Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Tóc Tiên's Vocal Analysis

Voice type: Soprano
Vocal range: D3 - Bb5 (2 octaves 4 notes)
Supported range: G#3 - C5
Supported range (có head voice): G#3 - G5
Lowest/Highest supported note: G3Eb5 / G5
Highest resonant belt: C5
Highest mixed note: Bb5
-I INTRODUCTION     
       Tóc Tiên là một ca sĩ theo đuổi đa dạng các dòng nhạc nhưng dòng nhạc dance vẫn luôn cho thấy là ưu tiên phát triển của Tóc Tiên. Năm 2015, cô đánh dấu cột mốc trong sự nghiệp bằng bản hit Ngày mai khi tham gia The Remix. Sau đó, ngoài Ngày mai, các sản phẩm âm nhạc của Tóc Tiên như Em không là duy nhất, I'm in love, Hôm nay tôi cô đơn quá,... cũng được một lượng lớn khán giả đón nhận. Ngoài hoạt động chuyên môn, cô cũng đảm nhận vị trí huấn luyện viên trong Giọng hát Việt 2017, giám khảo khách mời của Mặt nạ ngôi sao,...
-II STRENGHTS AND WEAKNESSES
Strengths:
  • Cho thấy nhiều cải thiện trong kỹ năng support so với trước đây
  • Cho thấy support ổn định đến G#3 ở quãng trầm
  • Từng support được G3
  • Support rất ổn định ở quãng trung và có thể tạo resonance
  • Quãng cao support ổn định đến C5
  • Từng support được Eb5
  • Có cách mix khá cân bằng
  • Head voice support đến G5
Weaknesses:
  • Mất breath support và bị low larynx từ G3
  • Gặp vấn đề với âm lượng tại quãng trầm
  • Hiếm khi tạo resonance
  • Có thể bị strained/unsupported từ C#5 trở lên
  • Strain nặng từ Eb5/E5
  • Head voice không tạo resonance, high larynx từ A5
  • Head voice đôi khi hơi airy
  • Agility kém phát triển 
-III OVERALL ANALYSIS
       Tóc Tiên vì khá chú trọng vào nhạc dance và màu giọng không quá nổi trội nên kỹ năng vocal của cô ấy chưa được chú ý trong mặt bằng các ca sĩ trẻ với Việt Nam. Trước đây, Tóc Tiên không cho thấy dấu hiệu của support trong giọng hát, khá closed throat và thỉnh thoảng nasal, airy dù rằng tại thời điểm đó Tóc Tiên đã bộc lộ khả năng kiểm soát hơi thở cũng như sử dụng breath support như trong Giấc mơ trưa. Support bắt đầu xuất hiện từ khi cô tham gia The Remix nhưng vẫn còn hạn chế vì phần sau cổ chưa bao giờ thực sự thoải mái và mở rộng, soft palate nhấc không ổn định. Đến nay, điều đó đã cải thiện rất nhiều. Tóc Tiên hiện tại không gặp vấn đề với nasality, độ mở cải thiện rõ và đôi khi tạo ra được resonance.
       Ở quãng trầm, Tóc Tiên cho thấy khả năng support đến G#3 nhưng không tạo resonance và độ ổn định khá tốt. Ngoài ra, tonality và support nhiều khi không đầy và có vẻ các chest voice muscles chưa phát triển đủ mạnh để làm được điều đó. Cụ thể như note G#3 trong Em không là duy nhất, Yêu anh bằng tất cả những gì em có, Vì em vẫn thế, G#3 trong Em về tinh khôi, thỉnh thoảng thì điều này được khắc phục như note G#3 trong Hello Việt Nam nhưng có nghi vấn rằng phần trình diễn đó không phải là live. Từ A3 trở lên tonality tốt hơn như A3 trong Ngày mai, Bb3 trong Hôm nay tôi cô đơn quá, Bb3 trong Hello Việt Nam, B3 trong Vì em vẫn thế, B3 trong Ngày mai, B3 trong Tell me why. Đôi khi support sẽ thiếu đầy đặn do những khuyết điểm vừa kể khiến cho tonality bị tù, kém thanh thoát nhất là khi phải chuyển từ quãng mix xuống hoặc khi note trầm đặt cuối câu như A3 trong Tell me why, Bb3 trong Cát bụi. Ở những note dưới G#3, Tóc Tiên từng cho thấy support tại G3 trong Nơi tình yêu bắt đầu. Tuy nhiên, nếu xét tổng quan thì gần như tất cả những note đó đếu unsupported do low larynx hoặc thiếu vắng breath support. Âm lượng (volume) cũng là một vấn đề đáng để lưu tâm khi mà Tóc Tiên gặp vấn đề này khá thường xuyên. Âm lượng và tonality của note trầm tuy không đồng nghĩa với support nhưng sẽ phản ánh độ phát triển của chest voice muscles và tiềm năng để support thấp hơn của ca sĩ. Một số note khác dưới G#3 của Tóc Tiên như G3 trong Giọt sương trên mí mắt, G3 trong Em về tinh khôi, G3 trong Nơi tình yêu bắt đầu, F#3 trong Yêu anh bằng tất cả những gì em có, Eb3 trong Hôm nay tôi cô đơn quá.
        Tóc Tiên có sự ổn định gần như tuyệt đối tại quãng trung, trong những tư liệu đã được phân tích, cô chưa bao giờ mất support ở quãng này và đôi khi còn tạo resonance. Dĩ nhiên, support sẽ có đôi khi không đầy đặn nhưng vẫn chưa đến mức drop hẳn support. So với trước đây khi giọng hát hoàn toàn không có support thì đây là sự tiến bộ đáng kể, chứng tỏ cô có khái niệm về support chắn chắn và biết cách bảo vệ giọng hát của mình. Với cách mix khá cân bằng (thỉnh thoảng hơi chest dominant), Tóc Tiên cho thấy sự thoải mái, placement nằm rất chắc ở xoang mặt. Một số supported note ở quãng trung của Tóc Tiên như G#4 trong Em không là duy nhất, A4 trong Tell me why, A4 trong Giọt sương trên mí mắt, Bb4 trong Hello Việt Nam, Bb4 trong Em không là duy nhất, Bb4 trong Hôm nay tôi cô đơn quá, Bb4 trong Cát bụi, Bb4 trong Em về tinh khôi, B4 trong Ngày mai, B4 trong Yêu anh bằng tất cả những gì em có, note B4 khác cũng trong Yêu anh bằng tất cả những gì em có, B4 trong Tell me why. Thỉnh thoảng Tóc Tiên sử dụng nhiều lực hơn với thanh quản mở rộng hơn giúp cô tạo ra resonance như note Bb4 trong Em không là duy nhất, A4 trong Em không là duy nhất, đáng tiếc là việc này rất hiếm khi xảy ra.
        Tóc Tiên phát huy được ưu điểm về sự ổn định ở trong supported range kể cả ở quãng cao. Ở C5, Tóc Tiên luôn luôn giữ support và chưa hề có dấu hiệu strain (trong phạm vi những tư liệu được phân tích), thậm chí cô còn có thể tạo resonance tại note này như trong Ngày mai. Tuy vậy, cũng như quãng trung, đa phần chỉ dừng lại ở mức supported như C5 trong Em không là duy nhất, C5 trong Hôm nay tôi cô đơn quá, C5 trong Em về tinh khôi, C5 trong Yêu anh bằng tất cả những gì em có, với những âm đóng, Tóc Tiên cũng có khả năng support như C5 trong Em không là duy nhất (âm đóng ư). Khi ra khỏi vùng an toàn của mình, support thỉnh thoảng vẫn còn hiện diện đến tận Eb5 như C#5 trong Hello Việt Nam, C#5 trong Vì em vẫn thế, C#5 trong Yêu anh bằng tất cả những em có, D5 trong Yêu anh bằng tất cả những gì em có, Eb5 trong Vì em vẫn thế. Phần lớn thời gian Tóc Tiên gặp vấn đề với breath support, lượng air pressure của cô sử dụng là khá vừa đủ nhưng nền breath support không đầy làm cho cô phải squeeze thanh quản của mình và gò ép âm thanh phóng ra, điều này cũng lí giải tại sao khi sử dụng nhiều air pressure Tóc Tiên mở được thanh quản và tạo resonance. Một số note bị strained/unsupported của Tóc Tiên có thể kể đến như C#5 trong Yêu anh bằng tất cả những gì em có, C#5 trong một phần trình diễn khác của Yêu anh bằng tất cả những gì em có, D5 trong Nắm lấy tay anh, D5 trong Giọt sương trên mí mắt, D5 trong Hôn, Eb5 trong Em không là duy nhất, Eb5 trong Cát bụi. Tóc Tiên cũng có phát triển về upper belt nhưng không có quá nhiều điều để phân tích ở đây vì những note từ E5 trở lên strain rất nặng, high larynx, shouty,... Điều đó có thể nghe thấy ở E5 trong Ngày mai, E5 trong Giọt sương trên mí mắt, F5 trong Hôn, G5 trong Ngày mai, G5 trong Giọt sương trên mí mắt.
         Tóc Tiên tuy không tạo resonance ở head voice nhưng cô vẫn cho thấy dấu hiệu support đến G5. Ưu điểm có thể dễ thấy rõ là head placement rất chính xác, khuyết điểm là vocal cords không hoàn toàn kết nối với nhau nên head voice airy, không sắc nét, đôi lúc nghe sẽ giống như falsetto. Một số supported note trên head voice của Tóc Tiên có thể kể đến như note C5 trong Em không là duy nhất, Eb5 trong Hôm nay tôi cô đơn quá, E5 trong Tell me why, G5 trong Yêu anh bằng tất cả những gì em có. Trên G5, thanh quản bắt đầu bị nâng lên, throat tension và glotta tension đồng thời xảy ra như tại A5 trong Em không là duy nhất.
          Về agility, Tóc Tiên ít khi khai thác khía cạnh này của giọng hát và bản thân cô cũng không cho thấy nhiều kỹ năng tại đây. Đa phần những đoạn vocal run của Tóc Tiên khá chuẩn về pitch nhưng không sắc nét do lướt note và giữa những note không có độ nảy cần thiết. Điều đó có thể nghe thấy ở đoạn vocal run trong Vì em vẫn thế, Hôm nay tôi cô đơn quá, Em về tinh khôi.
-IV OVERALL ASSESSMENT

-V RATING
Rank C
-VI BEST PERFORMANCE(S)

44 nhận xét:

  1. Oh cảm ơn bạn vì bài viết này, mình chỉ có thắc mắc là trong mục assessment thì lower range của Tóc Tiên lại hoàn toàn bằng điểm so với Hà Trần hay Thuỳ Chi? Và một điều nữa là head voice support tới G5 trong phạm vi chỉ có ghi nhận dc một lần thì chẳng phải nên để là F#5/G5 hay sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao bạn biết bằng? Chỉ cùng rank nhưng không bằng bạn nhé. Về head voice, support tại G5 khá chắc đủ để nhận định rằng có thể support ổn tại G5.

      Xóa
    2. Oh cảm ơn bạn. Do nhiều lần chỉ support hơn kém 1 semitone cx có thể thay đổi rank nên mình hơi thắc mắc. Còn về phần head voice thì Hà Trần cx có thể support head voice đến G5 khác chắc nhg lại vẫn dc để là F#5/G5 ( ngoài ra mình từng tìm dc một clip cô ấy hát G5 bằng headvoice khác nhg mình chưa tìm lại dc). Ngoài ra về phần agility, nếu so sánh với Hương Tràm thì HT chạy runs như trong bài Ta còn yêu nhau hay một số clip khác bên dưới mục comment đều có tốc độ nhanh hơn và note separation đôi khi lại rõ hơn là các đoạn runs của TT. Vc này theo quan điểm của mình thì trong một số bài viết cũ như BAT hay BK, agility cx thường dc đánh giá cao hơn là nhg ca sĩ gần đây?

      Xóa
    3. Có thể mình sẽ xem xét lại agility của HT, nhưng trường hợp BK và BAT là đã chính xác.

      Xóa
  2. Ad ơi, tại sao trong phần "The Criteria", đối với soprano support đến B4/C5 thì được đánh giá là Average/Above Average ở Upper Range trong khi Tóc Tiên có thể support C5 thường xuyên và còn có thể support được cả headvoice mà không được lên thành Above Average ở mục upper range vậy ad?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hãy đọc kỹ xem Above Average thì upper range phải đạt ở mức nào nhé.

      Xóa
  3. https://www.nhaccuatui.com/playlist/nu-cuoi-nang-mai-vol-1-toc-tien.O0QnSjTTISTQ.html?st=3
    Xin loi minh khong tim dc link youtube. Ad nghe thu bai so 3 "Yeu" 4:47 co phai Toc Tien mix A#5 khong a? Note nay co tot khong a? Cam on a!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thành thật xin lỗi bạn, trong lúc check bài mình phát hiện ra sơ suất trong việc nghe. Đó đúng là Bb5, không phải C6 như mình từng nói.

      Xóa
  4. Cho em hỏi là vocal connection và support có liên quan gì tới nhau ạ? Trước đây thì em cứ nghĩ là vocal cords phải kết nối tốt thì mới tạo ra support, nhưng đọc đến đoạn phân tích head voice của TT thì lại nói rằng có support nhưng airy.

    Anw em cũng khá là bất ngờ khi mà TT lại có kĩ thuật ở mức khá tốt so với các ca sĩ Việt Nam hiện tại, chỉ tiếc là TT nổi tiếng vì nhạc dance nên không khán giả không để ý nhiều tới khả năng hát của TT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu vocal cords không chạm nhau hoàn toàn khi hát thì dẫn đến giọng hát bị airy. Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến support, làm support bị kém đầy hoặc tệ hơn là không có support đúng nghĩa.

      Xóa
  5. Bấy lâu nay mình cứ xem nhẹ TT :)))) Chắc do ít nghe.
    👏👏👏👏👏👏👏👏👏

    Trả lờiXóa
  6. Mình vừa xem phần trình diễn Vì Em vẫn thế và theo như mình nhận định thì note Eb5 đó ko phải là live.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình cũng thấy vậy.
      note C#5 trong yêu anh bằng tất cả những gì em có mình nghe như tounge tension ý

      Xóa
    2. Đúng là note Eb5 đó không phải live, nhưng nó supported. Kỹ thuật phòng thu không thể biến 1 note unsupported thành supported được.

      Xóa
    3. À, bởi vì ad dẫn link của performance chứ ko phải audio nên làm mình suy nghĩ rằng ad nghĩ đó là một note live.

      Xóa
  7. Ad nhận xét giúp em tại 7:08
    Note này là gì? Kĩ thuật ra sao ạ?
    https://youtu.be/avXcXmiUtPg
    P/s: ad có thể cho em xin link Giáo trình Thanh nhạc của ad đã đang học không ạ? Cho em link tệp.pdf đấy ạ!
    Cảm ơn ad rất nhiều !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 7:08 là note E5. Kỹ thuật ra sao thì bạn có thể tham khảo lại bài analysis.

      Xóa
  8. Ad phân tích giúp em các nốt sau ạ,nêu ra kĩ thuật lên nốt và lỗi cụ thể ạ;
    3:59, 5:22 và 5:24
    https://youtu.be/z-KZk2DUwdA
    Em cảm ơn admin nhiều lắm!

    Trả lờiXóa
  9. Clip trên đã xóa do bản quyền!
    Ad xem giúp clip này giúp em ạ
    https://youtu.be/zpj4kYbpWjg

    Trả lờiXóa
  10. Highest mix note của Tóc Tiên không tìm thấy clip live ad ơi
    cả note A5 của Bùi Anh Tuấn và C5 của hà Anh Tuấn nữa, đều không có clip live

    supported trong phòng thu thì còn có thể ghi nhận nhưng nốt cao đạt được thì không cần ghi nhận, vì kỹ thuật chỉnh âm tương đối dễ để kéo nốt nhạc lên cao (như Sơn Tùng chẳng hạn)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hà anh tuấn có note c5 khi live rồi nhé bạn. bạn có thể vào phần cmt trong bài phân tích giọng của anh ấy để lấy link

      Xóa
    2. highest mix note của tóc tiên đây nè bạn !
      https://youtu.be/iL52iJbqE5U?t=373

      Xóa
  11. 3:13 TT hit note G#5 bằng head voice phải ko ad? Note đó có support không?
    https://www.youtube.com/watch?v=qGC4nBU0eCc&t=3m13s
    Còn nữa mình vừa nghe lại link note C#3 thì mình check lại thấy nó là Eb3, ad có thể check lại lần nữa và cập nhật vocal range chính xác cho cô ấy ko. Mình cám ơn nhé

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ad ơi giúp mình câu này vs

      Xóa
    2. Head voice G#5 không có support bạn nhé.
      Và mình check lại chỗ bạn nói, đó đúng là Eb3, rất cảm ơn bạn.

      Xóa
  12. Ad cho mình hỏi tại 2 chỗ
    10:51
    10:54
    là notes gì kĩ thuật của Tóc Tiên ra sao ạ?
    https://youtu.be/zpj4kYbpWjg

    Trả lờiXóa
  13. @Love mình nhờ bạn trả lời giúp mình nhé!
    tại 2 chỗ
    10:51
    10:54
    là notes gì kĩ thuật của Tóc Tiên ra sao?
    https://youtu.be/zpj4kYbpWjg

    Trả lờiXóa
  14. Trả lời
    1. Bạn nên check lại bài analysis trước khi hỏi nhé.

      Xóa
  15. Ad ơi, trong bài có chỗ ad ghi lộn chỗ C#3 trong Hôm nay tôi cô đơn quá. C#3 là Eb3 mới đúng thì phải.

    Trả lờiXóa
  16. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  17. https://www.youtube.com/watch?v=u1anKqwe0Yc
    Tóc Tiên hát bài này hay quá, nghe cách mix cũng khá cân bằng và dễ chịu nữa. Có vẻ cô ấy có tiến bộ ở những nốt cao. Ad nghĩ sao ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đúng ở chỗ mix cân bằng, thường thì Tóc Tiên hơi nghiêng về chesty nhưng trong video thì cân bằng hơn. Còn note cao tiến bộ thì mình không nghĩ vậy, khi Tóc Tiên dùng lực một chút thì độ mở lại tốt hơn ấy chứ.

      Xóa
    2. Wao bài này hay thế <3 bài này có đoạn light mix nào ko ad ơi

      Xóa
  18. Ad xem lại điểm ở quãng trầm có chấm nhầm không nhé.

    Trả lờiXóa
  19. Tóc Tiên | Ngày Tận Thế - Piano Verson.
    https://www.youtube.com/watch?v=mHssggzisb8

    Trả lờiXóa
  20. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  21. Eb5 của Tóc Tiên nghe giống như là fal/head hơn là mixed...hơi quá airy vs nghe khác mấy đoạn chest/mix cùng bài quá

    Trả lờiXóa
  22. khá chắc Eb5 của Tóc Tiên là falsetto/headvoice và unsupported dù có mixed. cùng bài đó có cả một đoạn C#5 cực airy trước đó
    https://youtu.be/QIzNxEV8jOg?t=283
    4:43 của mới là light mix Eb5 carried support. Có nhiều nhầm lẫn trong khâu lựa chọn mix note

    Trả lờiXóa
  23. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  24. Trong bản live này Tóc Tiên khá consist với C#5 ad ơi
    https://youtu.be/N4Uw4W1hvo0

    Trả lờiXóa