Lowest/Highest supported note: F3 / B4 / N/A
Highest mixed note: F5
-I INTRODUCTION
Uyên Linh ghi dấu ấn đậm nét với công chúng lần đầu tiên khi trở thành quán quân mùa thứ 3 của Vietnam Idol. Tại thời điểm đó, cô là một hiện tượng với chất giọng dày, mạnh mẽ, quyến rũ và giàu cảm xúc. Sau cuộc thi, Uyên Linh ra mắt các album Giấc mơ tôi, Ước sao ta chưa gặp nhau và gần đây nhất là album Portrait với màu sắc âm nhạc sang trọng và nhiều hoài niệm. Hiện tại, Uyên Linh đã có kế hoạch cho album tiếp theo của mình, hứa hẹn một sự thay đổi và phá cách.
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:- Quãng trầm rất phát triển, support giữ đến F3
- Tonality quãng trầm có thể được giữ ngay cả khi ngoài supported range
- Thường giữ support được đến A4, từng support được B4
- Head voice có breath support, kiểm soát ổn, âm sắc đầy đặn, bay bổng
- Các note trong vocal runs thường giữ được sự kiểm soát về cao độ
- Chất giọng đẹp, đầy đặn
- Support bị mất tại E3, thường hạ thanh quản tại D3
- Throat tension xuất hiện rõ từ Bb4, đôi khi xuất hiện ngay tại G4
- Có thể bị strain nặng từ A4, high larynx nhiều và thường xuyên, âm thanh shouty từ B4 trở lên
- Gần như chưa từng tạo resonance
- Nasality xuất hiện trong quãng trung và cao
- Head voice thiếu độ mở, không mang support đúng nghĩa
- Vocal runs thường lướt note, mờ, thiếu độ nét
-III OVERALL ANALYSIS
Quãng trầm là quãng mạnh nhất của Uyên Linh, sự phát triển support của cô tại quãng này rất đáng kể. Không chỉ tỏ ra thuận lợi ở quãng này mà càng xuống thấp, Uyên Linh không mất đi vẻ đẹp của chất giọng mình, mà thay vào đó âm sắc của cô càng dày và nặng. Quãng từ B3 xuống G#3 là quãng thuận lợi và thoải mái của Uyên Linh, cô giữ thanh quản cân bằng, masked placement và vocal projection tốt. Điều đó có thể nghe thấy tại B3 trong All of me, B3 trong Chờ người nơi ấy, Bb3 trong Bài hát của em, Bb3 trong Đi để trở về, A3 trong Chưa bao giờ, A3 trong Chờ người nơi ấy, G#3 trong Chưa bao giờ. Từ G3 trở xuống độ nặng và sâu trong giọng hát của Uyên Linh trở nên dễ nhận ra. Tăng độ nặng của giọng hát khi xuống thấp là cách điều chỉnh kỹ thuật phù hợp với quãng trầm, tốt hơn nhiều so với những cách như trở nên airy hay hạ thanh quản. Chính nhờ vậy, dù có chạm gần tới đáy của quãng giọng tonality của Uyên Linh vẫn không mất đi hoàn toàn. Về support, nhìn chung support tiếp tục duy trì ổn định đến F3 như G3 trong Xin giữ em cho hoàng hôn, note G3 khác cũng trong Xin giữ em cho hoàng hôn, G3 trong Lại gần hôn anh, G3 trong Nuối tiếc, G3 trong Never enough (good support), F#3 trong Bài hát của em, note F#3 trong Chỉ là giấc mơ, note F#3 khác cũng trong Chỉ là giấc mơ (tại chữ "tay"), F3 trong Đi để trở về, F3 trong Nuối tiếc, note F3 khác cũng trong Nuối tiếc, F3 trong Xin giữ em cho hoàng hôn, note F3 trong phần trình diễn khác của Xin giữ em cho hoàng hôn, F3 trong Bài hát của em, F3 trong Chỉ là giấc mơ. Note F3 thỉnh thoảng không giữ được sự ổn định như những note từ F#3 trở lên, thỉnh thoảng cô có hơi hạ thanh quản để hit F3 như note F3 trong Xin giữ em cho hoàng hôn. Dưới F3, Uyên Linh không hoàn toàn mất hẳn support nhưng không thể cho đó là những note supported. Điểm tốt nhận thấy là Uyên Linh không cần phải quá hạ thanh quản, cũng không cần quá gắng sức, có cảm giác như cô chỉ thả lỏng giọng hát của mình để note trầm thoát ra tự nhiên nhất có thể. Nhờ đó tonality của cô không bị biến dạng mà giữ độ trầm nặng tự nhiên. Điều đó có thể nghe thấy ở note E3 trong Chỉ là giấc mơ, E3 trong Bài hát của em, E3 trong Never enough, Eb3 trong Bài hát của em, D3 trong Never enough (airy + low larynx).Quãng trung của Uyên Linh, nếu xét voice type của cô là mezzo soprano thì quãng trung có thể nói là phát triển vừa đủ. Điểm đáng nói nhất ở đây là giọng mũi (nasality) tăng dần khi note trở nên cao hơn, giọng mũi có thể nghe thấy từ G4/G#4 và từ đó tăng dần. Uyên Linh còn trở nên đặc biệt nasal khi hát những bài tiếng nước ngoài, ví dụ điển hình là phần trình diễn All of me. Từ F#4 trở xuống là quãng support ổn định nhất của Uyên Linh, rất hiếm khi cô strain tại đây. Ví dụ như note F4 trong Chưa bao giờ, F#4 trong All of me. Uyên Linh có thể cho thấy support tiếp tục từ G4 đến A4 như G4 trong Never enough, G4 trong Chưa bao giờ, G4 trong Xin giữ em cho hoàng hôn, G4 trong I will survive, G4 trong Chỉ là giấc mơ, G#4 trong Bài hát của em (nasal), note G#4 khác cũng trong Bài hát của em, G#4 trong Đi để trở về, G#4 trong Xin giữ em cho hoàng hôn, G#4 trong All of me, A4 trong Chờ người nơi ấy (chữ "nơi"), A4 trong Never enough, note A4 khác cũng trong Never enough, A4 trong Chưa bao giờ, note A4 khác cũng trong Chưa bao giờ. Uyên Linh tuy có lúc độ mở tốt nhưng hầu như chưa từng tạo resonance. Không những thế, tuy quãng support hiện tại ghi nhận là G#4/A4 nhưng Uyên Linh đôi khi lại vô cùng không ổn định từ G4 đến A4, đặc biệt khi cô hát lớn hơn, đẩy cao trào mạnh hơn hoặc âm đóng thì throat tension có thể xuất hiện ngay tại G4 khiến âm thanh bị strained. Điều đó có thể nghe thấy tại note G4 trong Never enough, G4 trong Chưa bao giờ, G4 trong Xin giữ em cho hoàng hôn, G4 trong Đi để trở về, G#4 trong All of me, G#4 trong Cám ơn tình yêu, note G#4 trong Cám ơn tình yêu. A4 thường hay xuất hiện throat tension hơn kèm theo nasality như A4 trong Chưa bao giờ, note A4 khác cũng trong Chưa bao giờ, A4 trong Nuối tiếc,A4 trong Có đôi khi, A4 trong Never enough (throat tension rất rõ ở đây làm âm thanh throaty hơn bình thường), A4 trong I will survive. Ở thời điểm hiện tại, khó để tìm thấy những note có support trên A4 từ Uyên Linh do sự không ổn định kỹ thuật ngay từ G4, chỉ một số lần ít ỏi có support ngoài A4 như note Bb4 trong Bài hát của em, phần lớn còn lại âm thanh phát ra strain, nasal với nhiều throat tension, đôi khi shouty như Bb4 trong Đi để trở về, Bb4 trong Xin giữ em cho hoàng hôn, B4 - Bb4 - G#4 trong All of me, Bb4 trong Nuối tiếc, Bb4 trong Cám ơn tình yêu, Bb4 trong Lại gần hôn anh.
Theo ghi nhận trong quá trình phân tích, note B4 trong Cám ơn tình yêu là note cao nhất Uyên Linh từng support được. Hiện tại gần như 100% những note từ B4 trở lên luôn strain với những lỗi kỹ thuật đã nói ở quãng trung, âm thanh phát ra thiếu projection, căng thẳng, throaty và kém vang. Điều đó có thể ghi nhận ở B4 trong Chờ người nơi ấy, note B4 khác cũng trong Chờ người nơi ấy, B4 - A4 trong Never enough, B4 trong All of me, B4 trong Chờ người nơi ấy. Khi Uyên Linh giảm nhẹ, không đẩy và tống quá nhiều hơi thì tonality của cô ít bị biến dạng và âm thanh phóng ra nhiều hơn nhưng throat tension vẫn là vấn đề khá rõ ràng như tại B4 trong Chờ người nơi ấy. Ở quãng cao của một mezzo soprano thì note B4 là note thường thấy Uyên Linh hát nhiều nhất và ít khi hát từ C5 trở nên vì những lỗi kỹ thuật cùng với cách mix/đặt placement không phù hợp khi lên cao làm cô không có sự thư giãn cần thiết và phải push khá nhiều. Điều đó có thể nghe thấy tại tại những note C5 trong Đường cong, note C5 khác cũng trong Đường cong, C5 trong Never enough (shouty), C5 trong phần trình diễn Never enough khác (flat, strained), C5 trong Xin giữ em cho hoàng hôn, C5 trong Anh thì không (shouty, pushing), D5 trong Never enough (shouty), note D5 khác cũng trong Never enough, E5 trong Never enough.
Uyên Linh rất ổn định trong việc sử dụng head voice, trong phạm vi những phần trình diễn được phân tích 100% Uyên Linh sử dụng head voice và không dùng falsetto. Head voice của Uyên Linh rất connected và placement tốt, mang breath support nhưng không có support đúng nghĩa do closed throat. Ưu điểm rõ nhất ở head voice của Uyên Linh là vocal projection, nét và bay, điều đó đã nghe thấy ngay từ khi cô tham gia Vietnam Idol tại phần trình diễn Cám ơn tình yêu, hay phần trình diễn Người hát tình ca. Sau này, placement trong head voice của Uyên Linh nằm xuống xoang mặt nhiều hơn khiến cho âm sắc có phần cứng nhưng lại cho phép cô thoải mái hơn trong việc kiểm soát âm lượng, ví dụ như trong đoạn head voice tại Bài hát của em, Xin giữ em cho hoàng hôn, Nơi tình yêu bắt đầu, Có đôi khi. Xét về agility, kỹ năng này của cô không mấy nổi bật, Uyên Linh có thể hát khá vào note ở những đoạn vocal run tốc độ chậm đến trung bình nhưng phân tách note và nảy còn chưa tốt nên vocal run của Uyên Linh nghe không nét và note bị dính, mờ. Điều đó dễ dàng nhận thấy ở đoạn vocal run trong Girl On Fire, Falling, đoạn vocal run khác cũng trong Falling, I have nothing. Trong quá trình viết bài, đoạn vocal run tốt nhất mà cá nhân người viết nhận định là trong Rolling in the deep nhưng không chắc đây có phải là bản live hay không vì âm thanh nghe giống như là bản audio thu sẵn đã được xử lý.
- IV OVERALL ASSESSMENT
-VI BEST PERFORMANCE(S)
* Chân thành cảm ơn bạn ZzZ, Việt Cam Lào, Đạt, Julysadness, Love
vì những đóng góp của các bạn cho bài analysis
vì những đóng góp của các bạn cho bài analysis
Wowwwwww ad comeback =))))))
Trả lờiXóaQuãng trầm tốt quá
Anyway ad comeback
Trả lờiXóaMình không nghĩ UL còn có thể support G#4/A4 ở hiện tại do ở link này https://youtu.be/XbRNGKW7nsY, 0:16-0:21 các F#4 đều rất chông chênh và support rất kém ổn định
Trả lờiXóamình nghĩ đó là do style
Xóahttps://youtu.be/qrV-LtsYeNc?list=PLeYxayfWtPHoyMiFZG9KnG_zPPTJtoOIx&t=19 một note D3 khác
Trả lờiXóaMình nghĩ dù là do style nhưng UL cũng không control được note F#4 đó 100% do nó rất chênh khỏi nhạc
Trả lờiXóaMình nhớ có lần ad nói Uyên Linh lúc thi Vietnam Idol đã có support trong giọng hát rồi nhỉ. Ad có thể chỉ mình biết lúc đó cô ấy support đến note nào không ?
Trả lờiXóaMình chưa nghe + phân tích nhiều các phần trình diễn của cô ấy tại Vietnam Idol nên mình không xác định chính xác được khoảng support tại thời gian đó, có vẻ cũng không rộng hơn quãng support hiện tại là mấy.
XóaMình cảm ơn ad, còn Trung Quân Idl thì sao ạ, so với lúc đó anh ấy có tiến bộ nhiều không.
XóaEm chờ mãi mới có cảm ơn ad
Trả lờiXóaM nghĩ UL đang bị chấm thiếu điểm
Trả lờiXóaMiddle range sup G#4/ A4 là average/ above average
Upper range là weak chứ ko phải very weak/ weak
Agility của Bùi Anh Tuấn hay Vũ Cát Tường so với Uyên Linh vẫn tốt hơn đúng không ạ? Mìn cảm thấy độ nặng của chestiness khiến UL trông có vẻ khó khăn khi thực hiện các đoạn vocal run. Nhưng ad có thể cho mình biết Uyên Linh hơn Đông Nhi hay Hòa Minzy ở điểm gì để có thể đạt Average/Above Average ở phần agility được ko?
Trả lờiXóaAgility của BAT và VCT mình cũng nghĩ tốt hơn UL, Hòa Minzy agility khá nhưng ít sử dụng vocal runs nên ít tư liệu và vocal runs thường mức độ dễ, thiếu sự ổn định, nên mình chưa dám đánh giá quá cao, sẽ update lại phần agilityt của cô ấy khi thu thập thêm nhiều tư liệu. Đông Nhi agility mình nghĩ yếu hơn Uyên Linh, vocal runs của Uyên Linh thường clean hơn của Đông Nhi. Đông Nhi ở những đoạn vocal runs dễ cũng ít nét, và vào cao độ như Uyên Linh.
XóaNói chung kỹ năng agility của các ca sĩ bạn đề cập có thể tóm gọn thế này:
VCT > BAT > UL >= Hòa Minzy (Hòa Minzy chưa chắc) > Đông Nhi
Ad cập nhật giúp mình Bb5 của Uyên Linh vs
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=dE9GSX3cccE&t=16s
https://youtu.be/2sJmHfsiLDI
Trả lờiXóaKhông biết mn nghĩ sao về E3 ở 0:44,0:49 của Uyên Linh. Mình thấy E3 ở 0:44 tốt hơn 0:49 và có support.
0:44 có chút hạ thanh quản nhưng nếu bạn cho nó là supported mình nghĩ chấp nhận được. Nó tốt hơn các E3 trong bài phân tích này
Xóa0:49 hạ thanh quản nhiều hơn
Nốt E3 này và E3 ở 0:30 có vẻ supported này ad:
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=MTs9l1IszVg&t=20s
Bonus E5 mới của Uyên Linh:
https://www.youtube.com/watch?v=_2E7U4Yv-Pg&t=258s
Uyên Linh belt G5 cực phê, cập nhật giúp mình vs ad ơi
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=SiQzk3rNJQY&t=2m54s
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=BSh2XwDj238
Trả lờiXóa0:19, 2:03 và nhìn chung có vẻ những nốt E3 trong này đều là support nhỉ?
0:19 good E3
Xóa"A4 trong I will survive" là Bb4 đó chứ A4 Uyên Linh không bị throat tension kiểu như vậy
Trả lờiXóaA4 đó bạn, chắc bạn dùng app như kiểu datuner để đo nên mới nhầm lẫn như vậy, bạn dùng dùng đàn đo nốt chuẩn hơn á bạn.
XóaVới lại, ở nốt A4, Uyên Linh còn có thể bị throat tension nặng hơn như thế nữa mà, ví dụ: A4 Never Enough trong bài viết có dẫn ấy.