nhạc.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Intonation trong giọng hát tốt, đặc biệt là ở quãng trung và trầm
  • Vocal stamina khá ổn
  • Có thể sử dụng head voice, âm thanh khá relax
  • Truyền đạt cảm xúc khá tròn trịa, nam tính, nhẹ nhàng nhưng không kém phần tha thiết, sâu sắc.
Weaknesses:
  • Rất hiếm khi sử dụng support khi hát
  • Supported range rất hạn chế
  • Quãng cao thường rất strain, high larynx, push thường xảy ra
  • Hầu như chưa từng tạo ra được resonance
  • Không phải là một vocalist thông minh khi thường hát những quãng cao khó trong khi kỹ thuật chưa phát triển
  • Giọng mũi có thể thỉnh thoảng xuất hiện 
  • Head voice không có support, push thường xảy ra
  • Kỹ thuật chuyển giữa chest voice và head voice cũng như mixed voice và chest voice có vấn đề
  • Vocal placement thường ở cổ và miệng nên vocal projection hạn chế, nhất là ở quãng cận cao và cao.
-III OVERALL ANALYSIS
         Là một ca sĩ kỳ cựu của Việt Nam đồng thời cũng là nguồn cảm hứng cho các ca sĩ trẻ noi theo, tuy nhiên, đáng buồn thay kỹ thuật thanh nhạc của Bằng Kiều có rất nhiều vấn đề. Cụ thể, anh rất ít khi support khi hát, không sử dụng cơ hoành, không nén hơi, và chủ yếu dùng phổi để đẩy note, vocal placement không ổn định (mặc dùng thỉnh thoảng anh vẫn có thể đặt giọng hát ở xoang mặt), và khi có thì support chỉ ở mức nào đó khá nông. Ngoài ra, mặc dù anh vẫn có thể nhấc hàm ếch mềm khi hát, điều đó xảy ra một cách vô thức hơn là kiểm soát, cho nên khiến cho giọng mũi phần nào đó có thể hiện diện trong giọng hát.
        Về quãng trầm, mặc dù anh có thể duy trì tonality trong giọng hát đến tận B2, và tonality rõ ràng hơn trong khoảng từ C3 tới F3,  tuy nhiên support hầu như không hiện diện hoặc rất ít support trong khoảng này. Có thể thấy điều đó ở B2 trong Linh hồn đã mất (bị low larynx), C3 trong Anh sẽ nhớ mãi, D3 trong Có lẽ, E3 trong Chị tôi, F3 trong Có lẽ. Là một ca sĩ thường hát những quãng cao (G4, G#4, A4), Bằng Kiều ít khi hát nhiều những note trầm, tuy nhiên, nếu anh biết cách support giọng hát của mình, giọng hát của anh rất có tiềm năng support được đến C3/C#3 vì ngoài giữ được tonality, anh cũng cho thấy thanh quản của mình khá ổn định khi xuống quãng trầm, không giống như một số ca sĩ có thói quen hạ thanh quản hoặc trở nên airy.
        Quãng trung là quãng thường có một phần nào đó support nhiều hơn so với quãng cao và trầm và dĩ nhiên là  support thường thiếu ổn định. Anh bắt đầu cho thấy support thường xuyên nhất từ F#3/G3 tới C4/C#4, như F#3 trong Trái tim bên lề, note C4 - G3 trong Hạ trắng, G3 trong Về đây nghe em, Bb3 trong Nếu chỉ có một ngày để sống, C4 trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, C4 trong Cơn mơ băng giá, C#4 trong Dẫu có lỗi lầm. Ra khỏi C#4, ngoài thiếu breath support, anh cho thấy từ rất sớm dấu hiệu của push cùng lúc đó thì hiện tượng high larynx phần nào hiện diện. Có thể nghe thấy ở D4 trong Để nhớ một thời ta đã yêu, Eb4 trong Nếu chỉ có một ngày để sống. E4 trong Nếu chỉ có một ngày để sống, E4 trong Nơi tình yêu bắt đầu, từ F4 tới F#4, ngoài các khuyết điểm vừa kể, tongue tension cũng phần nào xuất hiện thêm. Điều đó thể hiện ở F4 trong Để nhớ một thời ta đã yêu, F4 trong Có lẽ.
        Quãng cao là quãng giọng Bằng Kiều ghi dấu ấn mạnh nhất với khán giả, nhưng đáng tiếc là quãng này chính là quãng có nhiều vấn đề nhất của anh. Có thể Bằng Kiều có khả năng support một số note ở quãng trung, có tiềm năng phát triển ở quãng trầm, nhưng quãng cao của anh support gần như không có, thay vào đó anh nâng thanh quản cao lên và dùng cổ ra sức để đẩy note cao. Hơn nữa, do vị trí âm thanh thường kẹt trong miệng và cổ, pha quá nhiều chest voice kèm theo sự thiếu support đúng cách về hơi thở, anh chưa từng có resonance ở quãng cao, các note quãng cao của anh nghe cực kỳ không thoải mái, vocal projection gần như là không kèm theo một lượng lớn tension xuất hiện bao gồm tongue tension, throat tension, và glotta tension. Điều đó có thể dễ dàng nghe thấy ở  F#4 trong Yêu thương mong manh, F#4 trong Dẫu có lỗi lầm, F#4 trong Linh hồn đã mất (high larynx + nasal), G4 trong Linh hồn đã mất, G4 trong Có lẽ, G4 trong Yêu thương mong manh, G4 trong Nơi tình yêu bắt đầu, G4 trong Xin gọi nhau là cố nhân, G#4 trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, F#4 - G#4 trong Nếu chỉ có một ngày để sống, G#4 - A4 trong Dẫu có lỗi lầm, A4 trong Linh hồn đã mất, A4 trong Nơi tình yêu bắt đầu, A4 trong Yêu thương mong manh, A4 trong Bản tình cuối (không support nhưng có phần nào khá relax). Bằng Kiều cũng cho thấy anh thiếu sự tinh tế khi chọn bài vì mặc cho kỹ thuật ở quãng cao anh rất yếu, anh vẫn thường phiêu lưu đến những note trên A4, những note mà những vocalist rất tốt mới có thể support được. Do đó anh không chỉ bộc lộ khuyết điểm nhiều hơn mà nguy hiểm hơn là chính anh đang tự phá hoại giọng hát của mình. Ví dụ như Bb4 - A4 trong Có lẽ, Bb4 trong Anh sẽ nhớ mãi,  B4 - C5 - A4 trong Nơi tình yêu bắt đầu, A4 - Bb4 trong Nấc thang lên thiên đường. Mix voice của Bằng Kiều phần lớn là pha rất nhiều chest như các note cao vừa kể trên. Anh có thể điều chỉnh mixed voice để thiên về heady mix, nghe có phần nào đó relax nhưng không có support và nhiều lúc hơi nasal. Ví dụ như G#4 - Bb4 trong Linh hồn đã mất, C#5 - B4 - A4 trong Mặt trời của tôi, trong đó C#5 và B4 bị strained, tongue tension và closed throat, đáng chú ý là note A4 ở 3:56 có thể nghe được anh rất chật vật khi chuyển từ heady mix sang chesty mix thường dùng, điều đó cho thấy ngoài thiếu sự kết nối, anh còn thiếu khả năng cân bằng head voice và chest voice, nói dễ hiểu hơn là anh có thể hát một là rất 8 chest voice/ 2 head voice hoặc 8 head voice / 2 chest voice, anh chưa cho thấy sự điều khiển giọng hát tốt hơn để hát 6 chest voice / 4 head voice hay 6 head voice / 4 chest voice thường xuyên. Trong một đoạn phiêu hiếm hoi khi hát Nơi tình yêu bắt đầu, anh tiếp tục cho thấy sự thiếu kết nối trong giọng hát khi chuyển từ chest voice sang head voice mà head voice lại thành falsetto. Mặc dù thiếu sự phát triển về kỹ thuật ở quãng cao, thỉnh thoảng anh vẫn có thể cho thấy một số note khá relax và có phần nào đó support ví dụ như note F#4 trong Chị tôi. G4 trong Hạ trắng, đặc biệt note G4 trong Hạ trắng có lẽ là một trong những note G4 đẹp nhất trong sự nghiệp ca hát của anh vì đó là lần hiếm hoi mà anh cân bằng head voice chest voice khá ổn, nghe có độ relax nhất định mặc dù không có support. Tuy nhiên, thật không may là đó là note G4 duy nhất trong Hạ trắng được support phần nào, còn tất cả note G4 còn lại hoàn toàn là push, high larynx và không có support.
        Bằng Kiều có thể sử dụng head voice nhưng không nhiều, khi anh sử dụng thì cũng như chest voice của mình, hoàn toàn không có support, cùng với đó thì giọng mũi (nasality) lại xuất hiện hơi nhiều hơn một chút so với chest voice của anh. Điều đó có thể nghe thấy ở đoạn head voice trong Trái tim bên lề, hay trong Linh hồn đã mất. Thỉnh thoảng thì anh có thể produce được head voice không có nasality như A4 - G4 trong Nơi tình yêu bắt đầu, thế nhưng support đúng nghĩa không xuất hiện. Về agility, đây cũng không phải là lĩnh vực mà anh chú tâm phát triển, nhưng với một ca sĩ có intonation tốt và kinh nghiệm đi hát lâu năm, anh vẫn cho thấy sự chính xác về cao độ khi chạy những đoạn vocal run  mặc dù nghe vẫn còn khá messy do note separation không rõ ràng nhưng có thể phần nào tạm chấp nhận được. Cụ thể là đoạn vocal run trong Nơi tình yêu bắt đầu, Chị tôi.
        Nhiều người cho rằng Bằng Kiều không thể hát note cao như xưa là vì tuổi tác, điều đó hoàn toàn đúng, nhưng chỉ đúng 30%. Trong những bản thu âm hay màn trình diễn lúc trẻ của anh, note cao nghe dễ dàng hơn và giọng có phần ổn định hơn, nhưng nhìn chung, anh đã hát sai kỹ thuật thanh nhạc từ lúc trẻ, support rất ít khi xuất hiện trong giọng hát của anh, note cao của anh đều strained (nhưng đỡ hơn thời điểm hiện tại). Cho nên gốc rễ của sự đi xuống này không phải hoàn toàn do tuổi tác, mà cái chính là anh hát note cao qua nhiều (thường từ G4 trở lên) nhưng với kỹ thuật chưa phù hợp dẫn đến tổn hại về thanh quản. Khi tuổi còn trẻ, anh có thể dùng thể lực để khỏa lấp phần nào khuyết điểm về kỹ thuật, nhưng đáng tiếc là khi có tuổi, thể lực của anh chắc chắn không bằng lúc trẻ, do đó khuyết điểm xuất hiện nhiều hơn là điều tất nhiên.
- IV OVERALL ASSESSMENT
- V RATING
Rank E
-VI BEST PERFORMANCE(S)
* Vocal range của Bằng Kiều được lấy từ clip  https://www.youtube.com/watch?v=SKmBIPzXR7g

79 nhận xét:

  1. Cảm ơn bạn :))

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết hay quá. Mặc dù mình hâm mộ BK nhưng mà cũng phải thừa nhận BK là trùm sai kĩ thuật. Làm về Bùi Anh Tuấn nữa đi ad

    Trả lờiXóa
  3. Giọng BK rất mỏng kể cả khi hát quãng trung hay cao, âm sắc sáng, bay... Nên chắc chắn là light lyric tenor.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn ý kiến của bạn, nhưng mình phải nói là mình không đồng ý. Primo passaggio của Tenor Lirico là từ D4, có nghĩa là những tenors sẽ làm sáng mix của mình hay thêm chất head vào từ D4 trở lên. Nhưng Bằng Kiều thì khác, anh làm sáng mix của mình từ C4/C#4 và chất head xuất hiện nhiều lần ở đó và C4/C#4 chính xác là bằng một note/semitone dưới D4, đó là dấu hiệu quan trọng để nhận biết 1 full lirico. Ngoài ra, nếu so sánh âm sắc của anh với các Light Lirico như Bùi Anh Tuấn, Noo, hoặc cả Lirico có hơi hướng Leggiero như Sơn Tùng MTP thì âm sắc của anh vẫn cho thấy độ dày, độ chín chắn của như độ sâu hơn.

      Xóa
    2. Chỉ cần đặt ngang BK với BAT với nhau là biết chắc chắn BK là full lirico rồi!

      Xóa
    3. ad ơi cho mình hỏi, mình hát hay kiểu lên cao bằng cách rướn cổ với cố quá ý, nên bây giờ giọng có vẻ tệ đi, lên bị khàn nhiều, có cách nào khắc phục được không ạ? kiểu để làm giọng khỏe lại như xưa hoặc chí ít cũng đỡ đi, thanks ad nhiều ạ

      Xóa
    4. Bạn không nói rõ là bạn bao nhiêu tuổi, hát có thường xuyên không, bị khàn lâu dài hay kiểu như khàn tiếng do bệnh nên mình không biết trả lời cho bạn ra sao nữa.

      Xóa
  4. Bằng Kiều là leggiero spinto tenor nhé, lớp thanh nhạc t có bạn giống bk từ ngoại hình lẫn màu giọng k lệch đi đâu đc, hát k có cộng hưởng nên giọng tối và dày vậy thôi chứ bt giọng sáng mảnh và có chất thép, tenor bt thì quãng trầm yếu nhưng tenor nhẹ thì quãng rất rộng nên có thể xuống rất trầm sâu và tối, càng lên cao thì càng sáng, thằng bạn t eb2-eb5 giọng thật, mix lên bb5 còn đc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin chào, bạn có thể giải thích rõ hơn về leggiero spinto tenor. Trong thanh nhạc chỉ có giọng Lirico spinto tenor hoặc lirico leggiero tenor, lần đầu tiên mình nghe nói đến leggiero spinto tenor. Giọng Bằng Kiều không phải leggiero tenor vì giọng anh không đủ linh hoạt và cũng không phải spinto tenor vì giọng anh thiếu độ tối, nặng và chất "mental" khi nói đến quãng cao.
      Sẵn tiện bạn có thể giải thích về tenor nhẹ? Mình chỉ học giáo trình thanh nhạc tiếng anh nên không hiểu tiếng Việt gọi tenor nhẹ là giọng gì.

      Xóa
    2. đã lirco= trữ tình, dramatic =kịch tính, spinto là nửa kịch tính nửa trữ tình, nên k có chuyện lirico spinto đc, full + light+ leggiero là đặc điểm phân biệt giọng chắc ad biết rồi, ý mình là giọng bằng kiều là nam cao nhẹ nửa trữ tình nửa kịch tính = spinto leggiero tenor, còn giọng anh k đủ linh hoạt và thiếu độ tối, nặng và metal là chuyện quá dễ hiểu vì hát thiếu hỗ trợ và cộng hưởng thì làm sao mà phát huy đc. còn giải thích về nam cao nhẹ( leggiero tenor) đơn giản thôi, giọng cao hơn light tenor khoảng 1 nốt, giọng rất mỏng, âm lượng nhỏ, ít vang và sắc nét, giọng tối nhưng càng lên cao càng sáng nhưng âm lượng vẫn không biến đổi quá nhiều như giọng khác, thường quãng rất rộng nếu kĩ thuật tốt giọng thật có thể lên tới Eb5 ngang ngửa nữ trung trầm, và khả năng hát quãng trầm ngang ngửa baritone có thể xuống E2 cũng đc ( quãng giọng dị) vd: thanh bùi, thanh duy idol ( vẫn là giọng nam nhé chưa phải nam thiến) . Mình ngu tiếng anh nên có chỗ nào sai ad bỏ qua, còn muốn tìm hiểu thêm về tenor nhẹ mình có thể cho vd thực tế

      Xóa
    3. Cảm ơn bạn. Thực sự mình vừa xem lại sách vở cũng như thảo luận với các bạn trong team mình thì vẫn không thấy nhánh nào của tenor tên là spinto leggiero tenor cả. Cũng giống như lirico mezzo alto vậy.
      Ngoài ra đặc trưng cơ bản nhất của leggiero tenor ngoài những điều bạn nói thì người mang loại giọng này có agility đặc biệt phát triển, thầy mình hay nói vui là đó giống như phiên bản nam của giọng coloratura ở nữ vậy.
      Với những kiến thức mình có thì mình vẫn tôn trọng nhưng không đồng ý với bạn vì mình đã giải thích vì sao BK là một full lirico qua passaggio ở comment trên comment này.

      Xóa
    4. uh, chắc kiến thức thực tế của mình không đúng với cả tham khảo phải tài liệu không đúng quy chuẩn. https://www.youtube.com/watch?v=jZQ9YTMNxB0 clip này bằng kiều và tuấn hưng https://www.youtube.com/watch?v=pd3Wcd1-OVA clip này bằng kiều và tùng dương thì cả 3 người này đều là full lirico tenor nhỉ, sao giọng bằng kiều khác biệt với 2 người kia vậy nhỉ

      Xóa
    5. Bạn đừng bi quan về kiến thức của mình, mình không hề phủ nhận kiến thứ của bạn. Cũng có thể bạn đúng mà.
      Về câu hỏi của bạn, mình không biết bạn nói giọng BK khác 2 người kia là khác thế nào ví vốn dĩ giọng BK không thể giống TD hoăc TH.

      Xóa
    6. biết là giọng chẳng ai giống ai, nhưng muốn hỏi bạn là đặc điểm chung gì để 3 người này đều là full lirico tenor

      Xóa
    7. Mình không biết TH có phải full lirico hay không vì mình chưa analyze anh.
      Ngoài ra, đặc điểm để nhận biết full lirico tenor mình đã nói ở comment trên. Mình sẽ copy lại: . Primo passaggio của Tenor Lirico là từ D4, có nghĩa là những tenors sẽ làm sáng mix của mình hay thêm chất head vào từ D4 trở lên. Nhưng Bằng Kiều thì khác, anh làm sáng mix của mình từ C4/C#4 và chất head xuất hiện nhiều lần ở đó và C4/C#4 chính xác là bằng một note/semitone dưới D4, đó là dấu hiệu quan trọng để nhận biết 1 full lirico

      Xóa
    8. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  5. Bạn có thể làm vocal analysis cho Bảo thy được không. Bảo thy vốn tệ mà giờ còn mất giọng nữa.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bảo Thy cũng sẽ được analyze trong tương lai bạn nhé.
      P/s: Xin đừng dùng từ "tệ" để chỉ kỹ thuật của bất kỳ ca sĩ nào vì từ đó có tính xúc phạm tới họ. Tôn trọng nghệ sĩ là một trong những tiêu chí quan trọng trong blog của mình.

      Xóa
    2. Mình từng làm clip vocal range của Bảo Thy Thực tế thì nó bị sai mấy chỗ, rồi lại còn bị lẫn lộn giữa heady mix và falsetto nữa do Thy mix heady kinh khủng. Nhưng hy vọng nó cũng có thể giúp ích dù là chút xíu trong bài phân tích của bạn
      https://www.youtube.com/watch?v=D2nPgobUmjw

      Xóa
    3. Ah... Một video rất hữu ích, mình sẽ ghi tên bạn dưới bài viết nếu mình lấy vocal range từ video của bạn. Cảm ơn rất nhiều.

      Xóa
  6. Chào bạn, trong phần "best performance", bạn có thể sử dụng clip gốc (do mình quay) ở đây (https://www.youtube.com/watch?v=wywR4Cj0BMs), thay vì clip re-up bạn đang sử dụng được không? Cám ơn bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ tất nhiên là được, cảm ơn bạn vì đã quay lại và chia sẻ với mọi người một clip rất hay nhé.

      Xóa
  7. Nếu AD có thời gian có thể xem qua clip mình và bạn mình hát và cho 1 vài lời nhận xét về màu giọng của cả 2 và những điều cần sửa được không ạ ^^ . Rất cám ơn và chờ bài về BAT + TQ Idol của blog
    https://www.youtube.com/watch?v=GexwHHMC6-M

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai bạn có màu giọng khá giống nhau. Bạn áo sọc hát airy, sense of pitch cũng chưa chuẩn. Bạn ấy đặt giọng hát ở cổ và ngực. 1:11 falsetto của bạn áo sọc khá flat và thiếu kiểm soát. Throat tension xuất hiện gần như tất cả các note bạn ấy hát. Đoạn cuối strain quá nhiều, nên chọn bài phù hợp hơn.
      Bạn áo nâu có sense of pitch tốt hơn và ít airy bạn áo sọc, 1:30 airy falsetto nhưng kiểm soát hơn bạn áo sọc. Nhìn chung bạn áo nâu hát tốt hơn bạn áo sọc nhưng throat tension vẫn rất rõ ràng, thêm vào đó là thỉnh thoảng tongue tension xuất hiện và cách hát của bạn ấy cũng không rõ lời cho lắm.

      Xóa
    2. Rất cám ơn ad ạ cho mình hỏi là giọng của 2 đứa có được gọi là tenor k ạ ? Và âm thanh lúc 4:30 là dạng gì hay là hét ạ . Tks ad rất nhiều về bài của Idol Tuấn <3

      Xóa
    3. AD rep ho minh cau tren dc k a :((

      Xóa
    4. À rất xin lỗi bạn, mình sót comment của bạn. Theo cảm quan ban đầu thì có lẽ 2 bạn là tenor. Còn về đoạn 4:30, thực sự dùng từ hét để chỉnh việc hát nghiêm túc thì hơi nặng và mất lịch sự, nhưng âm thanh đúng là strained, high larynx và shouty.

      Xóa
    5. Tks AD rất nhiều ạ , với kiến thức cũng khả năng giao tiếp tốt như này mình tin ad sẽ xây dựng nên một blog âm nhạc thực sự bổ ích cho tất cả mọi người yêu âm nhạc <3

      Xóa
    6. Ad cho mình hỏi là với tình trạng và kỹ thuật như hiện tại thì BK nên hát trong quãng nào là hợp lí ạ?

      Xóa
    7. Theo mình là từ D3 tới E4. Mặc dù nó có những note ngoài supported range của BK nhưng anh có thể giữ neutral larynx thường xuyên tới D3 và ít throat tension tới E4.

      Xóa
    8. Như vậy hình như hơi thấp với 1 Tenor như BK nhỉ vì mình thấy hầu hết nam trung đã hát đến E4, F4 rồi. Ko lẽ giọng BK giờ tệ vậy sao ta?

      Xóa
  8. https://www.youtube.com/watch?v=Vy7WmREaF50 clip này BK vẫn yêu và tin ... BK hát giọng gì mà nhẹ nhàng êm ái vậy ad

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình không thấy có gì đặc biệt ở đây, vẫn là chesty mix mà anh thường sử dụng, chỉ là anh dùng cách hát nhẹ nhàng thôi, như trong bài Chị tôi cũng vậy. Có vẻ không có light mixed hay head voice ở đây.

      Xóa
    2. bài đó BK có bị strain k vay ban

      Xóa
    3. Strain rất nhiều bạn nhé, nói chung BK có thể strained từ F4 và mất support từ D4

      Xóa
    4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  9. Ad ơi mình có một số chỗ không hiểu có thể giải thích giúp mình không ạ?
    1. Như thế nào được tính là 1 note supported và có phải khi một cs support đc note đó thì cũng đc tính là relax đúng không?
    2. Khi lên cao thanh quản bắt buộc phải ở trạng thái tự nhiên không đc cao theo?
    3. Việc giữ thanh quản ở vị trí bình thường hoặc cao lên khi hát cao có lợi và hại gì?
    Mình xin chân thành cảm ơn ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Bạn có thể xem lại phần Các thuật ngữ https://myvocalanalyses.blogspot.com/2016/09/cac-thuat-ngu-thanh-nhac-duoc-dung-trong-blog.html, mình có nói về support ở đó.
      2. Chính xác! Thanh quản không được đẩy lên khi hát cao.
      3. Việc giữ thanh quản neutral khi hát cao giúp bạn có thể đạt opened throat và hổ trợ việc kết nối với nền breath support. Ngoài ra neutral larynx không tạo thêm tension nơi cổ, giúp bạn không bị đau cổ khi hát và giúp giữ gìn giọng hát của bạn. Ngược lại, high larynx khi hát cao do có sự can thiệp của các outer muscles, chúng đẩy thanh quản lên và ngăn vocal cords rung động một cách tự nhiên, do đó opened throat không thể nào có được. Ngoài ra bạn cũng không thể sử dụng breath support và nhiều khả năng mất mask placement nếu bạn bị high larynx và âm thanh phát ra chắc chắn không có support

      Xóa
  10. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  11. Bạn có thể cho mình biết nốt cao nhất của BK là Eb5 là nằm ở đâu ko ạ? Nó thấp hơn hay cao hơn E5, E#5 ạ, kiến thức mình còn hạn chế nên chỉ biết các nốt ví dụ như C5, C#5, D5, D#5 chẳng hạn, chứ có chữ b chính giữa mình chịu :)) mong bạn chỉ mình thêm đc ko ạ :))
    Có hình minh họa các nốt càng tốt ạ :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Eb5 chính là D#5 đó bạn. Nó gọi là dấu "giảm", nghĩa là giảm xuống nửa cung. Và lưu ý rằng không gọi E#5 nhé bạn, vì E#5 tức là E5 tăng lên nửa cung chính là F5, và do đó cũng không ai gọi E5 là Fb5.

      Xóa
    2. Thanks ad ạ. Mình để ý dường như chỉ có B và E là ko có dấu # ở chính giữa à phải ko ạ? Nếu đúng vậy thì xin ad giải thích cho mình sao chỉ có nốt B và E là khác các nốt khác ạ?

      Xóa
    3. Vì khoảng cách giữa 2 note vd C và D hoặc G và A là 1 cung, nhưng khoảng cách giữa E và F hoặc B và C chỉ có nửa cung. Do đó khi gọi E# tức là E thăng lên nửa cung thì đó chính là F. Trong khi những note khác vd C, gọi C# tức là C# lên nửa cung thì vẫn là C# vì khoảng cách giữa C và D là 1 cung, nếu có kí hiệu kiểu như C## thì đó mới là D.

      Xóa
    4. Vâng, mình đã hiểu. Thanks ad nhiểu.

      Xóa
  12. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  13. https://www.youtube.com/watch?v=83ZoQb_17nM (Đêm Cô Đơn). 3:25 (chữ "ngác").
    https://www.youtube.com/watch?v=oVBlg9JeaBQ (Tình Yêu Cho Em). 3:19 (chữ "phai xóa").
    https://www.youtube.com/watch?v=uUVTrMA7nRQ (Buồn Ơi Chào Mi). 4:04 (chữ "ơi").
    https://www.youtube.com/watch?v=SxPzygr21eg (Lời Nguyện Cầu Giáng Sinh). 4:54 (chữ "ái" khúc lên).
    https://www.youtube.com/watch?v=VXX5HzOUeWE (Một Ngày Mùa Đông). 4:58 (chữ "đã")
    Ad có thể cho mình biết những nốt trong các phút mình ghi trong những link đó Bằng Kiều lên tới những nốt nào và anh ấy lên bằng chest voice, mix voice hay head voice được không ạ? Cảm ơn ad nhiều lắm! :) Mình đang học hỏi thêm mong ad giúp đỡ. :D

    Trả lờiXóa
  14. Đêm cô đơn: C5
    Tình yêu cho em: A4 - B4
    Buồn ơi chào mi: A4
    Lời nguyện cầu giáng sinh: C5
    Một ngày mùa đông: B4
    Tất cả là mixed voice.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thanks ad nhiều nhiều lắm ạ!

      Xóa
    2. Chào ad và độc giả Nguyễn Dương !
      Clip Đêm Cô Đơn là BK hát live hay bản studio vậy ?

      Xóa
  15. ad ơi, Việt Nam mình có ai là spinto tenor hay lirico-spinto tenor ko?

    Trả lờiXóa
  16. https://drive.google.com/file/d/0B5gCNizqiP_2RkFxR25FZGI4S0E/view

    AD ơi nếu có thời gian thì nhận xét giùm mình đây là falsetto phải không ạ? Cảm ơn AD nhiều lắm

    Trả lờiXóa
  17. https://m.youtube.com/watch?v=CClQlK5c3KA Đoạn 2:52 BK hát kiểu gì mà nghe lạ thế bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu mình không nhầm thì anh ấy hạ thanh quản - Lower larynx

      Xóa
  18. ad ơi cho em hỏi ad ơi cho em hỏi cách đây đầu năm thì mix em lên D#5 E5 còn falsetto thì em lên được G5 , bây giờ falsetto vẫn G5 nhưng khi hát bằng giọng thật hay mix thì không lên nỗi c5 nữa ạ và cảm thấy đau rát họng khi mới hát 1 bài , và nghe cứ bị cụt cụt sao ấy ạ , có phải em bị hư giọng rồi không ạ ( trong thời gian sau đầu năm em cũng có lạm dụng các nốt cao ạ   ) mong ad tư vấn cho em với ạ

    Trả lờiXóa
  19. Ad ơi cho mình xin tên của giáo trình ad đang học được không ạ. Nếu có địa chỉ chỗ nào bán hoặc link để downloand thì càng tốt ạ. Với ad thể bổ sung mấy cái leggiero, full, light vào trong mục "các thuật ngữ" để newbie như em tiện học tập và theo dõi được không. Em cảm ơn ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Được chứ bạn, tuy nhiên, đây là bài analysis của Bằng Kiều, bạn hãy đặt câu hỏi trong Question center trước và mình sẽ trả lời sau.

      Xóa
  20. https://m.youtube.com/watch?list=PLTBRdRMaS99tK29ew4Vwdr_eCKRDBZ11X&params=OAFIAVgD&v=skGY8lgQB5E&mode=NORMAL 1:54 mình cảm thấy BK lên note này khá thoải mái, ko biết là nó có support ko.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mong ad xem câu hỏi của mình. Tks.

      Xóa
    2. Không, note A4 strain với high larynx và khá shouty. Mình cũng không BK thoải mái khi hát note đó.

      Xóa
  21. cho mình hỏi chữ ĐÃ 14giây bài Phút Cuối ,BK dùng giọng gì, vì từ đó F4# mà xài mixed voice headvoice gì gì đó ko dài hơi dc đến vậy (đối với mình)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mixed voice của bạn có thể sai cách. Trên thực tê mixed voice có thể kéo dài hơn cả chest voice ở cùng 1 nốt

      Xóa
    2. bạn mix bị nasal và sai kỹ thuật thì chả cụt hơi =))

      -giọng mình baritone nhưng hoàn toàn có thể kéo F#4 được 10 giây
      -nốt F#4 đối với giọng gì đi nữa đều cần thiết phải là mixed voice
      -dùng chest voice ở F4 thôi đã rất mệt và strain rồi, chỉ những người hát thiếu kỹ thuật mới bê chest lên quãng đấy; tương tự đối với chesty mixed nhé

      Xóa
  22. Ad ơi cho mình hỏi note cao nhất của bài em ơi Hà Nội phố này là note nào và có phải mix k? Và ở 2:41 chữ cũ note gì và BK sử dụng kĩ thuật gì không ạ https://youtu.be/VexZtKuz4F4

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Note cao nhất là C5 bạn nhé. 2:45 chữ "cũ" là note C5, kỹ thuật sử dụng là mix voice cùng với chuyển placement.

      Xóa
    2. Mình muốn bạn nghe giọng mình và góp ý về khuyết điểm dc ko

      Xóa
  23. https://youtu.be/rukLmXnutdU cho mình hỏi bày này ở 3:50 chữ " tới " Bằng Kiều hát lên note gì và dùng kĩ thuật gì hả ad

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là note Eb5, kỹ thuật là mask-placed head voice.

      Xóa
  24. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  25. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  26. Bài viết hay quá ad! Cho mình hỏi 1 câu: theo như mình biết một người mà không có kĩ thuật gì nhiều thì sẽ qua secondo passagio một chút thì giọng sẽ vỡ ngay. Như bạn nói bằng kiều có second passagio là F#4. Vậy tại sao lúc trẻ bằng kiều có thể lên tận B4, C5 mà cảm giác giọng không bị vỡ vẫn kết nối với quãng dưới? Cho dù hát sai kĩ thuật? Cho mình cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình có vài quan điểm như thế này mong giúp ích cho bạn
      -BK cũng thuộc nhóm giọng Lirico (Full Lirico Tenor), nên sẽ sáng mix ở G4, cữ giọng của một Lirico Tenor cũng lên đc A4, B4 sơ sơ rồi
      có nhiều người bảo BK giống Leggiero hơn với tessitura khá cao, cái này mình không chắc :))
      -Hồi trẻ BK ít đẩy thanh quản lên cao như nhiều ca sĩ nghiệp dư vẫn thường làm. Cùng với làn hơi đầy, thể lực tốt và nhấc đc soft palate nên BK biết giữ đc các nốt cao.
      -ngoài ra 1 phần cũng do bẩm sinh giọng BK khá "mái" và cao sẵn hơn mặt bằng chung rồi
      -BK và Tuấn Hưng là 2 ông có thể lực, stamina, làn hơi rất tốt và cũng trùm tàn phá giọng hát =))

      Xóa
  27. Bạn ơi Mình cũng mới biết đến blog này của bạn, bài này là bài đầu tiên. Mình thấy bạn phân tích kỹ thuật rất rất là tỉ mỉ và kỹ. Mình cũng hay nghe nhạc, phải công nhận là nghe các bài hát của Bằng Kiều trên Paris by night và live thì performance rất là khác nhau. Nghe trên PBN thì các bài hát thể hiện rất trọn vẹn, các note cao nghe kiểu cống hiến, vang sáng, nhưng nghe video live thì rất ít khi thấy lần nào đc như trên video PBN. Mình cũng biết là có điều chỉnh âm thanh, nhưng có phải điều chỉ nhờ điều chỉnh âm thanh, tuning các thứ mà những bản trên PBN cái performance nó tốt được như vậy không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. PBN trên nhiều đĩa đa phần là ghép tiếng hết bạn ạ. Đều được chỉnh sửa lung tung.

      Thật ra tư liệu của ad lấy ở cận thời điểm mà ad phân tích anh Kiều, toàn sau 2014, mà vốn dĩ anh Kiều đã xuống cấp từ năm 2012 rồi. Nếu bạn nghe anh Kiều live những năm 2008 về trước thấy khác bọt lắm nhé. Trên bài phân tích cũng có video Hạ Trắng, nghe bay bổng hay tuyệt

      Bạn có các bản gốc PBN không, cho mình xin vài bản với. Chế độ kiểm duyệt internet của VN và sự lầy lội về chính trị của giới bầu sô PBN không cho phép PBN được phổ biến ở VN.

      Xóa
  28. Ad ơi cho em hỏi đây là full liryco hay light liryco vậy ad em cảm ơn ạhttps://youtu.be/bQS8RJoPQ50

    Trả lờiXóa